SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 10
Trường mầm non chính là bậc học đầu tiên của trẻ, nơi hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên về nhân cách và những kiến thức nền tảng để trẻ sẵn sàng bước vào lớp một, trong đó có dạy trẻ làm quen với biểu tượng sơ đẳng về toán bao gồm: Biểu tượng về tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm, xếp tương ứng, so sánh, sắp xếp theo quy tắc, đo lường, hình dạng, định hướng trong không gian...Một trong những hoạt động cần thiết để trẻ nắm được các biểu tượng sơ đẳng về toán học ở bậc học mầm non cũng như để trẻ sẵn sàng bước vào lóp 1 đó là việc trẻ cần nhận biết các chữ số trong phạm vi 10. Nhưng các hoạt động làm quen với con số là hoạt động mà mọi người cho là khô khan, cứng nhắc, các hoạt động này thường được lặp đi lặp lại nhiều lần, phương pháp giống nhau chỉ khác về số lượng, phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10. Cho nên nếu chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước mà không có sự linh hoạt sáng tạo của cô giáo và trẻ không được trải nghiệm nhiều thì sẽ nhàm chán, không thu hút được sự chú ý của trẻ, không phát huy được tính tích cực hứng thú của trẻ. Mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có sự tập trung chú ý bền vững, trẻ thích cái đẹp, thích sự mới lạ, hấp dẫn nên việc gây được hứng thú cho trẻ lại càng quan trọng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 10

2 trong những hoạt động cần thiết để trẻ nắm được các biểu tượng sơ đẳng về toán học ở bậc học mầm non cũng như để trẻ sẵn sàng bước vào lóp 1 đó là việc trẻ cần nhận biết các chữ số trong phạm vi 10. Nhưng các hoạt động làm quen với con số là hoạt động mà mọi người cho là khô khan, cứng nhắc, các hoạt động này thường được lặp đi lặp lại nhiều lần, phương pháp giống nhau chỉ khác về số lượng, phạm vi 5, 6, 7, 8, 9, 10. Cho nên nếu chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước mà không có sự linh hoạt sáng tạo của cô giáo và trẻ không được trải nghiệm nhiều thì sẽ nhàm chán, không thu hút được sự chú ý của trẻ, không phát huy được tính tích cực hứng thú của trẻ. Mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có sự tập trung chú ý bền vững, trẻ thích cái đẹp, thích sự mới lạ, hấp dẫn nên việc gây được hứng thú cho trẻ lại càng quan trọng. Bản thân tôi nhận thấy nếu như cứ ép buộc trẻ ngồi học như học sinh tiểu học hoặc những hoạt động học không sáng tạo, rập khuôn, chưa đổi mới hình thức sẽ dẫn đến trẻ uể oải, phân tán tư tưởng, hiệu quả các hoạt động chưa cao. Từ những suy nghĩ trên bản thân tôi nghiên cứu và tìm hiểu “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 10” trong thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy trong lóp mình phụ trách còn gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: số lượng trẻ lóp tôi tổng số là 28 (Trong đó: Nam 16, nữ 12 cháu) 28/28 trẻ phát triển bình thường, không có trẻ khuyết tật, 100% trẻ đã được học qua chương trình 4 - 5 tuổi. Đa số trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, nhận thức khá nhanh Trong năm học 2021 - 2022 bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GDĐT Định Hóa, cũng như sự chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động làm quen với toán. Bản thân tôi cũng phát huy những thế mạnh của mình là một giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên môn vững vàng, trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công tác. Bộ thẻ số dạy trẻ làm quên với toán phục vụ hoạt động học cho trẻ đầy đủ và đúng theo quy định. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập và vui chơi của trẻ, phổi họp với 4 nhà trường, ngành tổ chức; Dự giờ chéo trong khối, trao đổi với đồng nghiệp nhằm đưa ra quan điểm đúng nhất... Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng, tìm tòi cái mới trong cách xây dựng giáo án hoạt động làm quen với chữ số trong phạm vi 10 Đặc biệt luôn áp dụng phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” trong hoạt động làm quen với toán số: Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, bản thân tôi đã tiếp cận phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ. Trẻ được tự lựa chọn đồ dùng đồ chơi, bạn chơi, cách chơi. Tồi chỉ có vai trò hướng dẫn, gợi mở cách hoạt động theo trình tự hợp lý Tôi luôn hỏi trẻ theo kinh nghiệm mà trẻ có: “Ai đã biết số này rồi? Đó là số mấy ? Số 7 có đặc điểm gì? Cho trẻ di ngón tay trỏ theo hướng số.... Khi vào hoạt động lập số mới, tôi quan tâm nhiều đến việc giới thiệu chữ số, và cho trẻ đọc nhiều lần chữ số, và thường xuyên tổ chức hoạt động học theo dạng trò chơi để trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái mà hiệu quả trong giờ học được nâng cao. 6 (Giờ học toán của các bẻ lớp AI) Ví dụ: Bạn Hưng thường viết, sao chép các số ngược, tôi xếp vào với nhóm bạn khá hơn, để trẻ tự học qua các nhóm bạn, tôi chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết... Tồi cho trẻ thực hiện cách đếm số lượng, và đặt thẻ số tương ứng để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các chữ số, dần dần khắc sâu đặc điểm, nhận dạng chữ số đó. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với số 8, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi lăn bóng theo đường số 8, khắc sâu trí nhớ về cấu tạo số 8 cho trẻ rõ hơn... * Giải pháp 2: sắp xếp, tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động: Bản thân tôi luôn nghiêm túc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2, và thực hiện tốt chủ đề năm học về xây dựng môi trường “Xanh - An toàn - Thân thiện” để đảm bảo các yêu cầu về môi trường giáo dục cũng như hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. không ngừng nghiên cứu để tạo ra mồi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đồi thường xuyên theo chủ đề. * Môi trường trong lớp: Để tạo một môi trường học tập tốt cho trẻ tôi dành nhiều thời gian cho việc sắp xếp lóp, tôi thường xuyên thay đổi tạo môi trường học toán một cách phong phú, phù họp theo chủ đề chủ điểm nhằm gây húng thú cho trẻ. Đặc biệt với góc học tập: Bản thân tôi đã sắp xếp những hình ảnh bắt mắt, rõ ràng, hấp dẫn, chữ số tưong ứng với nhóm đồ vật, thu hút sự tìm tòi khám phá phá của trẻ. Ví dụ: Trên góc học tập, khi học đến số 7 thì có các nhóm đồ chơi như 7 củ cà rốt, 7 quả cà chua.. .và thẻ số 7 để trẻ tương tác mỗi lần vào góc chơi 8 số lượng cho trẻ lớp mình như thẻ số to phục vụ hoạt động nhận biết các chữ số... Trẻ đến lớp được nhìn trực tiếp những đồ dùng đẹp, hình ảnh đẹp, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích trẻ đến xem nhiều hơn, qua hình ảnh hay đồ dùng đó trẻ sẽ nhớ lâu những kiến thức mà cô cung cấp. Tôi còn cảm thấy tâm đắc nhất là những đồ dùng mang tính tự nhiên như: Đá sỏi, hột hạt...(Để xếp các chữ số) Những đồ dùng này rất thu hút sự thích thú của trẻ. * Giải pháp 3: Khắc sâu biếu tượng về chữ so trong phạtn vi 10 cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày Để khắc sâu biểu tượng về các chữ số trong phạm vi 10 tôi luôn tận dụng mọi thời điểm thích hợp trong sinh hoạt hàng ngày để rèn luyện trẻ. Ví dụ: Khi đón trẻ vào lớp tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào tủ, trẻ nhận ra số thứ tự trên tủ đồ, và biết ngăn số mấy là của mình, của bạn nào.. .Trong thời điểm sau khi đón trẻ, tôi cho trẻ điểm danh sĩ số hàng ngày bằng cách đếm sĩ số các bạn trong lớp. Cháu sẽ đếm xem tổ của mình có bao nhiêu bạn? Có bao nhiêu bạn vắng trong ngày? Và tìm thẻ số tương ứng Khi dạy các môn học khác tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các biểu tượng về chữ số đó cũng là 1 phương diện để giúp trẻ học tốt cả các môn khác. Ví dụ: Trong hoạt động dạy hát bài “Bé tập đếm” tôi cho trẻ vừa hát vừa vận động với các chữ số có trong bài hát.. .Cho trẻ khắc sâu hơn các con số đặc biệt trẻ dễ thuộc bài hát hơn... Hay trong hoạt động khám phá tôi cho trẻ sử dụng số đếm hay biểu tượng tập hợp để tạo nhóm, phân nhóm. (Có bao nhiêu con vật trong rừng? Các con vật 2 chân, 4 chân,...) Đối với giờ thể dục tôi cho trẻ xếp hàng, điểm số, chia đội chơi với số lượng khác nhau, hay các túi cát để ném trúng đích có gắn chữ số, qua mỗi lượt ném trẻ sẽ nhận ra chữ số trên túi cát. 10 (Trẻ chơi với phấn - Phát hiện ra chữ số bị ngược) Ở góc chơi tôi sử dụng các đồ dùng, tranh ảnh, mô hình, album về toán. Tôi luôn hoà nhập cùng chơi với trẻ, chơi cùng trẻ, hỏi xem cháu vẽ được bao nhiêu bông hoa, trẻ nấu được mấy món ăn, các bác sỹ đã khám cho bao nhiêu bệnh nhân? Bán được bao nhiêu tiền hàng... Chính những hoạt động chơi góc được tổ chức thường xuyên liên tục như vậy, sẽ giúp đứa trẻ khắc sâu hơn những biểu tượng về chữ số. Trẻ không những học từ cô giáo mà học từ những người bạn, qua quá trình giao lưu các nhóm bạn chơi khiến trẻ tiếp nhận khối lượng kiến thức lớn một cách tự nhiên nhất có thể. Giáo viên bao quát hoạt động chơi, cùng chơi với trẻ sẽ dễ dàng phát hiện ra khả năng, hay sự thiếu hụt nhận thức của trẻ, từ đó sẽ tìm cách bổ sung họp lý nhất. Ngay trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa mặt tôi cũng tích họp lồng ghép vào đó là nhận thức về chữ số cho trẻ được thêm những lần luyện tập: Cho trẻ chọn đúng khăn có kí hiệu số thứ tự đúng, cho trẻ nhận ra giờ trên đồng hồ khi chuyển hoạt động...Trẻ biêt số ký hiệu trên chiếu, chăn, gối của mình và bạn cùng ngủ chung. Cuối ngày trẻ sẽ được hoạt động theo ý thích và chuẩn bị ra về, ở lóp tôi trẻ rất nề nếp, thời điểm này chính là lúc tôi chú trọng quan tâm đến các trẻ yếu, trẻ chậm, tôi bao quát trẻ mặt khác chơi cùng với trẻ như 1 người bạn, để trẻ cảm thấy gần gũi thân thiện, tôi từng bước một cung cấp lại kiến thức sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn để trẻ hoàn thiện hơn. 12 vậy tôi thay đổi hiệu ứng về màu sắc, kích thước để thu hút trẻ hơn... Cùng với đó tôi xây dựng đủ các video hướng dẫn trò chơi với con số trong phạm vi 10 dưới dạng video hoạt hình gắn với các nhân vật có trong phần mềm Vyond để giúp trẻ tập trung chú ý, húng thú hơn với những con số được cho là rất khô khan cứng nhắc. Qua mỗi trò chơi, tôi đều tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân nhiều hơn về việc xây dựng video hưóng dẫn, khắc phục được những hạn chế, thiếu hụt kiến thức của trẻ để bổ sung kịp thời. Trẻ không còn lo lắng căng thẳng, rụt rè sợ hãi khi được hỏi về các chữ số trong phạm vi 10. Những video đó là một trong các dạng trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ, bản thân tôi trong suốt những năm công tác đều sử dụng công nghệ vào suốt quá trình giảng dạy của mình. Tôi tạo ra những hình ảnh đầy màu sắc, hiệu ứng âm thanh sống động, những con số biết đi, biết nói thu hút được sự chú ý,hứng thú..Ngoài ra tôi còn sử dụng các video dạy chữ số trên youtube như: Chương trình 1 2 3 ta cùng đếm để dạy trẻ làm quen với các số đem lại cảm giác thú vị khi học số. Với những hiệu ứng âm thanh, màu sắc thu hút khiến trẻ rất chăm chú tập trung và ghi nhớ các con số có hiệu quả. Ngoài việc xây dựng video, bản thân tôi còn nhận ra trẻ ở tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo trước những vấn đề trên bản thân tôi đã tìm hiểu về các dạng trò chơi cho trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi mà mình phụ trách, và lựa chọn những trò chơi phù hợp để giúp trẻ hình thành các biểu tượng về chữ số như: Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là một dạng trò chơi chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ, trong hoạt động học. Qua từng hoạt động học, bản thân tôi luôn luôn phối họp ít nhất một trò chơi học tập nhằm khắc sâu kiến thức vùa học cho trẻ. Vừa giảm bớt căng thẳng trong giờ học vừa rèn khả năng ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ: Trong trò chơi “Tìm đúng nhà” thực hiện trong chủ đề gia đình, tôi cho cho trẻ tự lấy thẻ chấm tròn, trẻ tự đếm và nhận ra số lượng, tìm về ngôi nhà có gắn chữ số tương ứng với số lượng chấm tròn... Trò chơi dân gian: Với tôi trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo, nâng cánh cho tâm hồn trẻ mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, khéo léo. Ví dụ: Trò chơi “Ô ăn quan” Trẻ sẽ đếm số sỏi mỗi ô và cài thẻ số tương ứng.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_nhan_biet_nhanh_ca.docx
SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết nhanh các chữ số trong phạm vi 10.pdf