SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với Toán tại Trường Mầm non Hoa Lan, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh

Trong nhận thức chung của mọi người hoạt động làm quen với toán là một hoạt động khó, khô khan, cứng nhắc. Các tiết học làm quen với toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần, phương pháp giống nhau, chỉ khác về số lượng vì thế nếu chúng ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước mà không có sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên thì trẻ dễ nhàm chán, không thu hút được sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với toán tại Trường Mầm non Hoa Lan, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh”.
doc 24 trang skmamnonhay 10/04/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với Toán tại Trường Mầm non Hoa Lan, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với Toán tại Trường Mầm non Hoa Lan, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh

SKKN Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với Toán tại Trường Mầm non Hoa Lan, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh
 2
 2. Mục tiêu nghiên cứu
 Với đề tài này mục tiêu nghiên cứu của tôi là đưa ra một số biện pháp giúp 
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú khi làm quen với toán.
 Nghiên cứu thực trạng hoạt động làm quen với toán tại Trường Mầm non 
Hoa Lan, những hạn chế, nguyên nhân của thực trạng.
 Nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm cho giáo viên có được những 
phương pháp mới, sáng tạo, linh hoạt để tạo cho trẻ nhiều hứng thú khi làm quen 
với toán.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
 1.1. Đặc điểm tình hình chung
 Trường Mầm non Hoa Lan nằm cách xa tuyến đường lớn, giao thông thuận 
lợi. Trường chú trọng vào môi trường học thân thiện, năng động, chế độ chăm 
sóc tốt. 
 Trường gồm có 7 lớp trong đó có 2 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi với tổng số là 41 
trẻ (17 nam, 24 nữ, 23 nữ dân tộc, 4 trẻ người kinh). Tất cả học sinh đều có sức 
khỏe tốt để tham gia học tập, vui chơi và trải nghiệm. 
 1.2. Thuận lợi 
 Trường Mầm non Hoa Lan được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, 
Ủy ban Nhân dân xã Liên Sang.
 Được sự hướng dẫn và quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng 
Giáo dục và Đào tạo huyện Khánh Vĩnh, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sắc của bộ 
phận chuyên môn mầm non trong các hoạt động của nhà trường.
 Ban giám hiệu Trường Mầm non Hoa Lan rất chú trọng đến chất lượng và 
kết quả giáo dục nên đã trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng học toán cho trẻ như: 
Lô tô chữ số và số lượng, bộ hình học phẳng, bộ hình khối, đồng hồ học số, bàn 
tính học đếm, bảng chun học toán... 4
 Tổng Hứng thú Chưa hứng thú
 Nội dung khảo sát số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ lượng (%) lượng (%)
Môi trường toán trong và ngoài lớp học 12 29.3% 29 70.7%
Đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt động 14 34.1% 27 65.9%
Làm quen với toán trong giờ hoạt động học 13 31.7% 28 68.3%
 41
Tổ chức trò chơi trong giờ học toán 10 24.4% 31 75.6%
Làm quen với toán thông qua nhiều hoạt động 
 12 29.3% 29 70.7%
trong ngày
 2. Nội dung nghiên cứu/biện pháp thay thế
 * Cơ sở lý luận
 Toán học là môn khoa học đề cập đến logic của con số, cấu trúc, không 
 gian và các phép biến đổi. Một môn học đòi hỏi suy luận và trí thông minh cao. 
 Nó chứa tất cả những gì thách thức đến bộ não của chúng ta. Học toán hay 
 nghiên cứu Toán học là vận dụng khả năng suy luận và trí óc thông minh của 
 chúng ta.
 Đó là khái niệm “ Toán học” nói chung, còn khái niệm “ Toán học” đối với 
 trẻ mầm non là hoạt động cho trẻ làm quen với toán, nó chiếm vị trí, vai trò rất 
 quan trọng và tại sao nói hoạt động làm quen với toán quan trọng bởi lẽ nó góp 
 phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Thông qua việc 
 hình thành các biểu tượng về số lượng con số và phép đếm bồi dưỡng cho trẻ 
 khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát triển tư 
 duy và một số thói quen cẩn thận chính xác. Với ý nghĩa, tác dụng, tầm quan 
 trọng như vậy, chúng ta thấy rằng hoạt động làm quen với toán là rất cần thiết 6
 Ví dụ 2: Ở góc học tập tôi để những quyển vở “ Bé làm quen với toán qua 
các con số”, “ Bé làm quen với toán qua các hình vẽ”, các chữ số, hột hạt, que 
tính và một số đồ dùng học toán khác... chúng được thay đổi theo từng chủ đề, 
chủ điểm để tránh sự nhàm chán cho trẻ. ( Hình 2)
 Để tạo nhiều hứng thú cho trẻ trong quá trình làm quen với toán thì môi 
trường , cảnh quan bên ngoài cũng không kém phần quan trọng bởi trẻ lĩnh hội 
kiến thức ở mọi lúc mọi nơi.
 Ví dụ 3: Trên sân trường được thiết kết bởi các hình vẽ đẹp mắt, trên các 
hình đều có số đếm từ 1 đến 10; trẻ đếm số lượng các quả dâu, số lượng cây 
nấm, nhận biết các hình hình học... ( Hình 3)
 Bên cạnh đó nhà trường còn tạo ra các khối hình trụ vững chắc với các 
màu sắc sặc sỡ giúp trẻ nhận biết các dạng hình khối, đếm số lượng các khối 
trụ. ( Hình 4)
 Đối với khu vận động nhà trường đã thiết kế hàng rào chắc xung quanh 
sân bóng bằng các lốp xe đã qua sử dụng, khi chơi ở khu này thì tôi kết hợp cho 
trẻ đếm số lượng lốp xe, với những đồ dùng gần gũi quen thuộc giúp trẻ lĩnh hội 
kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu hơn. ( Hình 5)
 2.2. Biện pháp 2: Làm và sưu tầm đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt 
động
 Đối với giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho 
trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình 
thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “ Chơi mà 
học, học bằng chơi”, để đạt được phương châm trên thì việc làm và sưu tầm các 
đồ dùng đồ chơi sinh động, hấp dẫn. Thông qua các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ 
hình thành kĩ năng: so sánh, tạo nhóm, xếp, đếm, giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói, 
tăng cường ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đó, tôi đã hướng trẻ cùng 
tìm kiếm một số đồ dùng đã qua sử dụng như hộp kẹo, vỏ sữa, bìa cattong để 
lên lớp cùng cô tạo ra các đồ dùng đồ chơi sáng tạo, hấp dẫn. 8
 Để có được những đồ dùng đồ chơi đó đòi hỏi bản thân phải tự tìm tòi, tự 
giác, cần mẫn và luôn sáng tạo không ngừng. Muốn cho tiết dạy gây nhiều hứng 
thú cho trẻ để trẻ lĩnh hội tốt kiến thức thì tôi cần phải nghiên cứu, sưu tầm, làm 
thêm nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ và xem việc đó như một sự đam mê. Từ việc 
làm đồ dùng đồ chơi đã tạo cho trẻ nhiều hứng thú làm cho tôi cũng cảm thấy tự 
tin hơn khi truyền thụ kiến thức đến với trẻ.
 2.3. Biện pháp 3. Tổ chức làm quen với toán trong giờ hoạt động học
 Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động học khô khan, cứng nhắc 
nên muốn trẻ hứng thú đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong hình thức giảng 
dạy, đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, 
động viên khích lệ trẻ sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm đã có vào việc 
giải quyết các vấn đề mà cô đưa ra, đồng thời tôi luôn chú ý động viên những trẻ 
ít nói, rụt rè để trẻ tích cực hơn khi tham gia hoạt động.
 Ví dụ 1: Khi xây dựng tiết “ Sắp xếp theo qui tắc của 3 đối tượng” tôi phải 
nghiên cứu kĩ nội dung Chương trình Giáo dục mầm non để đưa ra mục đích 
yêu cầu cho phù hợp với trẻ, tìm tòi các hình thức để luôn lấy trẻ làm trung tâm
 Trong hoạt động ôn tôi cho trẻ chơi trò chơi, từ trò chơi trẻ sẽ hứng thú 
hơn và trẻ sẽ nhanh chóng nhớ ra những quy tắc đã được học. Khi đi vào hoạt 
động trọng tâm, tôi sẽ để cho trẻ tự suy nghĩ và đưa ra qui tắc của 3 đối tượng 
chứ không gò bó, bắt ép trẻ theo ý mình sau đó cô sẽ khái quát lại. Đến phần trò 
chơi củng cố tôi cho trẻ thảo luận theo nhóm và đưa ra 1 quy tắc vừa được học 
và sắp xếp qui tắc đó. ( Hình 10)
 Ví dụ 2: Khi dạy tiết đo dung tích nước ở chủ điểm “ Nước - hiện tượng tự 
nhiên”, tôi phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng: nhiều chai nước to nhỏ khác 
nhau, phễu nhựa, ca, chén...để trẻ quan sát và thực nghiệm một cách thực tế như 
vậy trẻ dễ dàng biết được cách đo dung tích nước bằng các đơn vị đo.( Hình 11) 10
 Sau khi trẻ được lĩnh hội kiến thức ở hoạt động trọng tâm, và muốn trẻ sẽ 
nhớ lâu hơn thì tôi đưa ra trò chơi “ Thi ai đếm đúng” để thông qua trò chơi trẻ 
sẽ biết đếm và nhận biết số lượng một cách dễ dàng.
 Mỗi trẻ có những sợi dây , trên sợi dây có các nút thắt với nhiều số lượng 
khác nhau, và khi chơi trẻ sẽ bị bịt mắt lại, trẻ sẽ dùng tay tìm sợi dây có số nút 
thắt tương ứng với số cô yêu cầu: “Tìm dây có 8 nút thắt”, sau khi tìm xong trẻ 
tháo khăn bịt mắt và tìm số tương ứng với số lượng nút thắt trên dây mình tìm 
được. ( Hình 14)
 Một điều quan trọng là tổ chức trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một 
tiết học sẽ làm cho trẻ bị nhàm chán, không hứng thú. Yêu cầu của trò chơi phải 
được nâng cao dần qua mỗi lần chơi mới phát huy tính sáng tạo, tính tích cực 
của trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò 
chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá 
nhân và tập thể.
 Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ hoạt động làm quen với toán, ta 
có thể nhận thấy hoạt động sẽ trở nên sôi nổi, trẻ tham gia tích cực, tinh thần 
thoải mái không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú, 
hăng say trong quá trình tham gia hoạt động.
 2.5. Biện pháp 5: Tổ chức làm quen với toán thông qua nhiều hoạt 
động trong ngày
 Ngoài giờ hoạt động học thì trẻ có thể làm quen với toán như đếm số 
lượng, các hình hình học...ở các hoạt động khác. Bởi kiến thức toán rất sâu rộng 
không thể bắt trẻ phải lĩnh hội và nhớ liền trong một thời gian ngắn mà còn phải 
thông qua các hoạt động khác như: Giờ đón trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài 
trời, hoạt động theo ý thích, giờ trả trẻ...
 Ví dụ: Giờ đón trẻ: Đây là thời điểm mà cô trò chuyện với trẻ: Hiện tai 
lớp mình đã có bao nhiêu bạn đi học? Thêm một bạn nữa thì có tất cả bao nhiêu 
bạn?Hoặc trò chuyện về gia đình trẻ có bao nhiêu người? ( Hình 15) 12
 Trong thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú 
 tham gia các hoạt động làm quen với toán, sáng tạo trong quá trình học nên kết 
 quả đạt được trong quá trình áp dụng đề tài khá cao.
 Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến.
 Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự.
 Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt 
 động nhóm, tập thể. Trẻ tập trung, có tư duy độc lập logic.
 Thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn.
 Dưới đây là bảng khảo sát sự hứng thú của trẻ khi làm quen với toán sau 
 khi đã áp dụng các biện pháp trên:
 Tổng Chưa hứng thú Hứng thú
 Nội dung khảo sát số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ lượng (%) lượng (%)
Môi trường toán trong và ngoài lớp học 2 5 % 39 95 %
Đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt động 3 7.3% 38 92.7%
Làm quen với toán trong giờ hoạt động học 5 12.2% 36 87.8%
 41
Tổ chức trò chơi trong giờ học toán 3 7.3% 38 92.7%
Làm quen với toán thông qua nhiều hoạt động 
 2 4.9% 39 95.1%
trong ngày
 * Đối với giáo viên
 Qua đầu tư, nghiên cứu bản thân tôi đã nắm vững phương pháp, tổ chức tiết 
 học sinh động, hấp dẫn, luôn tạo ra cái mới trong tiết dạy.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hung_thu_khi_lam_q.doc