SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước

Đồng hành với những vấn nạn ấy, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên làm gì để góp phần vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang được toàn xã hội quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Với tình hình thực tế tại đơn vị, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với nhà trường, trẻ và phụ huynh đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải trong trường mầm non. Vì vậy tôi đã chọn “Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước”.
docx 11 trang skmamnonhay 07/04/2025 570
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước

SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước
 2
 Năm học này, tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi khu vực Lưỡng Kim 
với số trẻ là 34 cháu, đa số trẻ chưa có thói quen vệ sinh về rác thải. Khi đến lớp 
tôi thấy các em vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Vì thế ngay từ đầu 
năm học tôi đã lên kế hoạch lồng ghép dạy trẻ kỹ năng phân loại rác vào các 
hoạt động giáo dục hằng ngày. Trước khi thực hiện các giải pháp này tôi đã nắm 
bắt được tình hình thực tế ở lớp tôi và có những thuận lợi, khó khăn như sau.
 1.1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên đầu năm nhà trường đã trang 
cấp đầy đủ các thùng rác ở sân trường để trẻ phân loại rác thải. Nhà trường luôn 
quan tâm hướng dẫn giáo viên tìm nguồn tài liệu, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi 
trường vào hoạt động.
 - Năm học này đã đưa 3 chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào kế 
hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Cảnh quan môi trường rộng thoáng gần gủi và thân thiện.
 - Trẻ lớp 5 tuổi đa số đã qua các lớp 4 tuổi nên trẻ đã có một số kỹ năng, 
thói quen nhất định trong công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. 
 - Lớp có giáo viên trình độ chuẩn về chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề 
mến trẻ. 
 1.2. Khó khăn
 - Các hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường còn ít, sắp xếp chưa 
khoa học.
 - Giáo viên chưa thường xuyên rèn luyện dạy cho trẻ cách phân loại rác 
sau các giờ hoạt động.
 - Còn xem nhẹ hoạt động lao động của trẻ, thường chú trọng dạy các tiết 
khác chiếm nhiều ưu thế hơn. 
 - Hoạt động nêu gương các bạn biết nhặt, phân loại và biết bỏ rác đúng 
nơi quy định chú được chú trọng.
 - Công tác phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chưa hài 
hòa còn nhiều hạn chế dẫn đến phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến bậc học 
mầm non.
 - Ý thức của một số phụ huynh còn hạn chế khi đưa trẻ đến trường đang 
còn vứt rác bừa bãi, không bỏ đúng nơi quy định, chưa phân loại rác đúng đặc 
điểm của chúng.
 + Từ những thực trạng nêu trên tại lớp bản thân tôi nhận ra rằng cần có 
“Biện pháp giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường 
Mầm non Triệu Phước” nhằm giúp trẻ có kỹ năng thói quen tốt như: Biết nhặt 
rác bỏ nơi quy định, phân loại các loại rác thải, biết tác hại của các loại rác 
thải, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, biết yêu thiên nhiên, yêu 
cái đẹp và có ý thức bảo vệ môi trường. 4
tính thẩm mĩ và có nội dung phong phú để trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động 
không bị nhàm chán.
 Trong lớp học, các kệ góc được trang trí, phù hợp vừa tầm với trẻ. Từ 
những nguyên vật liệu thiên nhiên và rác tái chế dễ sử dụng không gây hại. Qua 
đó giáo dục trẻ phải biết sau khi chơi phải biết dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng đồ chơi 
gọn gàng, ngăn nắp tạo cho trẻ cảm giác thích thú tham gia hoạt động vui chơi.
 Ví dụ: 
 + Góc học tập: Để trẻ nhận biết được những hành vi xấu ảnh hưởng đến 
môi trường và những hành động tích cực đến môi trường rõ ràng hơn, tôi chuẩn 
bị những nguyên vật liệu cho trẻ chơi ráp lại để tạo thành khối hình học để trẻ 
biết được rác thải không chỉ là phế liệu mà còn sử dụng trong môn học lắp ghép 
để tạo nên các khối dùng cho học tập.
 + Ở góc tạo hình tôi thường xuyên cập nhật, sưu tầm những hình ảnh đẹp 
nơi các bạn đang sinh sống tại địa phương hoặc những tranh ảnh đẹp về quê 
hương, đất nước cho trẻ cùng thảo luận. Qua đó giáo dục trẻ biết thực hiện 
những việc liên quan đến bảo vệ môi trường ngay tại trường học, tại nơi trẻ đang 
sinh sống bằng những công việc cụ thể, gần gũi như bỏ rác đúng nơi quy định, 
phân loại rác, chăm sóc cây hoa và nhắc nhở các bạn và gia đình cùng thực hiện. 
 Sau khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú khi đến lớp, 
đã có những hành vi thói quen trong việc phân loại rác, biết được những nguy 
hiểm của việc xả rác bừa bài và hiệu quả mang lại của việc phân loại rác so với 
đầu năm. 
 2.2. Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng phân loại rác vào chương trình 
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Sau khi có kế hoạch số1818 của Sở giáo dục và hoạch số 41 của Phòng 
giáo dục triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường và xử lý rác thải ở 
trường mầm non. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi gồm 3 chuyên đề cụ thể “Nhựa và 
tôi”, “ Câu chuyện của nhựa”, “Giảm sử dụng nhựa” vào các hoạt động nên từ 
đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng phân loại rác vào chương 
trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 2.2.1. Đưa vào nội dung bảo vệ môi trường thông qua rèn kỹ năng phân 
loại rác cho trẻ vào trong kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Cụ thể trong kế hoạch tuần, ngày của trẻ ở lớp, tôi đã lên kế hoạch xây 
dựng nội dung phân loại rác cho trẻ thông qua hoạt động rèn kỹ năng phân loại 
rác và nội dung hoạt động này được giáo viên hướng dẫn trẻ như sau:
 + Lần 1: Giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ giúp trẻ nhận biết phân biệt 
rõ ràng các loại rác như: rác tái chế, rác vô cơ và rác hữu cơ( bao gồm các loại 
như thế nào)...Sau đó hướng dẫn trẻ cách phân loại rác thải hằng ngày như thế 
nào cho hợp lý; Thông qua hoạt động này giúp trẻ biết được rác thải có từ đâu? 6
tác hại của việc xả rác, nhận biết môi trường ô nhiễm, nguyên nhân môi trường 
bị ô nhiễm
 - Tạo hình: Làm đồ chơi từ rác thải tái chế, cung cấp cho trẻ các nguyên 
vật liệu thuộc nhóm rác thải tái chế, sau đo cô hướng dẫn trẻ làm tranh, đồ chơi 
bằng nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Mở rộng thêm cho trẻ nguồn nguyên vật 
liệu mở.
 - Thơ, truyện: Lồng ghép các bài thơ, truyện có nội dung liên quan. Thông 
qua hoạt động tôi tổ chức cho trẻ tập đóng kịch thể hiện tốt tính cách của từng 
nhân vật trong các nội dung câu chuyện về bảo vệ môi trường.
 + Hoạt động góc: Một số đồ chơi các góc chơi sử dụng rác thải tái chế 
làm đồ chơi, chúng ta có thể lồng ghép giáo dục trẻ. Đặc biệt là góc khám phá 
trải nghiệm có thể hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm từ rác thải tái chế giúp trẻ 
nâng cao kĩ năng phân loại rác và hiểu được ý nghĩa của các loại rác.
 Ví dụ: 
 - Góc sinh nhật đến ngày sinh nhật của 1 bạn ở trong lớp bạn được cô và 
bố mẹ tổ chức sinh nhật có rất nhiều bảnh kẹo, nước ngọt thì qua đây trẻ sẽ được 
trải nghiệm phân loại rác hiệu quả nhất. Cô gợi ý cho trẻ tự phân loại theo yêu 
cầu.
 - Ở góc phân vai, cô cho trẻ đóng vai cô lao công trong trường học qua đó 
trẻ biết cách mô phỏng công việc hằng ngày như quét rác trong sân trường, thu 
gom rác vào buổi chiều, tưới cây, nhổ cỏTrong quá trình chơi, có thể trẻ để đồ 
chơi không gọn gàng, ngăn nắp, chưa bỏ rác đúng nơi quy định, cô sẽ nhẹ nhàng 
uốn nắn và nhắc nhở trẻ. 
 - Góc học tập: Cô cho trẻ xem tranh ảnh môi trường bị ô nhiễm dưới bàn 
tay tác động của con người. Qua hoạt động này trẻ nhận biết được hành tích cực 
và tiêu cực với môi trường sống. Biết được nguyên nhân môi trường bẩn có từ 
đâu ? Môi trường sạch có ích lợi như thế nào đối với đời sống con người. 
 + Hoạt động ngoài trời: Đây là hoạt động không thể thiếu để giáo dục kỹ 
năng cho trẻ, thông qua hoạt động ngoài trời hằng ngày, cô dạo chơi, trò chuyện, 
cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, kỹ năng và hình thành cơ sở ban đầu trong 
việc giáo dục kỹ năng phân loại rác cho trẻ. Trẻ được tham gia trải nghiệm nhặt 
lá cây trong sân trường, xung quanh lớp học, các loại rác bỏ vào thùng, trẻ nhổ 
cỏ, tưới nước cho cây hoa trước lớp đặc biệt là biết cách phân loại rác. Hoạt 
động này có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ vì trẻ được tự học và trải nghiệm một 
cách tự nhiên phù hợp với trẻ.
 + Hoạt động chiều: Cô cho trẻ đọc câu đố, làm album về tranh môi 
trường, xem tranh, xem các video phân loại rác thải, vứt rác bừa bãi, phân loại 
rác thải chưa đúng cách, môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc nêu 
gương từ đó giúp trẻ củng cố cũng như khắc sâu kiến thức đã học. 8
 đóng góp các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu sẵn, cùng với phụ huynh của 
 lớp tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi đơn giản cho trẻ tích cực tham gia hoạt 
 động.
 Qua kênh thông tin của lớp, giáo viên luôn trao đổi thông tin các kế hoạch 
 của trường và lớp thực hiện trong một năm học. Vào các hoạt động lớn giáo viên 
 khuyến khích cha mẹ trẻ tham dự các hoạt động của nhà trường, lớp tổ chức 
 như: Mâm cỗ tết trung thu, tiệc Buffet, hội thao, hội thi môi trường thân thiện 
 của nhà trường để họ thấy được các con đi học ở trường mầm non không chỉ 
 được chăm sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiến thức, kỹ 
 năng, trẻ được khám phá trải nghiệm về phân loại rác. 
 Phần III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp
 Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận được sự hưởng ứng tích cực của 
 cha mẹ, trẻ, giáo viên. 
 * Kết quả đánh giá kết quả sau khi áp dụng biện pháp
 Dự kiến kết quả
 Tổn
 Nội dung tiêu chí Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện 
 g số 
 khảo sát pháp pháp
 trẻ Tỷ lệ C.Đ Tỷ lệ 
 Đạt C.Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ
 100% ạt %
Biết phân loại bỏ rác 
đúng thùng quy 34 19/34 56% 15/34 44% 33/34 97% 1/34 3%
định.
Trẻ có các kiến thức 
về phân loại rác thải: 34
 20/34 59% 14/34 41% 31/34 91% 3/34 9%
rác hữu cơ, rác vô 
cơ, rác tái chế.
Biết giữ gìn vệ sinh 
 34 17/34 50% 17/34 50% 32/34 94% 2/34 6%
nơi công cộng
Biết lau chùi, vệ sinh 
các kệ đồ dùng, sắp 
 18/34 53% 16/34 47% 33/34 97% 1/34 3%
xếp đồ dùng đồ chơi 34
gọn gàng ngăn nắp.
Phân biệt được hành 
vi đúng sai với môi 34 17/34 50% 17/34 50% 31/34 91% 3/34 9
trường 0 10
bằng và đảm bảo, hệ sinh thái phù hợp, giúp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả 
xấu do con người gây ra cho môi trường sống xung quanh ta.
 - Với đề tài này tôi đã áp dụng tại lớp có hiệu quả cao và khả năng áp 
dụng được tất cả các lớp tại trường mầm non Triệu Phước, nội dung phù hợp với 
đặc điểm nhận thức của trẻ và phát triển xã hội, góp phần hình thành những thói 
quen tốt hành vi văn minh của con người mới trong xã hội hiện đại. Giáo dục trẻ 
tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, thân thiện với môi trường 
 - Giáo dục trẻ các kỹ năng phân loại rác giúp cho giáo viên có kiến thức 
về môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm. Giáo viên nhận thức được bản thân 
mình chính là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, hình thành tính kiên trì rèn nền 
nếp thói quen tốt cho trẻ, giáo dục trẻ biết gần gũi với môi trường xung quanh, 
không những vậy giáo viên còn là một tuyên truyền viên đi đầu về giáo dục bảo 
vệ môi trường trong nhà trường, lớp cho các bậc phụ huynh và trong cộng đồng 
nơi mình đang sinh sống. 
 - Để hình thành những kỹ năng, thói quen tốt trong các hoạt động hằng 
ngày thì việc đưa các nội dung giáo dục kỹ năng phân loại rác vào trong chương 
trình học trong trường mầm non thật sự quan trọng và thiết thực. Qua các nội 
dung học trẻ luôn biết cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, biết bỏ rác đúng 
nơi quy định không chỉ ở trường học mà thực hiện tốt mọi lúc mọi nơi. Giúp cho 
trẻ yêu thích, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
 Trong bậc học mầm non việc giáo dục kỹ năng phân loại rác sẽ giúp cho 
các bậc cha mẹ và cộng đồng có nhận thức đúng đắn, hiểu biết cơ bản về môi 
trường sống và bảo vệ môi trường. Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động 
xây dựng bảo vệ môi trường họ đang sinh sống và cùng các Đoàn thể hưởng ứng 
tích cực ngày môi trường, luôn gương mẫu cho trẻ, cùng với giáo viên rèn nền 
nếp thói quen bảo vệ môi trường.
 2. Kiến nghị - đề xuất
 - Nhà trường cần bổ sung thêm thùng rác có kí hiệu cụ thể, các tài liệu, 
tranh ảnh, truyện, thơ về giáo dục bảo vệ môi trường;
 - Tổ chức nhiều hội thi có sự tham gia của cha mẹ trẻ: Bé thông minh, bé 
khỏe bé ngoan, hội thi thời trang tái chế, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền môi 
trường xanh...
 Trên đây là biện pháp giáo dục kĩ năng phân loại rác thải cho trẻ tại lớp 5-
6 tuổi tại Trường Mầm non Triệu Phước. Phần trình bày của tôi về biện pháp 
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến 
của quý cấp lãnh đạo, của đồng chí, đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Triệu Phước, ngày 28 tháng 11 năm 2023

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phan_loai_rac_cho_tre_5_6_tu.docx