SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Là giáo viên mầm non, với tinh thần và trách nhiệm tôi luôn trăn trở, không ngừng học hỏi để thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục trẻ, góp phần đóng góp của bản thân thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra, làm thế nào để trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày, biết giao tiếp văn minh, hồn nhiên với độ tuổi của trẻ, trẻ sống trong môi trường vui vẽ, ấm áp, hòa thuận, khỏe mạnh, nhanh nhẹn phát triển hài hòa cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản. Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ, dần dần trẻ biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, biểu cảm rõ ràng những ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của mình. Với mong muốn đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng“Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm nonvào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, được nhà trường, đồng nghiệp ghi nhận nhằm tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp để các cháu trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi có hành vi văn minh đúng đắn và giao tiếp một cách lịch sự.
docx 9 trang skmamnonhay 04/04/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin, biết nhận xét ý kiến của bạn, biết bày tỏ ý kiến của mình 
với bạn bè, cô giáo, người thân và những người xung quanh.
 - Hình thành cho trẻ những hành vi, ứng xử phù hợp với mọi tình huống xảy ra 
khi tham gia giao tiếp hàng ngày như: biết lễ phép, lịch sự trong giao tiếp, biết kết 
hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động trong giao tiếp. Từ đó phát triển toàn diện 
về thể chất, tinh thần cũng như tâm sinh lý của trẻ; góp phần quan trọng vào việc 
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
 * Kết quả cần đạt của biện pháp
 - Từ 92% - 95% trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng khi giao tiếp; trẻ có kỹ 
năng giao tiếp, ứng xử với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh.
 - Từ 90% trở lên trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp; có thói quen lịch sự, kết hợp 
với cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp hàng ngày.
 2 Từ thực trạng như trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ và mạnh dạn 
đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi như sau:
 2. Các biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động 
trong ngày.
 * Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học.
 Kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và phát triển đa dạng, phong phú và 
trong mọi tình huống, mọi hoạt động. Trong các hoạt động học thì kiến thức kỹ năng 
của trẻ được cung cấp và cũng cố có hệ thống, logic hơn; trẻ được phát triển về các 
lĩnh vực giáo dục và được giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau. Đây là điều kiện 
tốt để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và được hướng dẫn, uốn nắn kỹ năng thể hiện 
của trẻ như: trẻ biết lắng nghe, trao đổi, suy luận, phán đoán, nêu ra ý kiến, sự phối 
hợp và làm theo nhómVì vậy tôi luôn xây dựng các hoạt động học theo hướng giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm. Lồng ghép nội dung của các lĩnh vực giáo dục một cách 
linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút trẻ chủ động tham gia học tập; tạo không khí 
vui tươi, thoải mái để trẻ tự nguyện, không gò ép trẻ và theo quan điểm là “trẻ học 
bằng chơi, chơi mà học”. Từ đó tạo mọi cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng, hiểu biết 
của mình. Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra sẽ thúc đẩy suy nghĩ 
của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển 
kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh.
 + Ví dụ: Đối với hoạt động tạo hình “Vẽ áo sơ mi” cô khuyến khích trẻ nói lên 
quan điểm của mình, cô lắng nghe đồng thời gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ. Từ đó sẽ 
hình thành và rèn luyện cho trẻ tính tự tin, mạnh dạn. Và khi vẽ xong, trẻ sẽ được 
quan sát và nhận xét về sản phẩm của các bạn từ đó sẽ hình thành ở trẻ tính mạnh 
dạn, tự tin.
 Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người gợi mở những câu hỏi để giúp trẻ 
trả lời, và hay đặt ra những câu hỏi tình huống để trẻ có thể tự tin giao tiếp cùng cô
 + Ví dụ: Trong giờ làm quen văn học chuyện “Ba cô gái” cô kể với giọng điệu 
phù hợp với từng tính cách của từng nhân vật trong chuyện, sau đó cho trẻ đóng kịch. 
Trong hoạt động học tôi luôn tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân để cho trẻ thể 
hiện ở nhân vật mà mình đóng vai.
 * Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua hoạt động góc
 Đối với trẻ mẫu giáo vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động của trẻ 
mẫu giáo ở trường mầm non. Việc tạo môi trường vui chơi nhằm hình thành cho trẻ 
những ấn tượng, cảm xúc cho trẻ về giao tiếp; để thực hiện có hiệu quả ở nội dung 
này bản thân tôi đã trang trí các góc phù hợp với từng chủ đề, bố trí không gian hợp 
lí ở các góc chơi cho trẻ. Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải tách xa các góc chơi ồn 
ào với các góc chơi yên tĩnh. Trong lớp sắp xếp các góc thể hiện rõ ranh giới của mỗi 
góc, giữa các góc có khoảng không gian để trẻ đi lại, sắp xếp các góc có mối liên 
quan ở cạnh nhau.
 + Ví dụ: Với góc phân vai, góc nghệ thuật và góc xây dựng là các góc trẻ sử dụng 
kỹ năng giao tiếp nhiều nên tôi đã đặc biệt quan tâm và thực hiện như sau:
 - Ở góc nghệ thuật:
 Các con ơi, chủ đề này chúng mình có những bài hát nào mà các con biết nhỉ? 
Bạn nào giúp cô kể tên các bài hát mà chúng mình đã biết nào? Thế con muốn hát 4 diễn gồm các hoạt động âm nhạc, văn học, tạo hìnhvào sinh hoạt chiều ngày thứ 
sáu. Các buổi biểu diễn cần thay đổi các hình thức để tạo cho trẻ hứng thú, mong chờ 
được thể hiện, không rập khuôn các loại hình cho trẻ, khuyến khích toàn thể trẻ được 
thể hiện, không giành nhiều thời gian luyện tập làm ảnh hưởng các hoạt động hàng 
ngày mà là thể hiện những gì trẻ đã biết và sáng tạo.
 Chủ động cho trẻ tham gia các tiết mục trong các ngày hội ngày lễ của trường, 
của lớp, địa phương như “ngày hội đến trường của bé”, “bé vui hội trăng rằm”, 
 Tổ chức cho trẻ được thăm Đại Phúc Thần Miếu , thăm trường tiểu học
 Với những hoạt động này, trẻ rất hứng thú, chủ động tham gia, kể cho gia đình, 
bạn bè được khám phá về thế giới xung quanhtừ đó sự giao tiếp của trẻ được phát 
huy mạnh và xử lý các tình huống trong thực tế linh hoạt hơn.
 Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh trong rèn kỹ năng giao tiếp và làm 
tấm gương tốt cho trẻ noi theo trong giao tiếp hằng ngày
 Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ một cách hiệu quả nhất thì cần có sự phối 
hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
 Từ đầu năm tôi đã tìm kiểu kỹ về hoàn cảnh của từng gia đình trẻ qua đó hiểu 
thêm được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, đồng thời tuyên truyền phụ huynh 
nên tham gia các cuộc họp của lớp để trao đổi về tình hình của con trẻ.
 Sau đó, thông qua các cuộc họp này tôi đưa ra những phương pháp dạy phát triển 
kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đề nghị phụ huynh luôn là tấm gương trong giao tiếp ứng 
xử để trẻ học theo và đưa ra yêu cầu cần có sự phối hợp của phụ huynh.
 Ví dụ: Tôi dạy trẻ khi về nhà phải biết chào ba mẹ, ông bà, người lớn , thường 
xuyên sử dụng những từ như: “vâng”, “dạ”, “ thưa”, “ cảm ơn” khi được giúp đỡ và 
“ xin lỗi” khi gây ra lỗi .... sau đó tôi đã trao đổi với phụ huynh và yêu cầu phụ huynh 
phối hợp xem trẻ có thực hiện không.
 Hơn thế nữa, khi gặp gỡ phụ huynh, trong giờ đón trả trẻ tôi luôn chào hỏi, niềm 
nở vui vẽ với trẻ và trò chuyện cởi mở với phụ huynh. Sử dụng những từ như: 
“vâng”,” dạ”, “cảm ơn” với những bậc phụ huynh lớn tuổi. Và cũng thường xuyên 
để ý, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, các bạn khi đến lớp và khi ra về.
 Điều đó không những tăng kỹ năng giao tiếp mà còn góp phần giáo dục về lễ 
giáo cho trẻ.
 + Ví dụ: Lớp tôi có bé gái tên là Kiều Trang, thời kì đầu khi mới đến lớp, cháu 
rất nhút nhát, ngày nào cũng khóc mặc dù đã là trẻ 5 tuổi. Ngoài việc ngồi cạnh cô 
trong tất cả các hoạt động, cháu ít nói và không tham gia vui chơi hay trò chuyện 
cùng bất kì thành viên nào của lớp. Để tránh việc cháu tự cô lập mình, tôi đã trò 
chuyện và trao đổi cùng phụ huynh của cháu để có thể nắm rõ được những đặc điểm 
tâm sinh lí của cháu khi ở nhà. Sau khi có được những thông tin đầy đủ, tôi chia sẻ 
với phụ huynh cháu về những hiểu biết và biện pháp của tôi để khiến cháu hòa đồng 
hơn như: Ở lớp, tôi thường ghép cháu với nhóm bạn mạnh dạn và nhanh nhẹn để 
cháu được các bạn cùng hoạt động, tăng cường trò chuyện với cháu, đưa cháu vào 
các hoạt động tập thể của lớp Ngoài ra, tôi cũng yêu cầu phụ huynh cần trò chuyện 
với cháu về những việc cháu đã làm trên lớp hàng ngày cùng bạn và cô giáo. Qua 
một thời gian, cháu đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cùng cô và bạn. Qua quá trình 
đó, phụ huynh sẽ nhận ra được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ khi ở nhà, khuyến 
 6 PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Sau thời gian áp dụng “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở 
trường mầm non”, bản thân tôi và trẻ đã thu được các kết quả như sau: 
 * Đối với trẻ:
 Trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động bắt đầu từ các cuộc trò 
chuyện một cách tự nhiên; xưng hô đúng mực với cô giáo, ba mẹ, bạn bè và mọi người xung 
quanh. Trẻ biết nhận xét ý kiến của bạn, biết bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, cô 
giáo
 - Vốn từ của trẻ được mở rộng phong phú hơn rất nhiều. Trẻ nói mạch lạc, trọn câu các 
câu đơn, câu phức tạp, thể hiện được lời nói kết hợp với các hành động, cử chỉ và điệu bộ 
trong giao tiếp hàng ngày.
 - Trẻ luôn hứng thú tham gia luyện tập để biểu diễn các tiết mục văn nghệ, các câu 
chuyện, bài thơtrong các buổi sinh hoạt văn nghệ của lớp, các ngày hội, ngày lễ của trường, 
của địa phương.
 - Nhiều trẻ đã có những hành vi, ứng xử phù hợp với mọi tình huống xảy ra khi 
tham gia giao tiếp hàng ngày như: Biết lễ phép, lịch sự trong giao tiếp, biết kết hợp 
lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động trong giao tiếp
 Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đạt được sau khi thực hiện biện pháp:
 Đạt Chưa đạt Tăng so 
 TT TIÊU CHÍ với đầu 
 SL % SL %
 năm (%)
 1 Trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch 
 27/27 100 0 0 44,4
 lạc, rõ ràng khi giao tiếp.
 Trẻ có kỹ năng giao tiếp, 
 2 ứng xử với cô giáo, bạn bè và 26/27 96,3 1/27 3,7 44,4
 mọi người xung quanh. 
 3 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
 25/27 92,6 2/27 7,4 37,0
 giao tiếp.
 Trẻ có thói quen lịch sự kết 
 4 hợp với cử chỉ, điệu bộ trong 25/27 92,6 2/27 7,4 44,5
 giao tiếp hàng ngày.
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên nắm chắc hơn về phương pháp tiến hành giáo dục cho trẻ kỹ năng giao tiếp. 
Sau khi thực hiện mình cảm thấy tự tin hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc rèn 
kỹ năng giao tiếp cho trẻ đạt hiệu quả.
 * Đối với phụ huynh:
 - Phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp từ 
đó có phương pháp, cách thức dạy con hợp lý và có hiệu quả.
 - Phụ huynh phấn khởi tin tưởng và đã phối kết hợp cùng với giáo viên trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó tăng cường mối quan hệ kết hợp giữa gia 
đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_5_6_tuoi_o.docx