SKKN Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1 Trường Mầm non Xuân Lương

Khi ở trường mầm non trẻ luôn được quan tâm ở mọi lứa tuổi. Trẻ được các cô giáo quan tâm chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ và mọi hoạt động ở trường. Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi. Còn khi trẻ bước vào lớp 1, một môi trường hoàn toàn mới lạ, với mọi hoạt động mới, với những mối quan hệ mới. Bởi vậy trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một tâm thế sẵn sàng, vững vàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận với môi trường mới một cách tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, là một người giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, kiêm tổ phó tổ chuyên môn để chuẩn bị tâm lý và một số kĩ năng sẵn sàng cho trẻ lớp tôi có một tâm thế tốt để chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã áp dụng “Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1” tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1, trường mầm non Xuân Lương. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.
doc 23 trang skmamnonhay 03/02/2025 1630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1 Trường Mầm non Xuân Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1 Trường Mầm non Xuân Lương

SKKN Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1 Trường Mầm non Xuân Lương
 2
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 tại trường 
mầm non.
 1.1. Ưu điểm:
 - Trường lớp được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất nhà trường đã phần 
nào đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ. 
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, cùng với sự giúp đỡ tận 
tình của các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt công tác 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
 - Bản thân đã có 19 năm trong nghề và nhiều năm được phân công dạy lớp 
mẫu giáo 5- 6 tuổi, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do phòng 
giáo dục tổ chức; bản thân cũng đã tích góp được nhiều kinh nghiệm trong công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như sự hiểu biết tương đối đầy đủ về tâm sinh lý 
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Mặt khác bản thân luôn cố gắng tìm tòi học hỏi để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Năm học 2021-2022 tôi được phân công dậy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B1, với 
tổng số 21 trẻ ( nữ 9, nam 12, dân tộc 20) Phần lớn trẻ lớp tôi khoẻ mạnh, thông 
minh nhanh nhẹn, ham tìm tòi khám phá những điều mới lạ thông qua các hoạt 
động ở lớp. Tỷ lệ chuyên cần đạt trên 90% và thu hút 100% trẻ ăn bán trú tại 
trường.
 - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B1 là một lớp điểm của trường, đa số trẻ đã học qua 
lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 100% trẻ cũng đã học qua lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi.
 - Đa số phụ huynh đều quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói 
chung và việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 nói riêng.
 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
 1.2.1. Giáo viên:
 - Chưa thực sự chú trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
 - Chưa có kiến thức sâu rộng về việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
 - Chưa thực sự chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc chuẫn bị cho 
trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
 1.2.2. Trẻ em:
 a. Về thể lực của trẻ:
 Trong lớp, khả năng phát triển về mọi mặt của các trẻ là khác nhau. Có trẻ 
phát triển về mặt này nhưng lại hạn chế về mặt kia. 
 Nhiều trẻ trong lớp còn nhút nhát, một số trẻ có vấn từ còn hạn chế, phát âm 
nhiều từ chưa rõ, nên chưa tích cực tham gia vào hoạt động của cô. 4
 Nhận xét : Từ bảng kết quả khảo sát cho thấy, trẻ lớp tôi đã có khả năng 
nhận biết, phân biệt các chuẩn về hình dạng, kích thước còn nhiều hạn chế, nhiều 
trẻ nhầm lẫn giữa hình các hình và kích thước khác nhau.
 * Khả năng ghi nhớ có chủ đích:
 Tôi dạy trẻ đọc câu ca dao:
 “ Anh em như thể tay chân
 Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
 Tôi cho trẻ đọc đi dọc lại câu ca dao đó 6 lần thì trẻ thuộc, sau đó tôi cùng trẻ 
trò chuyện về ý nghĩa của câu ca dao đó.
 Khoảng 7 - 8 phút sau tôi cho trẻ đọc lại câu ca dao để kiểm tra trí nhớ của trẻ.
 Kết quả:
 Đọc đúng Đọc sai
 Số trẻ
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 21 15 71,4% 6 28,6%
 Nhận xét : Khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ còn nhiều hạn chế.
 * Tìm hiểu khả năng định hướng trong không gian và thời gian của trẻ.
 Tôi cho trẻ lần lượt đứng giữa lớp và gọi tên các bạn ở các vị trí khác nha u 
so với mình và hỏi về thời gian: ngày hôm qua, hôm nay, ngày kia, ....và thu được 
kết quả như sau:
 Không gian Thời gian
 Số trẻ
 Đúng Sai Đúng Sai
 21 12 9 `16 5
 Nhận xét: Khả năng định hướng không gian và thời gian của trẻ còn nhiều 
hạn chế, nhiều trẻ còn nhầm lẫn.
 c. Về ngôn ngữ:
 Thông qua trò chuyện, giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ tôi 
nhận thấy trẻ trò chuyện tương đối lưu loát, rã ràng.
 Qua một bài kiểm tra nho nhỏ về nhận biết 29 chữ cái và phát âm một số từ 
khó : nghênh ngang, lòng vòng, luẩn quẩn...
 Tôi thu được kết quả như sau:
 Nhận biết chữ cái Khả năng phát âm
 Số trẻ
 Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt
 21 10 11 12 9 6
1, nhưng một số lượng nhỏ phụ huynh lại không quan tâm đến việc chuẩn bị tâm 
thế cho trẻ lên lớp 1.
 Qua một khảo sát cho thấy:
 Số phụ Dạy trước chương trình lớp 1 Chuẩn bị tâm thế cho trẻ
 huynh Đồng ý Không đồng ý Quan tâm Không quan tâm
 21 18 3 18 3
 1.2.4.Cơ sở GDMN
 + Do lớp ở khu lẻ của trường cách xa khu trung tâm khá xa. Môi trường cho trẻ 
hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, 
chưa khai thác hiệu quả sử dụng của đồ dùng đồ chơi. 
 1.2.5. Nguyên nhân
 Do khối lượng công việc của giáo viên mầm non tương đối nhiều, nên chưa 
bố trí, sắp sếp nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hiện việc chuẩn bị cho trẻ 
mẫu giáo 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường tại khu lẻ (chưa có phòng vệ sinh 
khép kín tại từng lớp); lớp học là phòng sinh hoạt chung (chưa có phòng ngủ 
riêng biệt).
 Một số cá nhân trẻ còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động 
ở lớp. Một số trẻ còn ỉ lại vào người lớn hoặc được người lớn làm giúp, làm thay 
nên các kĩ năng của trẻ còn nhiều hạn chế.
 Ngoài ra, những trẻ là người dân tộc thiểu số, do vốn tiếng Việt còn hạn 
chế, nên nhiều trẻ không theo kịp chương trình, kết quả học tập ở lớp 1 kém nên 
dẫn đến lưu ban, chán nản và bỏ học.
 Nhiều Phụ huynh còn hiểu sai, lệch lạc việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi sẵn sàng vào lớp 1. Từ đó nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng trẻ phải 
biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Bởi vậy, họ nôn nóng cho con đi học 
chữ, học toán, ép con học chữ tại nhà hoặc yêu cầu giáo viên mầm non dạy chữ 
cho con với mong muốn con mình sẽ học thông, viết thạo trước khi vào lớp 1, 
không cần chú ý đến đặc điểm tâm lý cũng như nội dung, phương pháp dạy học 
ở lứa tuổi này. 8
 Hình ảnh trẻ tự biết rửa tay.
 Thông qua các hoạt động như hoạt động ngoài trời, hoạt động có chủ đích, hoạt 
động phát triển vận động trong lớp để luyện tập thường xuyên khả năng vận động 
thô : Chạy, nhảy, bật, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát,.....
 Hình ảnh trong giờ học thể dục trẻ bật liên tục vào vòng tròn. 10
 21.3. Kết quả áp dụng biện pháp
 Từ việc làm như vậy tôi thu được kết quả như sau:
 Có một số hành vi thói quen tốt và tuân thủ chế độ sinh hoạt hàng ngày. Cố 
gắng tự hoàn thành công việc được giao.
 Nhìn chung trẻ lớp tôi năng động và tự lập cao. Các cháu thực hiện tốt các vận 
động thô và khéo léo sáng tạo khi thực hiện các vận động tinh.
 Qua lần cân đo trẻ quý III tôi đã thu được kết quả như sau: 
 Cân nặng Chiều cao
 Số trẻ Tỷ Thấp 
 Bình Tỷ lệ SDD SDD Bình Thấp còi Tỷ 
 21 lệ còi độ 
 thường % vừa nặng thường độ 1 lệ %
 % 2
 Trước khi 
 áp dụng 19 2 0 19 2 0 0
 biện pháp
 Sau khi áp 
 100
 dụng biện 21 100% 0 0 21 2 0 0
 %
 pháp
 Nhận xét : Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thấp còi giảm nhiều. Tình trạng sức 
khỏe của trẻ tăng lên rõ rệt.
 2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị về mặt trí tuệ:
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 Giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với 
hoạt động trí óc như: tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày, trẻ có sự 
hiểu biết cơ bảm về bản thân, gia đình và xã hội. 
 Hình thành tính chủ định trong hoạt động cho trẻ: Đặt câu hỏi về mục đích yêu 
cầu của hoạt động trước khi tiến hành hoạt động hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt 
động theo mục đích yêu cầu đã đặt ra, vừa sức với trẻ.
 Hình thành ở trẻ kỹ năng quan sát sự vật và hiện tượng xung quanh. Phát triển 
tư duy tạo tiền đề cho hoạt động học ở trường tiểu học.
 2.2.2. Cách thức, quá trình, áp dụng biện pháp và kết quả
 Trẻ có biểu tượng về thời gian, không gian và một số kĩ năng cơ bản về toán 
học như số đếm tạo nhóm số lượng hay kích thước...
 VD: Bảng dự báo thời tiết, lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ. 12
 Khoảng 5 phút sau tôi cho trẻ đọc lại câu ca dao để kiểm tra trí nhớ của trẻ.
 Nhận xét: Khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ rất tốt. Trẻ đọc chính xác rõ 
ràng câu ca dao cô vừa dạy.
 * Tìm hiểu khả năng định hướng trong không gian và thời gian của trẻ.
 Ta có thể lấy bản thân trẻ làm chuản để xác định hướng trong không gian 
hoặc tách trẻ ra khỏi đối tượng, lấy một vật bất kì để xác định hướng trong không 
gian của đối tượng.
 Giáo viên cần dậy trẻ biết các thời điểm trong ngày, các ngày trong mùa, các 
mùa trong năm. Hình thành ở trẻ biểu tượng quá khứ, hiện tại, tương lai.
 Tôi đặt một con búp bê ở giữa lớp và yêu cầu trẻ nói các vị trí khác nhau so 
với con bếp bê và hỏi về thời gian: ngày hôm qua, hôm nay, ngày kia, ....và thu 
được kết quả như sau:
 Nhận xét: Khả năng định hướng không gian và thời gian của trẻ đã tương đối 
chính xác.
 * Kết quả áp dụng biện pháp:
 Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp
 Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 
 Đúng Sai Đúng Sai
 % % % %
 Nhận biết 
 19 90% 2 10% 21 100% 0
 số lượng 
 Biết cách 
 19 90% 2 10% 20 95% 1 5%
 chia nhóm 
 Hình dạng 16 76% 5 24% 21 100% 0
 Khích 
 14 67% 7 33% 19 90% 2 10%
 thước
 Đọc 15 71% 6 29% 21 100% 0
 Khônggian 12 57% 9 19 90% 2 10%
 Thời gian 16 76% 5 24% 20 95% 1 5%
 2.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:
 2.3.1.Nội dung biện pháp
 Ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ nói, là phương tiện không thể thiếu trong giáo 
tiếp, trong hoạt động học tập tiếp cận các tri thức khoa học. Chuẩn bị cho trẻ 5 
tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 trước hết là giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ 14
 Tạo môi trường chữ cái cho trẻ qua các vật liệu từ thiên nhiên.
 Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng 
bảng tên, trẻ nhận ra tên mình trên vở bài tập của trẻ.
 Trong giờ chơi cho trẻ chơi một số trò chơi “Bán hàng” trẻ được đóng vai 
người bán hàng, người mua hàng. Trò chơi “Bác sĩ” trẻ biết dùng bút ghi tên bệnh 
nhân ghi tên thuốc.
 Trong giờ Văn Học: Tôi đọc truyện, kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ xem 
hình ảnh. Sau đó cho trẻ kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ 
nhằm phát huy sự ghi nhớ, khả năng sáng tạo và diễn đạt.
 Hình ảnh trẻ tham gia kể chuyện sáng tạo

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_san_sang_v.doc