SKKN Biện pháp giáo dục trẻ thích ứng với phòng chống dịch covid-19 tại Lớp Lớn 1 Trường Mầm non Hoa Mai
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, bài thơ, hò, vè…nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tùy từng nội dung câu chuyện, bài thơ mà tôi đưa nội dung kỹ năng thích ứng với dịch Covid vào để dạy trẻ sao cho, phù hợp với trẻ lớp mình. Tôi linh hoạt sáng tác thêm các bài thơ, truyện để đưa vào các hoạt động chiều giúp trẻ nhẹ nhàng nắm được nội dung của bài học.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục trẻ thích ứng với phòng chống dịch covid-19 tại Lớp Lớn 1 Trường Mầm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục trẻ thích ứng với phòng chống dịch covid-19 tại Lớp Lớn 1 Trường Mầm non Hoa Mai

2 Chủ đề “Gia đình”: Khám phá với đề tài “Ngôi nhà của bé”, trẻ biết được ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống, giáo dục trẻ biết làm gì để chỗ ở của mình sạch sẽ, gọn gàng. Còn đề tài khám phá “Đồ dùng trong gia đình” giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp, biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng Chủ đề “Thực vật”: Khám phá “Bé thích quả nào”, cho trẻ biết ích lợi của các loại quả, giáo dục trẻ cách chăm sóc các loại cây, biết ăn các loại trái cây cung cấp nhiều Vitamin, các nhóm rau củ quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong mùa dịch. Đề tài “Cây dược liệu địa phương”, giới thiệu cho trẻ biết về một số loại cây, lágiúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe trước và sau dịch Covid. Chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”: Khám phá đề tài “Các mùa trong năm”, trẻ nhận biết được đặc điểm thời tiết của các mùa. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe và biết lựa chọn trang phục phù hợp bảo vệ cơ thể không bị đau ốm. * Hoạt động học làm quen văn học: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, bài thơ, hò, vènội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Tùy từng nội dung câu chuyện, bài thơ mà tôi đưa nội dung kỹ năng thích ứng với dịch Covid vào để dạy trẻ sao cho, phù hợp với trẻ lớp mình. Tôi linh hoạt sáng tác thêm các bài thơ, truyện để đưa vào các hoạt động chiều giúp trẻ nhẹ nhàng nắm được nội dung của bài học. Ví dụ: Bài thơ “5k của bé” “Ra đường khẩu trang Chớ có hoang mang Đó là K một K hai khử khuẩn Rửa tay thường xuyên K ba bé nhớ Không nên tụ tập La cà ham chơi Khai báo y tế Mỗi lần đi xa Đó là K bốn K năm khoảng cách 4 bục cao 30cm, ném trúng đích thẳng đứng, bò díchdắc qua 7 điểm, chạy chậm 60- 80mqua tiết học tôi nhắc nhở trẻ tập cẩn thận, giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ, tự cất dụng cụ tập, qua đó tôi giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thao nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng. Vào mỗi buổi sáng khi trẻ đến lớp, tôi cho trẻ xếp hàng ngoài sân trường tập thể dục với các dụng cụ như gậy thể dục, tua ruanhằm tăng sự hứng thú, đồng thời giúp trẻ yêu thích hoạt động thể dục thể thao. * Hoạt động ngoài trời: Là một hoạt động trẻ được hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời tôi sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng thích ứng với dịch.Tổ chức giờ hoạt động ngoài trời, tôi tập cho trẻ lần lượt từng tổ ra mang giày dép, tự giác xếp hàng không chen xô đẩy bạn, không chạy nhảy lung tung mà làm theo sự hướng dẫn của cô. Khi hoạt động ngoài trời xong, trẻ tự giác rửa tay dưới vòi nước sạch với xà phòng, xếp hàng vào lớp, cất dép gọn gàng vào kệ vào lớp. Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” Hoạt động có chủ đích tôi lựa chọn những nội dung: Bé biết gì về bản thân mình? luyện tập thao tác rửa tay bằng xà phòng, luyện tập thao tác đánh răng; nhặt lá vàng rơi, chăm sóc cây cảnhThông qua những nội dung này cho trẻ trải nghiệm đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, nhặt rác để bảo vệ môi trường. Trẻ chơi ngoài trời cần tham gia các hoạt động chơi đùa chạy nhảy vì vậy giáo dục trẻ biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, chơi cẩn thận. * Hoạt động góc: Trẻ mầm non học bằng chơi – chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, giúp trẻ mạnh dạn chọn góc chơi mà mình yêu thích, trẻ biết lấy đồ chơi ở góc chơi. Biết phân các vai chơi, hợp tác chơi với nhau. Hoạt động góc là hoạt động mà trẻ rất thích thú, ở các góc chơi trẻ thể hiện các vai chơi, đóng làm người lớn, bắt chước những việc làm của người lớn.Thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng thích ứng với dịch. Ví dụ: Ở góc bán hàng trẻ chơi với chủ đề Gia đình. Trẻ biết đến cửa hàng mua các đồ dùng cho gia đình cần thiết trong mùa dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn...Trẻ biết phối hợp phân công công việc khi chơi, biết hợp tác cùng nhau để xây dựng được những công trình xây dựng. Sau khi hết giờ chơi, cô giáo dục trẻ nên rửa tay bằng nước xác khuẩn hoặc xà phòng. 6 + Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sau mỗi giờ hoạt động, sử dụng dung dịch sát khuẩn khi cần thiết. Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay trẻ bị bẩn. Trẻ mầm non còn nhỏ nên nhiều khi trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi trẻ đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ.Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Rửa tay với nước không chưa đủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bởi nước chỉ làm trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được virus, vi khuẩn. Bàn tay sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh. Trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như SARS, Cúm A (H5N1, H1N1), Covid 19 Ví dụ:Cô tạo tình huống bác đưa thư gửi thư mời lớp Lớn 1 đi xem phim về chương trình “Bé làm vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe” - Cô cho trẻ hát bài “Một đoàn tàu” chuyển về đội hình xem phim bé rửa tay -> Đàm thoại về đoạn phim: - Bạn nhỏ đang làm gì? - Vì sao phải rửa tay? - Để tay khỏe mạnh các con phải làm gì? - Giới thiệu thao tác rửa tay: Để lớp chúng ta ai cũng thực hiện đúng thao tác rửa tay để giữ đôi bàn tay sạch đẹp, bây giờ cô và các con cùng thực hiện lại thao tác này nha. Trước khi thực hiện thao tác, cô yêu cầu lớp di chuyển về đội hình chữ U. * Cô rửa mẫu cho trẻ quan sát * Cô và trẻ cùng mô phỏng lại thao tác rửa tay: + Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. + Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoáy lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. + Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 8 Chú ý: Khi hoàn thành bước 4 mà tay vẫn chưa khô thì tiến hành lại từ bước 2 đến 4 cho đến khi tay khô. Hàng ngày, tại lớp học của tôi, tôi vẫn thường xuyên cho trẻ rửa tay sau các giờ hoạt động trên lớp, trước các bữa ăn của trẻ. Giáo dục trẻ rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hay khi tay trẻ dính bẩn. Điều này đã tạo nên thói quen vệ sinh tốt cho trẻ, giúp trẻ tự có ý thức vệ sinh cá nhân. + Hướng dẫn trẻ cách đeo và tháo khẩu trang đúng cách. Khi có dịch bệnh về đường hô hấp, thì con đường lây lan chính là lây qua đường không khí khi không may hít phải. Do vậy việc đeo khẩu trang là yếu tố quan trọng hàng đầu để tránh cho vi rút xâm nhập vào cơ thể. Để phòng bệnh về đường hô hấp, tôi đã hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách, đặc biệt cách đeo và sử dụng khẩu trang y tế khi có dịch bệnh. Dùng khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn virus rất hiệu quả Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần. Để dạy trẻ các kỹ năng trên một cách hiệu quả tôi đã tích hợp và dạy trẻ trong các giờ học kỹ năng thực hành cuộc sống, các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa, các giờ hoạt động góc để trẻ có kỹ năng tốt cần cho trẻ thực hiện việc rửa tay và tự vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên cho trẻ thực hiện và ôn luyện các kỹ năng đã học. Trong thời điểm phòng chống dịch bệnh về đường hô hấp thì đeo khẩu trang là biện pháp cần thiết và hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Ví dụ:Những cháu Bảo, Vũ, Nhithường xuyên đeo khẩu trang, không đưa tay sờ vào khẩu trang trong giờ học, hoạt động ngoài trời...tôi quay clip rồi chiếu lên màn hình cho trẻ xem, đồng thời làm nhiều bức ảnh dán ở góc tuyên truyền. Hoặc các buổi hoạt động nêu gương buổi chiều tôi cho trẻ xem một số hoạt động của trẻ trong ngày và nhân cơ hội đó tôi giải thích rõ vai trò của việc đeo khẩu trang đúng cách, chú ý để hình thành và xây dựng cho trẻ có những kỹ năng đúng khi đeo khẩu trang. 10 nữa phụ huynh giáo dục trẻ súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà. + Cung cấp kiến thức cho trẻ về các loại thực phẩm tăng sức đề kháng Trước tình hình các bệnh về đường hô hấp ngày một nhiều và nguy hiểm hơn, thì hệ miễn dịch của con người là yếu tố vô cùng quan trọng để tránh khỏi dịch bệnh. Bổ sung các loại thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ hết sức cần thiết. -Một số các loại thực phẩm có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ *Rau màu xanh đậm:Các loại rau có màu xanh đậm như: Rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền, rau cải, rau ngót là những loại rau giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, giúp bé phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường khả năng phòng chống các bệnh truyền nhiễm. *Gừng: Không chỉ là gia vị phổ biến trong nhiều món ăn mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như chữa ho, giải cảm, chữa viêm họng, loại dịch nhầy ra khỏi phải. * Tỏi – tăng sức đề kháng cho trẻ: Tỏi chứa allicin có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn để chống lại các vi rút, vi khuẩn. * Trái cây họ cam, quýt tốt cho trẻ: Trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. * Bông cải xanh: Là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin (giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp *Nấm – có khả năng tăng cường miễn dịch cho trẻ: Nấm là một trong những thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày. *Bí đỏ – giúp tăng sức đề kháng cho trẻ: Là thực phẩm giàu dưỡng chất, dồi dào hàm lượng vitamin C và carotene. * Sữa chua:Là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, mà còn có khả năng kháng viêm, tăng cường miễn dịch cực tốt. * Khoai lang: Là thực phẩm dồi dào năng lượng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giao_duc_tre_thich_ung_voi_phong_chong_dich_c.docx