SKKN Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non từ sớm là điều vô cùng cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ có thể phát triển những kỹ năng cơ bản, là phương tiện giúp trẻ hội nhập, sáng tạo, chủ động và tự tin xử lý mọi tình huống trong cuộc sống. Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên rất nhiều bậc phụ huynh cứ mãi mê công việc mà lại vô tình quên đi sự quan tâm con cái, không biết con mình cần gì và thiếu gì. Phụ huynh luôn trang bị cho con đầy đủ các thiết bị như máy tính, điện thoại…và làm giúp hết mọi công việc của con nhưng lại có rất ít thời gian bên con và chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho con. Nhưng phụ huynh đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm này đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhút nhát, ỷ lại và không thể tự phục vụ bản thân luôn chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm, nhân cách của trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ tìm cách hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ. Để hình thành kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống về thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cần phải rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân để trẻ có thể để chủ động và tự lập trong cuộc sống. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn “Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

- Trẻ chủ động, tự giác và có ý thức giúp đỡ mọi người, có khả năng tự làm mà không cần sự nhắc nhở của người khác. * Kết quả cần đạt của biện pháp - Từ 92-95% trẻ được thực hành trải nghiệm và có kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi tham gia các hoạt động tự phục vụ bản thân. - Từ 90% trở lên trẻ chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động tự phục vụ mà không cần giáo viên nhắc nhở.Trẻ có ý thức giúp đỡ bạn bè và người khác. 2 1.3 Khảo sát thực trạng Đạt Chưa đạt TT Tiêu chí Số % Số % lượng lượng 1 Trẻ được thực hành trải nghiệm và 13/27 48,1 14/27 51,9 có kỹ năng tự phục vụ bản thân. 2 Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi tham gia các hoạt động tự phục vụ 14/27 51,9 13/27 48,1 bản thân. 3 Trẻ chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động tự phục vụ mà không cần 15/27 55,6 12/27 44,4 giáo viên nhắc nhở. 4 Trẻ có ý thức giúp đỡ bạn bè và 12/27 44,4 15/27 55,6 người khác. Qua bảng khảo sát đầu năm tôi nhận thấy một số kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn nhiều hạn chế. Đứng trước những thực trạng đó tôi băn khoăn, trăn trở cần phải làm gì? Làm như thế nào để nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 2. Các biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là môi trường tự nhiên, xã hội thân thiện mà trẻ cần để sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực mà không thụ động chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tạo cơ hội cho trẻ phát triển những tiềm năng sẵn có, hình thành được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi đã thực hiện như sau: - Xây dựng môi trường xã hội: Bản thân luôn gần gũi, yêu thương, trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái cho trẻ. Từ đó giúp trẻ có lòng tin để trẻ có thể chia sẽ những cảm xúc, suy nghĩ và tự tin nói ra được ý kiến của mình trước mọi người. Phải luôn tôn trọng trẻ: không nên chê bai, trách mắng mà luôn động viên và khuyến khích trẻ. Ngoài ra hằng ngày tôi vui vẽ cởi mở với chị em đồng nghiệp, trò chuyện trao đổi và gần gũi với phụ huynh. - Xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp cụ thể: Nhà vệ sinh tôi chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng vệ sinh như xô, chậu, khăn lau tay, khăn lau mặt có kí hiệu riêng từng trẻ, xà phòng đặt ở vị trí phù hợp với trẻ, sàn nhà luôn khô ráo, sạch sẽ nhằm hình thành cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. Ở gần bể rửa tay tôi dán hình ảnh quy trình các bước rửa tay, lau mặt, đánh răng để trẻ có thể thực hiện những kỹ năng tốt hơn. Ở các phòng vệ sinh, tôi dán các ký hiệu 4 * Thông qua hoạt động học: Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào các lĩnh vực giáo dục. Ví dụ: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình: Xé dán hoa dây. Với hoạt động này trẻ tự mình tạo ra được sản phẩm như trẻ biết tự xé, phết hồ, và dán. Sau khi học xong trẻ biết thu dọn đồ dùng như giấy màu, keo mình học về các góc gọn gàng còn giấy vụn thì bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. Đây là cơ hội để tôi rèn luyện cho trẻ một số công việc tự phục vụ bản thân như: tự lấy cất đồ dùng theo quy định. Ở hoạt động phát triển ngôn ngữ khi dạy trẻ bài thơ “ Rửa tay sạch” thông qua bài thơ tích hợp dạy cho trẻ biết rửa tay khi tay bẩn. * Thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời: Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời, tôi đã cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Ví dụ: Tôi hướng dẫn trẻ phải tự mình nhặt lá vàng rơi ở sân trường sau đó làm các con vật từ lá cây mà mình nhặt được, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan vườn rau, bồn hoa trong vườn trường hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc cây: biết bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước cho câyTừ đó trẻ sẽ thấy yêu thiên nhiên và thích thú với những việc làm của mình hơn. * Thông qua hoạt động góc: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vừa học vừa chơi. Trò chơi phân vai là hoạt động phản ánh cuộc sống của một xã hội thu nhỏ. Qua trò chơi này giúp trẻ hiểu rõ và bắt chước được những công việc hằng ngày của người lớn. Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi nấu ăn: Trẻ biết lựa chọn thực phẩm, sơ chế và chế biến được các món ăn. Sau đó trẻ biết loại bỏ những thực phẩm thừa, không cần thiết vào thùng rác...hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ. *Sử dụng tranh ảnh, video, truyện, bài hát để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ: Sử dụng hình ảnh, video, bài thơ, bài hát, câu chuyện hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ rất hiệu quả. Qua đó giúp trẻ học được những hành vi, kỹ năng tự phục vụ một cách tự giác, thực hiện những công việc của mình một cách tốt hơn mà không cần người khác phải nhắc nhở. Để thực hiện tốt biện pháp này thì giáo viên cần phải tìm tòi lựa chọn các hình ảnh, các bài hát, bài video, câu chuyện phù hợp với độ tuổi, để thu hút lôi cuốn vào các hoạt động tự phục vụ cho trẻ. Ví dụ: Để giúp trẻ tự giác trong việc đánh răng, tôi kể và cho trẻ xem video chuyện “Gấu con bị đau răng”. 6 PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Đối với trẻ: Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy các kỹ năng tự phục vụ của trẻ có sự chuyển biến tích cực; cụ thể: Trẻ đã có được những kỹ năng tự phục vụ bản thân trong cuộc sống hằng ngày như: Cất đồ dùng đúng nơi quy định, trẻ biết tự lấy, cởi, mở, mặc, áo quần giày dép. Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt, đánh răng. Trẻ biết tự cầm chổi quét nhà khi nhà bẩn, biết đi vệ sinh đúng cách, đúng nơi quy định Các kỹ năng của trẻ trở lên khéo léo, nhanh nhẹn, nề nếp và tự tin hơn. Đa số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thực hành trải nghiệm các kỹ năng tự phục vụ bản thân và đã đạt kết quả cao. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động. Trẻ có ý thức giúp đỡ mọi người, có ý thức tự làm mà không cần người khác nhắc nhở. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ sau khi thực hiện biện pháp: Đạt Chưa đạt TT Tiêu chí Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) 1 Trẻ được thực hành trải nghiệm và có kỹ 25/27 92,6 2/27 7,4 năng tự phục vụ bản thân. 2 Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi tham gia 26/27 96,3 1/27 3,7 các hoạt động tự phục vụ bản thân. 3 Trẻ chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động tự phục vụ mà không cần giáo viên 25/27 92,6 2/27 7,4 nhắc nhở. 4 Trẻ có ý thức giúp đỡ bạn bè và người 25/27 92,6 2/27 7,4 khác. * Đối với giáo viên: Bản thân hiểu và nắm chắc được kiến thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Từ đó biết lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động học tập của trẻ một cách linh hoạt, khoa học và đã đem lại kết quả cao. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Từ đó biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy các kỹ năng tự phục vụ cho con, thường xuyên trao đổi với giáo viên thông qua nhóm zalo của lớp. Phụ huynh cảm thấy hài lòng khi thấy con mình đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, luôn tin tưởng vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mà nhà trường đề ra. 8
File đính kèm:
skkn_bien_phap_giao_duc_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_5_6_t.docx