SKKN Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, bài thơ hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...Chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo mong muốn, nhu cầu của phụ huynh. Hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục cho trẻ biết đoàn kết quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để làm được điều đó tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới người thân trẻ, cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Với những kinh nghiệm đạt được, tôi mạnh dạn chọn: “Biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.”
doc 19 trang skmamnonhay 29/12/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

SKKN Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh
 1
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại 
yêu thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên 
suốt hành trình cuộc sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng 
mà có được mà phải suất phát từ con tim, bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn 
mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của 
người khác. Để hiểu yêu thương, chia sẻ là gì cũng cần một chặng đường dài 
học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó” 
 Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ thì một thế hệ nhất 
định, đặc biệt là giới trẻ với cách sống lạnh nhạt không có nhiều sự quan tâm 
đến người xung quanh, thậm chí cả người thân mà chúng ta thường gọi là “lối 
sống vô cảm”.Vì vậy giáo dục trẻ hành vi biết quan tâm, chia sẻ ngay từ khi còn 
nhỏ là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong xã hội công nghiệp hoá 
hiện đại hoá cùng với lo toan, bộn bề của cuộc sống, con người cũng bận rộn 
hơn, gấp gáp hơn đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự quan tâm, chia sẻ 
của bản thân mình đối với mọi trong gia đình và xã hội. Đó chính là sự vô tâm 
không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu 
rằng cho dù ở thời đại nào thì quan tâm và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp 
con người vượt qua vất vả, khó khăn, nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái 
gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. 
 Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, tôi luôn mong muốn những học 
trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và 
xã hội. Do đó ngay từ lứa tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến 
thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ 
về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ từ nhỏ sẽ 
là nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. Trong thực tế 
ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ 
thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học 
kể chuyện, bài thơ hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ 
chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu 
của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được 
bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy...Chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo 
dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo mong muốn, nhu cầu 
của phụ huynh. Hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất 
mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời 
gian để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ 
giữa phụ huynh và nhà trường. 3
 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 
 1.2.1. Giáo viên
 Giáo viên chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu sâu về hoàn cảnh và tình 
hình thực tế gia đình của mỗi trẻ.
 Cô giáo chưa quan tâm lồng ghép giáo dục xử lý tình huống và rèn kỹ 
năng cho trẻ kịp thời, trẻ chưa có kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn. Giáo 
viên chưa thực hiện cho trẻ thực hành trải nghiệm cũng như chưa khuyến khích, 
kích thích trẻ có sự cảm nhận hay hiểu biết về những việc cần quan tâm chia sẻ 
hay những cảm xúc với sự việc xung quanh để trẻ nảy sinh ý thức chia sẻ, giúp 
đỡ mọi người.
 1.2.2.Trẻ em
 Kỹ năng của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ còn chưa biết dành tình quan tâm 
chia sẻ với mọi người và thế giới xung quanh.
 Trẻ còn hạn chế trong kỹ năng đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn. Đôi khi 
vẫn tranh giành đồ chơi, đánh bạn, số khác lại ích kỉ muốn tất cả theo ý mình
 Trong lớp tôi có hai học sinh bố mẹ bị mất sớm, các con ở cùng ông bà 
nên trẻ thiếu thốn tình quan tâm, chia sẻ của người thân.Trẻ trong lớp còn chưa 
biết động viên, an ủi bạn.
 1.2.3. Phụ huynh 
 Phụ huynh còn quá bao bọc trẻ, ít trò chuyện, chơi đùa cùng con khiến 
cho trẻ ít có cơ hội trải nghiệm, va chạm với bên ngoài nên kỹ năng xã hội của 
trẻ còn hạn chế.
 Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người 
xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ 
quan tâm đến mọi người xung quanh.
 1.2.4. Tại cơ sở
 Trường Mầm non Dĩnh Trì hiện chưa có đề tài nghiên cứu về định hướng 
quan tâm, chia sẻ cho trẻ hơn nữa là một lĩnh vực có ít tài liệu để tham khảo. Cơ 
sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn chưa phong phú, không gian trường còn hẹp 
chưa đủ cho trẻ vui chơi hoạt động để phát triển hình thành kỹ năng 
 1.2.5. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế.
 Phụ huynh còn bao bọc trẻ, cho rằng trẻ còn quá nhỏ để hiểu được hành vi 
kỹ năng quan tâm chia sẻ, vì vậy mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ 
năng cho trẻ. 5
 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp.
 Xây dựng môi trường lớp học thân thiện để thu hút trẻ là một yếu tố quan 
trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ 
phát triển toàn diện. Vì vậy muốn làm tốt điều này tôi đã đưa ra những biện 
pháp sau:
 Để tạo môi trường lớp học thân thiện thì cây xanh góp phần tô điểm cho 
khung cảnh lớp học thêm xanh, đẹp. Tôi bố trí đặt cây xanh ở các góc lớp, trên 
giá đồ chơi như cây: Vạn liên thanh, cây kim tiền, cây trầu bà, cây hạnh phúc. 
Các mảng tường trang trí lựa chọn hình ảnh có gam màu nhẹ nhàng, cách sắp 
xếp khoa học. Các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như 
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và 
tích cực đối với trẻ. 
 Ví dụ 1:
 Tôi lựa chọn những câu châm ngôn để xây dựng lớp học tạo nên môi 
trường thân thiện và trẻ luôn thấy mình hạnh phúc: “Con đường đến với trái tim 
trẻ chỉ có thể là tình thương của cô giáo”, Nguồn gốc của kỷ luật tốt là lớn lên 
trong một gia đình tràn đầy quan tâm, được yêu và học cách yêu người khác
 Ngay cửa ra vào, tôi trang trí các hình ảnh quan tâm như: Bắt tay, trái tim, 
cái ôm .... Sau khi bước vào lớp trẻ tự lựa chọn một hình thức chào hỏi, đã khiến 
trẻ quên đi sự lưu luyến bố mẹ và trẻ thấy thân thiện hơn .
 Hình thức chào hỏi thể hiện tình cảm của cô và trẻ.
 Cùng phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ với các bài học trực quan, tôi đã 
tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí các góc, rà soát lại đồ dùng đồ chơi 
các góc, đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung theo từng 
chủ đề, đặt ở vị trí giá đồ chơi vừa tầm mắt với trẻ cho trẻ dễ lấy, dễ cất. 7
 2.2. Biện pháp 2. Cung cấp cho trẻ một số kiến thức về ý nghĩa của 
hành vi tốt, biết quan tâm chia sẻ với mọi người.
 2.2.1. Nội dung của biện pháp.
 Dạy trẻ biết nghe lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi, phụ giúp việc nhà, 
quan tâm quan tâm đến cha mẹ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp 
khó khăn, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt mỏi, biết nhường nhịn em nhỏ 
 Hướng dẫn trẻ một số công việc phù hợp để giúp đỡ cô giáo và có kỹ 
năng làm một số công việc vừa sức. Cô giáo và cha mẹ nên làm tấm gương cho 
trẻ học theo.
 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp.
 Việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi 
hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú 
của trẻ. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được 
phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của 
nhân cách con người tương lai.
 Vì vậy việc dạy trẻ biết nghe lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi, phụ giúp 
việc nhà chính là quan tâm quan tâm đến cha mẹ, biết kính trọng người lớn tuổi, 
biết nhường nhịn cho em nhỏ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp 
khó khăn, biết quan tâm, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt mỏi
 VD: Hàng ngày trên lớp tôi thường kể cho các con nghe những câu 
chuyện như truyện: “Dê con nhanh trí”; “Ba cô gái” Thơ “Quạt cho bà ngủ” trẻ 
rồi hỏi suy nghĩ, cảm nhận của trẻ, sau đó giảng giải nội dung của câu truyện 
đó, giáo dục trẻ để trẻ biết nghe lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi, phụ giúp việc 
nhà chính là quan tâm quan tâm đến cha mẹ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ 
người gặp khó khăn, hỏi han,chăm sóc khi người thân ốm đau, mệt mỏi, biết 
nhường nhịn em nhỏ là biết quan tâm, chia sẻ. Điều đó làm cho tình cảm con 
người trở nên gần gũi, gắn bó hơn, góp phần vào việc phát triển và duy trì mối 
quan hệ thân thiện, nhân ái.
 Kể cho trẻ nghe câu chuyện về nội dung quan tâm, chia sẻ. 9
 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp. 
 Sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức cơ 
bản về việc giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh mà trước đó 
trẻ chưa có được. Trẻ biết giúp đỡ bố mẹ và những người thân trong gia đình 
một số công việc như: Trông e nhỏ, quét nhàTrẻ biết chia sẻ, giúp đỡ những 
bạn nhỏ cơ nhỡ, những bạn nhỏ miền trung khi gặp lũ lụt, Các bạn nhỏ trong 
vùng dịch covid. 
 Trẻ biết giúp đỡ cô giáo những công việc vừa với sức của mình: như kê 
bàn ghế, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, kê dọn giường ngủ.
 2.3. Biện pháp 3. Tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng biết quan 
tâm chia sẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
 2.3.1. Nội dung biện pháp:
 Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, thể hiện tình cảm với mọi 
người xung quanh. Thể hiện cảm xúc, quan tâm, sự chia sẻ và hợp tác với bạn, biết 
tôn trọng mọi người.
 Biết thăm hỏi người thân, dành những lời chúc tốt đẹp đến người thân nhân 
dịp tết, sinh nhật, giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc vừa sức. 
Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc. Không bẻ cành, bứt hoa. Giáo dục trẻ biết 
con người cần có ý thức chăm sóc và giữ gìn, bảo vệ cây trồng. Cách tiết kiệm 
nước trong sinh hoạt hàng ngày ở trường và ở nhà không mở vòi nước chảy bừa 
bãi. Giáo dục trẻ ý thức, hành vi giữ gìn nước sạch, không làm ô nhiễm.
 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp.
 a. Thông qua hoạt động trò chuyện buổi sáng.
 Hoạt động trò chuyện buổi sáng là khoảng thời gian, không gian tuyệt vời 
để giao lưu cảm xúc giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ thông qua những câu hỏi, 
những chia sẻ về bản thân của mình. Trẻ nói ra những suy nghĩ của mình về một 
sự vật hiện tượng mà trẻ thấy ấn tượng như: Chuyện của ngày hôm qua, chuyện 
buổi tối trước khi đi ngủ. Chuyện trên đường mình thấy khi đi họcvà rất nhiều 
những chuyện khác mà trẻ thấy đó là hay và lạ, muốn được chia sẻ cùng cô và 
các bạn. Tham gia hoạt động trò chuyện buổi sáng giúp trẻ lấy tâm thế sẵn sàng 
cho một ngày mới thật nhiều năng lượng và tăng sự tò mò ở những hoạt động 
tiếp theo.
 Ví dụ: Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về khoảng thời gian ở nhà con 
đã làm gì để giúp bố mẹ, khi mẹ cho đồ con đã biết chia sẻ cùng em như thế nào. 
Khi đến lớp rèn trẻ kỹ năng tự biết chào cô giáo và chào bố, mẹ (người đưa trẻ 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_biet_quan_tam_chia_se_voi_mo.doc