SKKN Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học
Năm học 2022-2023, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua các giờ tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học tôi nhận thấy khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ rất hiếu động ít tập trung, một số trẻ chưa mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình, khả năng hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế, chưa thực sự tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, các tiết dạy phần lớn còn thụ động, rập khuôn, nhiều tiết dạy quá lạm dụng công nghệ thông tin, chủ yếu là thiết kế giáo án Powerpoint sau đó chỉ việc cho trẻ tìm hiểu các sự vật hiện tượng trên máy tính điều đó đang hạn chế sự phát triển, sáng tạo của trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi luôn nhắc nhở cho bản thân rằng "Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ luôn được đặt lên hàng đầu" để cho các con luôn có tâm thế "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", vì vậy tôi trăn trở suy nghỉ mình phải làm sao để tổ chức giờ hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học thật nhẹ nhàng nhưng thật sinh động. Cần cho trẻ được hoạt động thực tế, trẻ được tự tay sờ, nắn, ngửi, được tự mình khám phá thông qua hoạt động nhóm, tự thảo luận… Và cô giáo phải có biện pháp để gợi mở, tạo hứng thú để trẻ tham gia tích cực, có như vậy việc học mới thực sự “Lấy trẻ làm trung tâm” giờ học mới đạt hiệu quả cao.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học

Đặc biệt ở phương pháp này tôi đã tăng cường sử dụng các hoạt động thí nghiệm, để cho trẻ được thỏa sức trải nghiệm, khám phá những điều kì diệu gần gũi xung quanh trẻ. Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn: "Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học” và đó cũng là lý do tôi chọn biện pháp này. 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp. * Mục đích. - Giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh. - Rèn luyện và phát triển sự chú ý, óc quan sát tư duy, tính tự tin, mạnh dạn, thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, khám phá, tìm tòi, sáng tạo của trẻ. - Tạo cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học. - Giúp giáo viên chủ động truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo đạt hiệu quả cao. - Giúp phụ huynh hiểu rỏ hơn về việc học của con em mình và biết cho trẻ làm một số thí nghiệm đơn giản ở nhà. * Kết quả mong đợi của biện pháp. - Trên 90% trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng gần gũi. - Trên 90% trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo. - Trên 90% trẻ có một số kỹ năng, thao tác thí nghiệm, biết quan sát, suy đoán, phán đoán kết quả. - Trên 90% trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình khi tham gia hoạt động. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Đánh giá thực trạng. Năm học 2022-2023, được sự phân công của lãnh đạo nhà trường, bản thân phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi với 25 trẻ. Trong quá trình tổ chức một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học, bản thân tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: * Thuận lợi. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho giáo viên. tạo và tự tin nêu lên ý kiến của mình? Đó là những câu hỏi mà tôi luôn suy nghĩ để tìm ra cách dạy tốt nhất, đưa lại hiệu quả cao nhất và tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2. Các biện pháp thực hiện. * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động thí nghiệm phù hợp với trẻ 5-6 tuổi. Giai đoạn mầm non là thời kì vàng trong quá trình phát triển của cuộc đời mỗi con người. Để giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng, say mê tìm tòi khám phá, hứng thú tham gia vào hoạt động đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp, việc xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức chính xác, nhẹ nhàng, sinh động, dễ hiểu đối với trẻ. Từ đó sẽ hình thành cho trẻ năng lực tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, trẻ tự làm chủ bản thân trên mọi mặt cả về trí tuệ, cảm xúc và vật chất. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ 5-6 tuổi nên tôi tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn do Phòng giáo dục và trường tổ chức, thường xuyên tìm hiểu sách báo, Internet có nội dung về hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học dành cho trẻ 5-6 tuổi do Bộ giáo dục đào tạo ban hành, ngoài ra tôi còn tham quan, học hỏi thêm ở trường bạn. Sau khi hiểu rỏ hơn về hoạt động khám phá khoa học tôi đã bắt tay vào việc nghiên cứu và lựa chọn một số nội dung thí nghiệm điển hình nhất để xây dựng việc ứng dụng khám phá khoa học trong 9 chủ đề dựa vào mục tiêu, kết quả mong đợi, kế hoạch của nhà trường của tổ chuyên môn, nhận thức, sở thích của trẻ và tình hình thực tế của địa phương. Sau khi xây dựng kế hoạch chủ đề xong thì tôi xây dựng kế hoạch tuần và kế hoạch ngày phù hợp với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được chơi thông minh và được học vui vẻ. * Biện pháp 2: Tăng cường các hoạt động thí nghiệm để trẻ được khám phá, tích lũy kinh nghiệm. Trẻ mầm non thích khám phá những điều mới lạ, để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, niềm đam mê sáng tạo của trẻ thì cách tốt nhất là tăng cường cho trẻ trực tiếp thực hành với các hoạt động thí nghiệm và trải nghiệm thực tế. Khi trẻ thực hành thí nghiệm giúp kỹ năng của trẻ thành thạo, trẻ tự do sáng tạo ra các sản phẩm đặc biệt là trẻ được chơi thông minh và được học vui vẻ, sẽ giúp trẻ phấn khởi từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh và có niềm đam mê khám phá môi trường xung quanh. Để hoạt động thí nghiệm và trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn địa điểm thuyền có thể nổi được đấy các con ạ. Và ngược lại có những vật nổi nhưng cũng có thể chìm khi có sự tác động khác như chiếc chai nhựa khi cho sỏi, cát vào trong rồi thả xuống thì chiếc chai đó sẽ chìm đúng không. Ví dụ: “Thí nghiệm bong bóng xà phòng”. * Chuẩn bị: Nước, dầu rửa bát, đường, ống hút, thìa nhựa, cốc nhựa. * Cách tiến hành: Trò chuyện với trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, các con thấy bong bóng xà phòng ở đâu? Theo các con làm thế nào để tạo được bong bóng xà phòng? Tiếp theo cô hướng dẫn trẻ cách pha nước tạo bong bóng xà phòng. Cho dầu rửa bát, đường vào trong cốc nước. Khuấy hỗn hợp để tan đều nhưng cố gắng làm từ từ để không tạo bọt sau đó dùng ống hút chấm vào dung dịch đưa lên miệng thổi sẽ tạo ra các bong bóng bay lên cao. Sau đó cho trẻ thực hiện theo nhóm, trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, động viên những trẻ thao tác còn vụng về. * Kết thúc: Cho trẻ nhận xét về quá trình làm thí nghiệm, sau đó cô giải thích chỉ mỗi nước sẽ không tạo ra được bong bóng ổn định. Khi kết hợp nước với xà phòng và đường tạo ra những quả bong bóng nhiều màu sắc bay lên và lâu vỡ hơn. Kết hợp giáo dục trẻ khi chơi không được thổi bong bóng vào mặt bạn, khi thổi bong bóng các con thật khéo léo không để nước xà phòng vào miệng rất nguy hiểm và khi chơi xong phải rửa tay thật sạch. Ví dụ: “Thí nghiệm sự đổi màu”. * Mục đích: Trẻ hiểu được nước có thể hòa tan một số chất và khi hòa tan nước sẽ mang màu chất đó. * Chuẩn bị: Đồ dùng cho cô và trẻ, nước trong, phẩm màu, cốc nhựa, thìa nhựa, khăn lau tay. * Cách tiến hành: Cô giới thiệu tên thí nghiệm và hướng dẫn cách làm thí nghiệm sau đó chia trẻ theo nhóm và cho trẻ thi đua xem nhóm nào pha màu nhanh và đúng theo yêu cầu của cô và có sáng tạo hơn. Sau khi thực hiện xong thí nghiệm cô yêu cầu trẻ các nhóm nói kết quả sau khi làm thí nghiệm. Vậy các con có nhận xét gì về đặc điểm của nước? Cô giải thích cho trẻ hiểu sự đổi màu của nước. Nước có thể hòa tan một số chất và khi hòa tan nước sẽ mang màu chất đó. Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, đúng cách. Đối với những thí nghiệm phải tiến hành trong thời gian dài, giáo viên cần lựa chọn những thời điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát sự thay đổi của vật làm thí nghiệm bằng chụp hình hoặc quay vi deo kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân và sự thay đổi và kết quả thí nghiệm. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian thực hiện biện pháp: "Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia một số hoạt động thí nghiệm trong khám phá khoa học”đã cho thấy kết quả đáng phấn khởi. * Đối với trẻ. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng gần gũi, biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao?” trước những hiện tượng lạ. Trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo có khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề tốt, biết để ý đến những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ có một số kỹ năng, thao tác thí nghiệm và trải nghiệm trong khoa học, biết quan sát, suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra kết quả chính xác. Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình. Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đạt được như sau: Sau khi thực hiện So sánh trước và biện pháp Nội dung sau khi thực Đạt Tỉ lệ % hiện biện pháp - Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng. 25/25 100 Tăng 56 % - Kỹ năng thao tác thí nghiệm, biết quan sát, so sánh, phán đoán kết quả. 23/25 92 Tăng 44% - Trẻ thích khám phá tìm tòi, sáng tạo. 23/25 92 Tăng 44% -Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin nêu lên ý kiến của mình 24/25 96 Tăng 52% * Đối với giáo viên. Bản thân tự tin hơn và có nhiều kiến thức về tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm trong khám phá khoa học, làm chủ được các tình huống. Bản thân tổ chức tiết học khám phá chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Có nhiều thủ thuật để lôi cuốn, tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_mot_so_ho.docx