SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trong Trường Mầm non Song Mai

Thực tế trong xã hội hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh luôn che chở, nuông chiều, làm giúp trẻ mọi việc, đáp ứng mọi yêu cầu trẻ đưa ra vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và hành đồng như vậy đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, được làm, được thể hiện bản thân…đến khi nhìn lại mới biết con mình quá thụ động, nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ nên định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi như: biết nói cảm ơn khi người khác giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai, chào hỏi…Biết cách tự lập: tự phục vụ bản thân, biết bảo vệ bản thân: mách cô, mách bố mẹ khi bị người khác bắt nạt, bị ngã phải tự đứng lên…Nếu chúng ta dạy trẻ cho trẻ những kỹ năng đó ngay từ khi con còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho mình được một số kỹ năng sống cơ bản ban đầu sẽ thích nghi vững vàng hơn trong môi trường xã hội hiện nay. Là giáo viên mầm non nhận thức được những điều đó rất quan trọng đối với trẻ vì vậy tôi chọn biện pháp “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi A3 trong trường Mầm non Song Mai” để nghiên cứu.
docx 17 trang skmamnonhay 29/12/2024 261
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trong Trường Mầm non Song Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trong Trường Mầm non Song Mai

SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 trong Trường Mầm non Song Mai
 2
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. 
Việc bảo vệ và chăm sóc trẻ là nhiệm vụ của đất nước, xã hội và mỗi gia đình. 
Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau 
này. 
 Bác Hồ nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” 
mà sản phẩm của giáo dục chính là con người. Con người là mục tiêu, động lực 
của sự phát triển đất nước trong tương lai. Mục tiêu, động lực đó chính là thế hệ 
trẻ, những mầm non tương lai của đất nước.
 Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình 
thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
là nội dung được nghành giáo dục luôn luôn quan tâm. Đặc biệt giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ mầm non là một trong những nội dung và nhiệm vụ hết sức 
quan trọng của nghành giáo dục.
 Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. 
Trẻ dưới sáu tuổi cần có một số kỹ năng sống quan trọng trước khi tập trung vào 
học văn hóa như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng giao tiếp ứng sử, 
kỹ năng hợp tác, kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân 
 Thực tế trong xã hội hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý 
nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh luôn che chở, nuông chiều, 
làm giúp trẻ mọi việc, đáp ứng mọi yêu cầu trẻ đưa ra vì họ nghĩ con mình còn 
nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và 
hành đồng như vậy đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, 
được làm, được thể hiện bản thânđến khi nhìn lại mới biết con mình quá thụ 
động, nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy ngay từ khi còn 
nhỏ cha mẹ nên định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi 
như: biết nói cảm ơn khi người khác giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai, chào hỏiBiết 
cách tự lập: tự phục vụ bản thân, biết bảo vệ bản thân: mách cô, mách bố mẹ khi 
bị người khác bắt nạt, bị ngã phải tự đứng lênNếu chúng ta dạy trẻ cho trẻ 
những kỹ năng đó ngay từ khi con còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho 
mình được một số kỹ năng sống cơ bản ban đầu sẽ thích nghi vững vàng hơn 
trong môi trường xã hội hiện nay. 4
 Nhận thức của phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ chưa cao, 
phụ huynh luôn lo sợ trẻ không làm được, sợ trẻ quá sức nên thường xuyên làm 
hộ trẻ, bao bọc trẻ...
 1.2.4. Cơ sở GDMN
 - Một số hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ chỉ dừng lại ở 
trong trường. Chưa mở rộng ra cấp lớn hơn.
 1.2.5. Các hạn chế khác (Không)
 2. Biện pháp: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong 
trường Mầm non”
 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục rèn kỹ năng sống cho 
trẻ
 2.1.1. Nội dung biện pháp
 - Xây dựng môi trường bên ngoài, bên trong lớp học
 Môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm môi trường bên trong và môi 
trường bên ngoài lớp học là nơi các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích 
tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện 
nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với chủ 
điểm sẽ gây hứng thú, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ và bản thân giáo viên góp 
phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện. Môi trường giáo dục có 
ảnh hưởng đến thành công trong giáo dục kỹ năng sống của trẻ và ảnh hưởng 
đến kết quả mong đợi đạt hay không vì vậy tôi luôn trang trí hành lang ngoài 
cửa lớp có kết hợp với yếu tố thiên nhiên như cô cùng trẻ làm giàn cây xanh với 
quả là các chữ cái tiếng việt cùng với những hình ảnh bé chăm sóc cây...
 - Xây dựng các góc phù hợp, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp
 Xây dựng môi trường lớp học sạch,an toàn, thân thiện với màu sắc tươi 
sáng, hình ảnh phù hợp với tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ thích đến lớp, hứng thú 
khi tham gia các hoạt động trong lớp học, hình thành cho trẻ một số kỹ năng cơ 
bản biết chăm sóc, dỗ em khi em khóc, biết yêu thương mọi người trong gia 
đình, biết khi đi khám bệnh biết lễ phép, lắng nghe, biết làm một số việc tự phục 
vụ bản thân...Qua đây tôi nhận thấy môi trường lớp học góp phần rất lớn trong 
việc hình thành kỹ năng sống cơ bản cho trẻ.
 - Xây dựng tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ
 Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn rất non nớt, nhiều trẻ đến 5 tuổi mới đi học tuy 
có cứng cáp hơn song vẫn còn bao nhiều điều bỡ ngỡ. Lạ cô, lạ bạn rồi bao quy 
tắc, quy định của lớp trẻ phải tuân theo làm cho trẻ lo sợ, thiếu tự tin...vì thế tôi 
luôn gần gũi bên cạnh trẻ, động viên trẻ tham gia vào các hoạt động trẻ yêu 
thích, hay hoạt động với đồ chơi mà trẻ yêu thích, luôn lắng nghe ý kiến của trẻ 
để tạo niềm tin đối với trẻ đặc biệt từ lời nói hành động của mình luôn là tấm 
gương sáng cho trẻ noi theo. Khi trẻ có niềm tin đối với cô trẻ sẽ bày tỏ những 6
 Trẻ được cùng cô làm thí nghiệm gieo hạt, khám phá sự phát triển của 
cây...trẻ có thêm nhiều kĩ năng trồng và chăm sóc cây xanh
 “Cô cùng trẻ gieo hạt, chăm sóc cây”
 - Xây dựng các góc phù hợp, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp
 Trên các mảng trang trí góc cô luôn lồng ghép phù hợp một số hình ảnh 
trẻ hoạt động như: góc phân vai trẻ biết bế em, chăm sóc em, làm Bác sĩ, nấu ăn, 
quét nhà..
 Hàng ngày sau các giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao 
động, vệ sinh...tôi cùng trẻ dọn dẹp vệ sinh lớp học, lau bàn ghế, đồ dùng đồ 
chơi, cốc uống nước, để lớp học luôn sạch đẹp, hợp vệ sinh, phòng chống dịch 
bệnh, trẻ có thêm một số kỹ năng sống hàng ngày giúp đỡ bố mẹ việc nhà, giúp 
cô việc lớp.
 “Trẻ vệ sinh lớp học”
 - Xây dựng tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ
 Từ những buổi đầu tiên khi nhận trẻ vào lớp tôi luôn gần gũi bên cạnh trẻ, 
động viên trẻ tham gia vào các hoạt động trẻ yêu thích, hay hoạt động với đồ 
chơi mà trẻ yêu thích, luôn lắng nghe ý kiến của trẻ để tạo niềm tin đối với trẻ 
đặc biệt từ lời nói hành động của mình luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 8
nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua...những kĩ năng sống đó sẽ phát triển bền 
vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
 - Bản thân tôi được trau dồi về kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ giúp 
trẻ có kỹ năng tốt hơn trong cuộc sống thông qua các giờ học trên lớp.
 - Phụ huynh vui vẻ phấn khởi khi thấy môi trường lớp học khang trang 
sạch đẹp đặc biệt được trang trí bằng những sản phẩm của con mình. 
2.2. Biện pháp 2: Tăng cường giáo dục rèn một số kỹ năng sống cơ bản cho 
trẻ.
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp các con có những kỹ năng 
cơ bản để đương đầu để giải quyết vấn đề trong cuộc sống đó là dạy trẻ biết cách 
tự tin, giao tiếp ứng xử phù hợp, biết hợp tác chia sẻ, tự lập phục vụ bản thân và 
bảo vệ bản thân trước sự nguy hiểm. 
 - Kỹ năng sống tự tin
 Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm trong quá 
trình dạy trẻ, là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ.
 - Kỹ năng giao tiếp ứng xử
 Trẻ biết nói lời lễ phép, kính trọng người lớn, tôn trọng, lắng nghe người 
khác nói; Đến lớp biết chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn; về nhà biết chào mọi 
người xung quanh; biết yêu thương giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ với bạn và em 
nhỏ...
 - Kỹ năng hợp tác 
 Hợp tác trong mọi hoạt động, chăm chú lắng nghe cô giảng bài, trả lời khi 
cô hỏi, tôn trọng người nói, thấu hiểu...là một trong những kỹ năng cần thiết và 
quan trọng đối với trẻ, tôn trọng người khác trong mọi hoạt động...Qua đó trẻ 
tiếp thu bài giảng tốt, thực hiện theo nội quy của lớp, nhóm ...đạt kết quả cao.
 - Kỹ năng tự phục vụ
 + Kỹ năng vệ sinh cá nhân
 Kỹ năng rửa mặt, rửa tay, rửa chân, chải đầu tóc gọn gàng, thay quần áo 
khi cần thiết...là những kỹ năng cô cần thiết mà cô cần rèn cho trẻ khi ở trường 
mầm non. Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày phòng bệnh về mắt, 
miệng, đường hô hấp...
 Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh được bệnh tay chân miệng, bệnh 
đau mắt, đi đường bịt khẩu trang, sát khuẩn tay phòng tránh bệnh viêm đường 
hô hấp cấp “Covid 19”.
 Trẻ biết bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid19 đang rất nguy hiểm trên 
đất nước ta và toàn thế giới...Vì vậy trẻ cần thực hiện thành thạo 5 k của bộ y tế. 10
động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Ngoài ra thông qua các giờ đón trả trẻ, 
khi có khách đến thăm lớp, các giờ hoạt động học như giờ học bài thơ, bài hát, 
câu chuyện: bài thơ lời chào; truyện thỏ trắng biết lỗi; bài hát: đôi mắt 
xinh...hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt nhất cho trẻ.
 Ví dụ: Khi chơi trò chơi gia đình cô dạy trẻ biết chào hỏi ông bà, bố mẹ 
khi đi học về. 
 - Kỹ năng hợp tác 
 Ngoài giờ học cô tổ chức cho trẻ một số tình huống, thử thách đòi hỏi trẻ 
phải có kỹ năng hợp tác cùng cô, cùng bạn. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi 
theo đội nhóm giúp trẻ dễ hòa đồng, cởi mở, mạnh dạn, tham gia chơi đúng luật 
của đội nhóm...hình thành kỹ năng hợp tác tốt nhất cho trẻ.
 “Trẻ vui chơi cùng đội nhóm”
 Ví dụ: Thông qua trò chơi xây dựng cô có thể sửa lỗi cho trẻ để giúp trẻ 
không giành đồ chơi của bạn và biết giúp đỡ bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô
 - Kỹ năng tự phục vụ
 + Kỹ năng vệ sinh cá nhân
 Hàng ngày qua các giờ hoạt động của trẻ như: trò chuyện, thể dục sáng, 
hoạt động học, hoạt động ngoài trười, hoạt động vệ sinh...cô thường xuyên cung 
cấp một số kiến thức cơ bản, thao tác đúng cho trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
hàng ngày. Ví dụ: thường xuyên nhắc trẻ rửa tay theo 6 bước đúng cách, rửa tay 
thường xuyên, liên tục với xà bông diệt khuẩn nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ 
sinh, và khi tay bị bẩn... 12
 “Giờ ăn trưa theo bữa cơm gia đình; khi ăn tiệc buffe của trẻ”
 + Kỹ năng gấp xếp đồ dùng cá nhân
 Dạy cho trẻ làm quen với những thao tác, sinh hoạt thường ngày của trẻ 
đối với bản thân; tự gấp chăn màn, quần áo, dọn dẹp giường chiếu khi ngủ 
dậy giúp trẻ hình thành nhân cách sống, trẻ có thể chủ động, tự lập trong cuộc 
sống của mình.
 “Trẻ gấp quần áo, gấp chiếu sau khi ngủ dậy”
 Dạy trẻ biết những việc được phép làm và không được phép làm. Từ 
chối không đi theo người lạ, tránh bị xâm hại tình dục...qua tranh ảnh, vi deo, 
bài thơ, câu chuyện... 14
 + Trẻ lễ phép, tôn trọng cô giáo và người lớn
 + Trẻ hòa nhã, lịch sự với bạn, xưng hô thân thiện, gần gũi (cậu, tớ), 
hợp tác với bạn.
 - Đối với cô: Cô luôn chủ động hơn, có thêm nhiều kiến thức trong việc 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Yêu trẻ, say mê hơn với công việc và đặc biệt 
hơn cả cô với trẻ rất vui vẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động ở lớp cùng với 
nhau. Kết quả thu được: số lượng trẻ đi học chuyên cần đạt trên 96%, hằng năm 
trẻ không xảy ra tại nạn thương tích tại lớp, trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm thấp. 
Các hoạt động của trẻ luôn đạt kết quả cao và đặc biệt môi trường giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ phong phú đa dạng đảm bảo tiêu chí 3 yên: “ Yên vui, yên 
tâm, yên lòng”.
 2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ.
 2.3.1. Nội dung biện pháp
 Đây là nội dung rất cần thiết và quan trọng. Trẻ của chúng ta có kỹ năng 
cơ bản trong cuộc sống hay không thì rất cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà 
trường. Ngoài giờ trên lớp trẻ được học tập cùng cô thì ở gia đình trẻ được học 
qua hành động của cha mẹ, được thực hành trải nghiệp trong sinh hoạt gia 
đìnhvì thế cha mẹ trẻ cùng cô dạy dỗ, uốn nắn trẻ từ việc làm nhỏ nhất như: đi 
học về trẻ biết chào mọi người trong gia đình, khi ăn biết dọn bàn ăn với cha mẹ, 
giúp mẹ nấu ăn, ăn biết mời, ăn từ tốn, quét nhà, lau bàn, gấp xếp quần áo, chăn 
màn, đồ dùng cá nhân; Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ở gia đình, khu 
phố; không cho người lạ vào nhàbiết kêu cứu khi gặp nguy hiểm 
 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 - Thông qua bảng tuyên truyền để cha mẹ trẻ nắm được các nội dung giáo 
dục kỹ năng sống ở lớp từ đó cùng giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ tại nhà.
 -Thường xuyên trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về tình hình của trẻ 
ở trường và ở nhà. Phối hợp với phụ huynh cùng rèn kĩ năng sống, thói quen tốt 
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi qua các buổi đón, trả trẻ; buổi họp phụ huynh, trang 
zalo của lớp, sổ liên lạc điện tử... để từ đó phụ huynh cùng cô giáo rèn trẻ một số 
kỹ năng còn yếu.
 - Động viên phụ huynh cho trẻ tham gia vào các hoạt động tham quan, dã 
ngoại do nhà trường tổ chức.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao_5_6_tu.docx