SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy môi trường không đảm bảo an toàn là một trong những nguyên nhân gây tai nạn thương tích hàng đầu cho trẻ em. Chính vì vậy công tác bảo đảm an toàn cho trẻ phải được bắt đầu ngay từ khâu xây dựng môi trường sinh hoạt đạt các tiêu chí an toàn. Nơi trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày phải đảm bảo không tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, dù là nhỏ nhất. Một số tai nạn ở trường mầm non không nhiều; chủ yếu tập trung vào các tai nạn phổ biến như dị vật đường ăn, đường thở; chấn thương phần mềm, chảy máu. Phổ biến nhất là các cháu hay cào cấu và cắn nhau dẫn đến trầy xước da, chảy máu ở mức nhẹ, chảy máu ít. Các giáo viên cũng cho biết trẻ hay bị tai nạn ở nhà và khi đến lớp vẫn còn dấu hiệu chấn thương như sưng u đầu, bầm tím và nặng hơn có thể bị bỏng ống bô, nước sôi…Thời điểm dễ xảy ra tai nạn là các giờ chơi ngoài trời, chơi trong lớp vì trong các thời điểm này các cháu sinh hoạt tự do hơn, mức độ hoạt động nhiều hơn (chủ yếu chơi trò chơi vận động, vận động vui chơi tự do) trong môi trường rộng hơn (ngoài sân, vườn trường trong giờ hoạt động ngoài trời) nên dễ xảy ra tai nạn.

doc 9 trang skmamnonhay 09/04/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Biện pháp đảm bảo an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
 2
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non phù hợp 
với tình hình thực tế ở từng đơn vị,ở lớp của tôi đang công tác. Đề tài của tôi tập 
trung nêu ra những biện pháp đảm bảo an toàn và phòng, tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cụ thể :
 * Đối với trẻ:
 - Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em; chủ động 
phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn cũng như giảm 
mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra tai nạn thương tích xảy ra. 
 - Hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của trẻ, để trẻ có 
thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ. 
Đồng thời trẻ biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh 
để giúp bản thân mình an toàn.
 - Giúp trẻ cảm thấy tự tin, có phản ứng nhanh để vượt qua các mối nguy 
hiểm trong cuộc sống. 
 * Đối với giáo viên:
 - Có phương pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho 
trẻ hiệu quả, từ đó làm tiền đề cho việc giáo dục những kỹ năng sống khác.
 - Tự tin hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 * Đối với phụ huynh:
 - Tạo được lòng tin đối với phụ huynh khi giao trẻ cho các cơ sở giáo dục 
mầm non và sự tin tưởng của xã hội vào hệ thống giáo dục.
 2. Phần nội dung: 
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết
 * Thuận lợi: 
 - Nhà trường được xây mới theo tiêu chuẩn nên cơ bản đạt yêu cầu cho trẻ, 
phòng học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Phòng Y tế, nhân viên y tế, tủ thuốc 
được trang bị đầy đủ cho công tác sơ cứu ban đầu.
 - Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà 
trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, kỹ năng sống 
hằng ngày và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng trong lớp, đặc biệt luôn 
quan tâm chỉ đạo sát sao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, không ngại khó, 
luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao 
trình độ chuyên môn, có ý thức phấn đấu và rèn luyện tác phong sư phạm của 
một người giáo viên, có kiến thức về an toàn lớp học. Nắm vững chuyên môn, 
luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, nhanh nhẹn, hoạt bát.
 *Khó khăn :
 Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn như sau: 4
giáo cùng lớp đã phải cẩn thận, tỉ mỉ trang trí bày biện các góc sao cho phù hợp 
với lứa tuổi của trẻ. 
 - Trong lớp học, tôi và bạn đồng nghiệp luôn chú ý sắp xếp môi trường lớp 
học gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất an toàn 
cho trẻ. Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: dao, kéo đều được trên cao xa 
tầm với của trẻ; ổ cắm điện luôn được bịt kín.
 - Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo để làm thêm nhiều góc chơi đẹp và an 
toàn: Góc thiên nhiên, góc bé học tập, góc nghệ thuật, góc phân vai, góc vận 
động, góc mừng sinh nhật bé yêucác góc tôi đều trang trí thật đẹp và ngộ 
nghĩnh hấp dẫn bày nhiều đồ chơi an toàn cho trẻ.
 - Khu vực phòng học, phòng vệ sinh cũng như sân trường tôi luôn luôn giữ 
gìn sạch sẽ và khô thoáng, không để nước làm ướt sàn để tránh trẻ đi lại bị trơn 
trượt.
 - Tôi trang trí và trưng bày góc thiên nhiên bên ngoài lớp phù hợp với tầm 
với của trẻ có thể chăm sóc và tưới cây, không treo chậu hoa quá cao, sắp xếp 
các chậu hoa ở nơi đi lại dễ dàng cho trẻ.
 2.2.2.Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
 - Trẻ được tham gia các hoạt động học và vui chơi một cách thoải mái 
nhất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, nhưng vẫn cần sự giám sát của giáo viên để 
có thể an toàn cho trẻ một cách tuyệt đối nhất khi trẻ ở trường mầm non.
 - Giáo viên luôn luôn quan sát khi trẻ vui chơi với đồ dùng đồ chơi.
 - Giáo viên luôn phải để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi không để trẻ chơi 
một mình vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật 
xung quanh bằng mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng. Vì thế mà trẻ thường mắc 
phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
 - Từ các hoạt động học, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động ăn hay hoạt 
động ngủ củng đều có thể xảy ra các tai nạn thương tích vì vậy giáo viên cần 
phải quan tâm và để ý đến trẻ mọi lúc mọi nơi, những tai nạn xảy ra trong các 
hoạt động này có thể phòng tránh được nó xảy ra bởi các nguyên nhân chủ quan, 
nó có thể làm trầy xước da, rách da, chảy máu...
 2.2.3. Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây mất an toàn.
 - Đồ dùng đồ chơi là những vật dụng cần thiết và thiết yếu trong giáo dục 
mầm non, hàng ngày trẻ tiếp xúc rất nhiều với đồ dùng đồ chơi, nhờ có đồ dùng 
đồ chơi mà các hoạt động từ dạy học và vui chơi của trẻ trên lớp mới có thể 
thành công. Đồ dùng đồ chơi rất cần thiết với trẻ mầm non, vì vậy để có những 
đồ dùng đồ chơi an toàn cho trẻ thì cần thường xuyên loại bỏ những đồ dùng đồ 
chơi hư hỏng và mất an toàn cho trẻ.
 - Chúng tôi phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng 
tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây mất an toàn cho trẻ. 6
 2.2.5.Lồng ghép giáo dục các kiến thức, kĩ năng về an toàn và phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục tại 
trường. 
 Khó khăn lớn nhất đối với giáo viên trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ là 
việc trẻ nhận thức về các mối nguy hiểm tiềm tàng còn hạn chế. Đây là một 
trong những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn. Chính vì vậy việc nâng cao nhận 
thức cho trẻ về các nguy cơ tai nạn, hậu quả của chúng cũng như rèn cho trẻ các 
kĩ năng để trẻ tự bảo vệ bản thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu trẻ em 
được trang bị kiến thức cơ bản ban đầu để nhận biết những yếu tố nguy cơ gây 
tai nạn thương tích và kĩ năng ứng phó với các nguy cơ đó sẽ rất có ích cho việc 
nâng cao kĩ năng sống cho trẻ trong suốt cuộc đời. Quá trình giáo dục an toàn và 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được tôi tiến hành theo các bước sau:
 - Dựa vào chương trình giáo dục, tôi xác định nội dung giáo dục trẻ trong 
các chủ đề. Ví dụ:
 + Chủ để “Trường mầm non”: Sử dụng các đồ chơi đúng cách, an toàn; 
chơi an toàn tại các khu vực; không đi ra khỏi khu vực trường nếu như không có 
cô giáo hay người thân; thực hiện một số qui định ở trường, nơi công cộng. 
 + Chủ đề “Bản thân”: trẻ biết nói tên của mình, biết gọi người giúp đỡ khi 
đi lạc hay gặp nguy hiểm; nhớ tên, số điện thoại của bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc cơ 
quan bố mẹ công tác; không chơi các đồ chơi nguy hiểm gây thương tích cho các 
bộ phận trên cơ thể như mắt, tai, mũi, tay, chân; không ăn những thức ăn có 
thể gây ngộ độc. Ăn uống đúng cách để không bị hóc sặc. .
 + Chủ đề: “Nghề nghiệp”: biết gọi các số điện thoại khẩn cấp cho công 
an, cứu hỏa, bệnh viện để nhờ sự trợ giúp khi có sự cố; biết tìm sự giúp đỡ của 
công an khi lạc đường hay gặp nguy hiểm. 
 + Đối với các chủ đề khác cũng như vậy, tôi dạy cho trẻ biết cách để 
phòng, trách các tai nạn thương tích xảy ra và biết xử lý khi bị tai nạn xảy ra như 
biết kêu gọi người lớn để trợ giúp hoặc tránh xa những nơi xảy ra tai nạn để 
không ảnh hưởng đến bản thân trẻ, 
 - Lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động ở trường mầm non. Các 
hoạt động trong ngày ở trường mầm non đều có thể giáo dục phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ. Tuy nhiên cần chú ý tới nội dung của từng hoạt động cụ thể 
để lựa chọn các kiến thức hay kĩ năng để hướng dẫn trẻ một cách phù hợp. Ví dụ: 
 + Hoạt động đón trẻ, trả trẻ: Giáo dục các kiến thức an toàn giao thông. 
 + Hoạt động học: Tôi có thể lựa chọn nhiều nội dung giáo dục để lồng 
ghép vào các hoạt động học. Trong hoạt động học tôi cần xác định các mức độ 
lồng ghép khác nhau tùy thuộc vào nội dung của từng hoạt động. 
 + Hoạt động vui chơi: Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông 
qua vui chơi có thể giáo dục trẻ các kiến thức và kĩ năng phòng tránh bỏng, điện 
giật, té ngã, thất lạc, tai nạn giao thông kĩ năng tự sơ cứu cũng như tìm sự giúp 8
 nước ( ao, hồ, thùng chứa,...)
 3 Nhận thức và cách phòng tránh về 
 34/34 100% 0/34 0 %
 điện, bỏng
 4 Nhận thức và cách phòng tránh ngộc 
 32/34 94,1 % 2/34 5,9 %
 độc
 5 Trẻ có hiểu biết, thực hành an toàn cá 
 32/34 94,1 % 2/34 5,9 %
 nhân
 6 Trẻ an toàn, không bị tai nạn thương 
 32/34 94,1 % 2/34 5,9 %
 tích
 Kết quả trên cho thấy các biện pháp tôi thực hiện đã có hiệu quả thiết thực 
đối với trẻ tại lớp tôi giảng day và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn như sau:
 * Đối với trẻ:
 - Trẻ có một số kỹ năng cần thiết và có tiến bộ rõ rệt để nhận biết, phòng 
tránh tai nạn thương tích, biết tự bảo vệ bản thân; số lượng trẻ nhận ra yếu tố 
không an toàn và có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ 95%.
 - Đến tại thời điểm tháng 5/2022. 100% trẻ tại trường tôi được bảo đảm 
an toàn và được truyền đạt kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích trong và 
ngoài trường mầm no
 *Đối với bản thân
 - Bản thân được trau dồi kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn và phòng 
tránh các tai nạn thương tích cho trẻ, biết xử trí ban đầu một số tai nạn có thể xảy 
ra với trẻ.
 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ để tuyên 
truyền về việc phòng tránh tại nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non cũng 
như ở nhà đã đem lại kết quả cao trong cách phòng tránh.
 - Công tác chủ nhiệm và quản lý lớp học của tôi được nhà trường và cha 
mẹ trẻ đánh giá cao.
 *Đối với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ:
 Đối với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ đã nhận thức rõ được tầm 
quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm 
non. Về nhà phụ huynh cũng kết hợp dạy trẻ cách phòng tránh các vật và nơi 
nguy hiểm cho trẻ. Đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng trẻ hiểu biết về 
cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 * Phạm vi áp dụng của đê tài 
 Đề tài “Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi 
ở trường mầm non” đã được triển khai áp dụng tại lớp 5-6 tuổi tôi đang dạy năm 
học 2022-2023 và những năm học tiếp theo.Đề tài có thể áp dụng rộng rãi đối 
với các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các trường mầm non của 
tỉnh Quảng Bình nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trên 
toàn quốc nói chung. Nội dung của đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp 

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_dam_bao_an_toan_va_phong_tranh_tai_nan_thuong.doc