SKKN Biện pháp giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Xuân Lương

Tham gia giao thông đường bộ an toàn là mong muốn của toàn xã hội, vì trên thực tế hiện nay khi tham gia giao thông đường bộ cho dù là hình thức nào, bạn đang đi bộ, đi xe thô sơ hay những loại xe hiện đại nhất cũng có những nguy cơ mất an toàn ập đến bất cứ lúc nào. Mất an toàn khi tham gia giao thông đường bộ để lại những mất mát và hậu quả nghiêm trọng về người và của, nguyên nhân nào dẫn đến những việc đau lòng đó? Có cách nào phòng chánh và giảm những nguy cơ mất an toàn luôn đeo bán người tham gia giao thông? Đây không phải câu hỏi của riêng cá nhân tôi mà là hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội.
Ngay từ đầu năm học tôi đã căn cứ vào kế hoạch số 665/KH-BGDĐT ngày 06/06/2022 về việc triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học Mầm Non. Kế hoạch số 83/KH- SGDĐT ngày 11/10/2022. Kế hoạch số 969/KH-PGDĐT ngày 17/10/2022, kế hoạch số 118 của trường mầm non Xuân Lương để xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các hoạt động tại lớp mình phụ trách.
Hằng ngày, đi trên con đường đến trường tôi đã chứng kiến không ít những vụ tai nạn giao thông đường bộ lớn nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ý thức chấp hành luật giao thông của người đi đường. Không chỉ vậy ngay chính cổng trường học nơi tôi công tác rất nhiều phụ huynh đưa đón con không hề đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, dựng xe ngổn ngang trước cổng trường gây khó khăn cho việc đi lại của người khác… Từ những trăn trở đó bản thân là giáo viên mầm non mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn, đặc biệt là cho trẻ lứa tuổi mầm non những chủ nhân tương lai của đất nước với hy vọng sẽ thay đổi được những bất lợi, những thiếu sót khi tham gia giao thông bằng những hành vi, những thói quen văn minh lịch sự.
docx 17 trang skmamnonhay 03/02/2025 2231
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Xuân Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Xuân Lương

SKKN Biện pháp giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non Xuân Lương
 2
nơi tôi công tác rất nhiều phụ huynh đưa đón con không hề đội mũ bảo hiểm, chở 
quá số người quy định, dựng xe ngổn ngang trước cổng trường gây khó khăn cho 
việc đi lại của người khác Từ những trăn trở đó bản thân là giáo viên mầm non 
mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng văn hóa tham gia 
giao thông an toàn, đặc biệt là cho trẻ lứa tuổi mầm non những chủ nhân tương lai 
của đất nước với hy vọng sẽ thay đổi được những bất lợi, những thiếu sót khi tham 
gia giao thông bằng những hành vi, những thói quen văn minh lịch sự.
 2. Thực trạng vấn đề và nguyên nhân
 * Ưu điểm:
 - Nhà trường luôn quan tâm, đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ 
chơi và đặc biệt là những đồ dùng trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
 - Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự học, tự rèn luyện nâng cao 
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Được tham gia tập huấn, dự giờ các hoạt động giáo 
dục an toàn giao thông cho trẻ do Phòng GD và trường tổ chức.
 - Trẻ mạnh dạn, đảm bảo sứ khỏe để học tập và vui chơi.
 - Một số phụ huynh có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định an toàn giao thông, thực 
hiện đưa đón trẻ đi học an toàn.
 * Hạn chế:
 - Trường nằm trên tuyến đường quốc lộ 17 ít có các biển báo, đèn tín hiệu giao thông. 
Một số biển báo đã cũ và xuống cấp.
 - Đồ dùng đồ chơi được cấp tuy đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng, hiện đại.
 - Việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông của giáo 
viên vào các chủ đề chủ điểm, các hoạt động trong ngày còn chưa được thực hiện 
thường xuyên.
 - Hầu hết trẻ lớp tôi vẫn chưa có kiến thức sơ đẳng về luật an toàn giao thông, 
nhận thức của trẻ không đồng đều.
 + Phần lớn phụ huynh vẫn chưa thực sự chú ý đến sự mất an toàn khi cho trẻ 
gián tiếp tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy 
định. Mặc dù việc đội mũ bảo hiểm chưa bắt buộc nhưng nếu tuân thủ đội mũ bảo 
hiểm và chở đúng người quy định sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn khi tham gia 
giao thông. 4
 3. Biện pháp thực hiện
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động giáo dục “An 
toàn giao thông đường bộ” phù hợp với từng chủ đề trong năm học.
 Để xây dựng được kế hoạch giáo dục “An toàn giao thông đường bộ” phù hợp 
với từng chủ đề trong năm học đáp ứng được mục tiêu giáo dục của lớp:
 + Căn cứ kế hoạch số 969/KH-PGDDT, kế hoạch số 118/KH-TrMN về việc 
triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong trường mầm non năm học 2022- 
2023 của nhà trường.
 + Tôi luôn bám sát vào chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào 
kề hoạch chuyên môn của nhà trường, căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp của trường và 
địa phương, căn cứ vào kết quả khảo sát trẻ đầu năm học 2022 - 2023 để xây dựng lồng 
ghép kế hoạch giáo dục “An toàn giao thông đường bộ” phục vụ cho từng chủ đề. 
 + Các bài học dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ. 
 + Rà soát mục tiêu của lứa tuổi phù hợp với nội dung giáo dục “An toàn giao 
thông đường bộ” để đưa vào hoạt động học và xây dựng kế hoạch phù hợp giúp giáo 
viên chủ động trong mọi công việc.
 + Bản thân chủ động tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức về luật giao thông đường bộ 
đơn giản, hiểu ý nghĩa một số loại biển báo giao thông đường bộ thường gặp để lồng ghép 
phù hợp vào các chủ đề.
 Ví dụ: Chủ đề trường mầm non tôi lựa chọn bài học cụ thể: “Bé đến trường an toàn” 
 Với nội dung: Giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
 Hình thức tổ chức: Qua hoạt động học.
 - Tổ chức hoạt động trải nghiệm hưởng ứng tháng hành động vì an toàn giao 
thông (tháng 9)
 - Chủ đề Gia đình: lồng ghép những đồ dùng liên quan đến giao thông trong gia 
đình như: ô tô, xe máy, mũ bảo hiểmqua đó giáo dục trẻ khi đi ngồi trên phương 
tiện giao thông con phải làm gì?...
 - Ở Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi lựa chọn nội dung về một số nghề: Công việc 
chú cảnh sát giao thông làm việc ở ngã tư đường phố, nghề lái xe. 6
trẻ nhớ được cách giải quyết vấn đề hợp lý hình thành những kỹ năng cơ bản không 
bao giờ quên.
 Khi trẻ tham gia vào các hoạt động học sôi nổi, sinh động, với những đồ dùng 
học liệu được sử dụng bằng những đồ dùng đồ chơi sáng tạo mà trẻ cùng cô chuẩn bị 
thì việc tiếp thu kiến thức sẽ chở nên dễ dàng hơn, giúp trẻ phát huy được tính tích 
cực chủ động, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Qua đó giúp cho việc 
tiếp thu các kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông dễ dàng và khắc sâu hơn.
 - Hoạt động đón, trả trẻ:
 Tôi trò chuyện cùng trẻ: Ai đưa đến trường, đưa bằng phương tiện gì?
 + Khi ngồi trên xe máy đến trường chúng ta cần lưu ý những gì? 
 + Đầu có nên đội mũ bảo hiểm không? Vì sao?
 + Khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn chúng ta ngồi ở vị trí nào? ... 
 Với những câu hỏi những câu hỏi trên đã góp phần giúp trẻ biết được khi ngồi 
trên xe cần làm những việc gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho bố mẹ. Nếu 
những câu trả lời của trẻ chưa đúng, cô giáo cần nhắc trẻ nhẹ nhàng và đưa ra những 
gợi ý để trẻ nhận biết những hành vi đúng và hỏi lại trẻ vào những buổi đón, trả trẻ 
lần sau, để dần hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ.
 - Hoạt động học:
 Thông qua các hoạt động học như: khám phá, âm nhạc, làm quen văn học, tạo 
hình, giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội...
 Ví dụ 1: Hoạt động học lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội chủ đề “Giao 
thông” tôi lựa chọn hoạt động học “Dạy trẻ cách ứng xử khi tham gia GT đường bộ” có 
tích hợp bài thơ “Đèn giao thông” để dạy trẻ. Qua hoạt động học trẻ biết cách ứng xử 
đúng cách, văn minh khi tham gia giao thông đường bộ như: Khi ngồi trên xe ô tô ngồi 
ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài biết các hành vi nào đúng, hành vi nào sai 
gắn với những biểu tượng khuân mặt mếu và khuân mặt cười để tạo ấn tượng với trẻ. 
Ngoài ra tích hợp bài thơ “Đèn giao thông” còn giáo dục trẻ chấp hành tín hiệu đèn khi 
tham gia giao thông: đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi. 
 Ví dụ 2: Hoạt động dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm: Cô tạo tình huống để trẻ tự 
đội mũ hướng dẫn trẻ cách đội mũ bảo hiểm. Sau bài học cô giáo dục trẻ nên đội mũ 
bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 8
sách và trang trí sách làm tranh ảnh về phương tiện giao thông và biển báo, vẽ, nặn, 
xé dán về các phương tiện, biển báo giao thông đường bộ Góc tôi yêu Việt Nam 
cho trẻ sắp xếp các phương tiện giao thông và người khi tham gia giao thông trên 
đường Trong quá trình chơi cô giáo đặt các câu hỏi giáo dục về an toàn giao thông 
cho trẻ như: Ngã tư đường phố có những gì? Con xây cột đèn tín hiệu để làm gì?...
 Hình ảnh trẻ sắp xếp phương tiện và người tham gia giao thông
 - Hoạt động chiều:
 Tổ chức cho trẻ xem các video tập phim “Tôi yêu Việt Nam”, xem hình các 
biển báo và trò chuyện về các quy định, luật giao thông đường bộ đơn giản qua đó 
củng cố kiến thức về an toàn giao thông qua các câu hỏi, đố vui...
 Hình ảnh trẻ xem các video “Tôi Yêu Việt Nam” 10
 => Sau thời gian tổ chức chương trình “Tôi yêu Việt Nam” tại lớp đã đạt được 
hiệu quả nhất định. Thứ nhất tạo được không khí vui tươi, hào hứng, sôi nổi cho cô, 
trẻ và phụ huynh. Thứ hai đã tạo được hiệu ứng tuyên truyền về giáo dục an toàn 
giao thông được lan tỏa mạnh mẽ. Thứ ba, khi tổ chức chương trình tạo nên một sân 
chơi giúp trẻ rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin, có thêm kiến thức, kỹ năng về an toàn 
khi tham gia giao thông, hình thành kỹ năng sống tích cực cho trẻ. 
 Hình ảnh trẻ tham gia chương trình Tôi yêu Việt Nam
 - Tổ chức thi vẽ tranh an toàn giao thông:
 Tiếp tục hưởng ứng chương trình “Tôi yêu Việt Nam” tôi đã tổ chức cho trẻ 
tham gia thi vẽ tranh về an toàn giao thông. 
 => Với những nét bút ngây thơ, khéo léo của các bé lớp 5-6 Tuổi A2 đã tái hiện 
lại những hiểu biết của trẻ về an toàn giao thông qua đó khắc sâu cũng như góp phần 
tuyên truyền về an toàn giao thông.
 Trẻ 5- 6 tuổi thi vẽ tranh về ăn toàn giao thông 12
 Ví dụ: Tôi đã trang trí lớp học có góc “Tôi yêu Việt Nam”: Ở góc này trẻ có thể 
xem tranh, chọn hành vi đúng sai khi tham gia giao thông, được làm một số biển báo 
giao thông đường bộ, đèn tín hiệu giao thông, làm một số loại phương tiện giao 
thông, để trẻ hiểu được ý nghĩa của của biển báo cho trẻ gắn tích like, nếu trẻ chưa 
hiểu gắn tích gạch tréo (Điều này được tôi quy ước với trẻ trong những hoạt động 
học trước đó). Nếu có gạch tréo tức là trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của biển báo đó tôi 
sẽ giải thích trẻ hiểu rõ hơn.
 Hình ảnh góc Tôi yêu Việt Nam tại lớp
 - Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo: 
 Tôi vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu tự nhiên, vật liệu đã qua sử 
dụng như: bìa cát tông, lá cây, chai nhựa, vỏ lon, vỏ lạc... để trẻ và cô cùng làm các 
đồ dùng đồ chơi sáng tạo... Qua đó trẻ phát triển ở trẻ tích cực, tự nguyện và khắc 
sâu các kiến thức về an toàn giao thông. 14
“Tôi yêu Việt Nam” hửng ứng tham gia giao thông an toàn, hưởng ứng tháng hành 
động về an toàn giao thông
 Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cam kết chấp hành an toàn giao thông qua 
các buổi họp, qua nhóm Zalo, Face book như: đưa đón trẻ đội mũ bảo hiểm và chở 
đủ số người, khi đưa đón trẻ để xe trật tự, đúng nơi quy định, tránh gây ùn tắc trước 
cổng trường Quản lý trẻ khi ở nhà không cho trẻ tự đi chơi một mình hoặc chơi 
đùa dưới lòng đường. Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, chai nước... ra đường vì dễ gây 
tai nạn giao thông.
 Sắp xếp, xây dựng góc tuyên truyền về an toàn giao thông của lớp, lựa chọn 
hình ảnh phù hợp với trẻ, điều kiện thực tế của lớp, địa phương.
 Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với Đoàn thanh niên của nhà trường xây dựng mô 
hình cổng trường an toàn giao thông tại cổng trường. Qua đó giúp phụ huynh biết đỗ 
xe đúng cách, đúng quy định, tránh ùn tắc, tai nạn trong giờ đón trả trẻ, mô hình còn 
là một phương thức tuyên truyền nét đẹp văn hóa giao thông đường bộ. 
 Không chỉ vậy nhà trường cùng phối hợp với đoàn thanh niên và công an xã 
tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh chấp hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ 
tại cổng trường trong giờ đón trả trẻ.
 Từ đó giúp cho phụ huynh thấy được sự cần thiết giáo dục an toàn giao thông 
cho trẻ đồng thời có được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã 
hội để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm non và 
tuyên truyền hưởng ứng chấp hành luật lệ An Toàn Giao Thông đến toàn xã hội.
 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 16
 120
 100
 80
 Tỉ lệ % trẻ đạt trước 
 60 khi áp dụng
 Tỉ lệ % trẻ đạt sau khi 
 áp dụng
 40
 20
 0
 Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4
 Biểu đồ so sánh kết quả tỉ lệ % trẻ đạt trước và sau khi áp dụng biện pháp
 Dựa vào kết quả của bảng khảo sát và biểu đồ trên thì “Biện pháp giáo dục an 
toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp 5- 6 tuổi A2 trường mầm non Xuân lương” 
đã được áp dụng có hiệu quả trên trẻ và phù hợp với nhà trường.
 * Đối với phụ huynh: 
 - Phụ huynh nắm được việc chấp hành an toàn giao thông đường bộ là rất cần 
thiết: Phụ huynh và trẻ luôn đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường, chở đúng số người, 
để xe đúng nơi quy định khi đưa đón trẻ... Do đó việc ùn tắc ngoài cổng trường cũng 
như các vụ tai nạn giao thông gần khu vực cổng trường cũng giảm đáng kể.
 - Ủng hộ cô giáo nhà trường trong các hoạt động: ủng hộ nguyên vật liệu, ngày 
công lao động
 * Đối với giáo viên:
 - Bản thân có thêm kiến thức, ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
 - Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt trong xây dựng kế 
hoạch, thiết kế nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Biết vận dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, ứng dụng công nghệ 
thông tin có hiệu quả. 
 - Có thêm kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ huynh để chăm sóc 
và giáo dục trẻ một cách toàn diện.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giao_duc_an_toan_giao_thong_duong_bo_cho_tre.docx