Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi

Phương pháp Montessori nổi tiếng và phổ biến trên 110 quốc gia trên thế giới. Montessori mới xuất hiện ở Việt Nam chục năm nay và hiện nay đã có một số trường áp dụng. Hơn nữa còn được đông đảo phụ huynh học sinh quan tâm tìm hiểu, ứng dụng cách nuôi dạy con tại nhà. Phương pháp này dựa trên sự tôn trọng trẻ như những cá thể riêng biệt, trẻ tự tri giác với các học cụ, hình thành biểu tượng, nhận ra nguyên tắc hoạt động từ đó phát triển tri thức. Montessori hình thành cho trẻ khả năng tư duy độc lập, khả năng tập trung cao từ đó có kỹ năng sống, phát triển giác quan, phát triển nhận thức, Ngôn ngữ, Văn hóa, Toán, Chữ viết, Khoa học…
Theo Skiner thì bản chất việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắt chước và quan sát người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái tạo lại các hành vi. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo và tạo ra các tình huống giáo dục là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
doc 32 trang skmamnonhay 13/03/2025 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi
 Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.
 PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
 Cho dù chúng ta học trong nhà trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu 
thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà nhân loại đã có 
được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát 
biểu thật đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều 
chúng ta không biết là cả một đại dương”. Hay Lenin cũng đã nói: “Học, học 
nữa, học mãi”. Tinh thần tự học tập và tự hoàn thiện mình không ngừng rất cần 
thiết đối với mỗi người và càng quan trọng, cần thiết hơn khi là một thầy giáo, 
cô giáo để đem những hiểu biết của mình truyền đạt lại, khơi gợi hay hướng cho 
học sinh của mình tự tìm tòi khám phá thế giới bao la.
 Là một giáo viên mần non, người đặt viên gạch đầu tiên cho tri thức, nhân 
cách của trẻ, tôi càng hiểu rõ sự quan trọng của việc học tập, tìm tòi nghiên cứu 
mở mang kiến thức bản thân để đưa những phương pháp mới, hình thức mới để 
giáo dục trẻ, khơi gợi ở trẻ những tố chất tiềm năng để trẻ phát triển một cách 
toàn diện nhất. Qua tìm tòi, học hỏi tôi đã nhận thấy một phương pháp giáo dục 
hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay đó là “Phương pháp Montessori”.
 Phương pháp Montessori nổi tiếng và phổ biến trên 110 quốc gia trên thế 
giới. Montessori mới xuất hiện ở Việt Nam chục năm nay và hiện nay đã có một 
số trường áp dụng. Hơn nữa còn được đông đảo phụ huynh học sinh quan tâm 
tìm hiểu, ứng dụng cách nuôi dạy con tại nhà. Phương pháp này dựa trên sự tôn 
trọng trẻ như những cá thể riêng biệt, trẻ tự tri giác với các học cụ, hình thành 
biểu tượng, nhận ra nguyên tắc hoạt động từ đó phát triển tri thức. Montessori 
hình thành cho trẻ khả năng tư duy độc lập, khả năng tập trung cao từ đó có kỹ 
năng sống, phát triển giác quan, phát triển nhận thức, Ngôn ngữ, Văn hóa, Toán, 
Chữ viết, Khoa học
 Theo Skiner thì bản chất việc học của trẻ nhỏ là thông qua sự bắt chước 
và quan sát người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái 
tạo lại các hành vi. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo và tạo ra các tình 
huống giáo dục là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. 
Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự 
giao tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà 
trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua 
trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. 
Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự 
hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa 
tuổi tiếp theo.
 1/30 Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.
 PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực 
nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho 
nền giáo dục trên thế giới và nhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp các 
nước. Các nhà giáo dục Mỹ cho rằng “Khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em giai 
đoạn trước khi đi học không thể không nhắc đến phương pháp Montessori.” 
 Phương châm giáo dục của Montessori là: "Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn".
+ Trẻ được hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm.
+ Trẻ có khả năng cư xử và suy nghĩ một cách độc lập.
+Trẻ biết làm rất nhiều công việc từ rất sớm theo cách tìm hiểu và nhận thức của 
riêng mình.
+Trẻ được học và thực hành hầu hết các kỹ năng của đời sống hàng ngày như vệ 
sinh cá nhân, dọn dẹp, giúp đỡ bố mẹ trong các công việc khác.
+ Trẻ được tự khám quá qua đó tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới.
+ Trẻ được giáo dục từ rất sớm về tính nhân văn. Qua đó trong quá trình phát 
triển hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ.
 Một câu hỏi đặt ra liệu phương pháp Montessori được áp dụng thành công 
ở các quốc gia trên thế giới có phù hợp để áp dụng dạy cho trẻ em Việt Nam và 
kết quả đạt được sẽ như thế nào? Đối với phương pháp Montessori, Th.s quản lý 
giáo dục và giáo dục mầm non Nguyễn Thị Ngọc Dung đã dành nhiều năm 
nghiên cứu và thực hành giảng dạy phương pháp này tại Việt Nam khẳng định: 
Montessori phù hợp với tất cả đối tượng trẻ em, không phân biệt văn hóa hay 
ngôn ngữ. Bà nói rằng, quan trọng nhất là triết lý giáo dục. Triết lý dạy học của 
Ts. Maria Montessori đúng cho mọi đứa trẻ. "Mỗi đứa trẻ là một người trưởng 
thành....Chúng sinh ra đều có tiềm năng để học... Học là tự nhiên đúng với thời 
điểm phát triển của trẻ. Không có quyền dạy hơn hoặc thấp hơn, giáo viên 
không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn".
 Dựa trên những cơ sở giáo dục của Montessoori là:
+ Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả năng lĩnh hội của trẻ. Giáo 
viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ
+ Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ bảo từng em để trẻ phát triển 
tư duy, tự nâng cao tính độc lập và tự tin. Giáo viên được tiếp xúc với các con 
hàng ngày, đ iều này cho phép giáo viên phát triển quan hệ sát và lâu dài với học 
sinh, cho phép họ biết rõ từng cách học tập của trẻ, và khuyến khích ý thức cộng 
đồng mạnh mẽ giữa các em.
 3/30 Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
 Tuy hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, phòng nhóm chật hẹp, 
nhưng trường lại cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để tôi có thể triển khai thực 
hiện đề tài. Hiện nay trường có 12 nhóm lớp với số trẻ là 390 cháu, trường có 41 
cán bộ giáo viên, viên nhân viên trẻ, nhiệt tình ham, học hỏi, cùng với sự chỉ đạo 
của Ban Giám Hiệu nhà trường là điều kiện thuận lợi để tôi có thể học hỏi cũng 
như thực hành một số biện pháp của đề tài. Trong đó nhóm lớp tôi đang thực 
hiện có 35 trẻ, các cháu đều cùng một độ tuổi nên có khả năng tiếp thu tương đối 
đồng đều. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng không tránh khỏi những 
điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi, cụ thể như sau:
1) Thuận lợi : 
 Được sự chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Huyện Gia Lâm cũng như BGH 
nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập và vui 
chơi như : Các thiết bị điện tử ( Tivi, đầu video, máy vi tính, máy chiếu, máy 
ảnh, máy quay video, loa, đài, máy in), đồ dùng học tập (Thẻ chữ, thẻ số, 
tranh ảnh thơ, truyện, lôtô ), đồ dùng đồ chơi (Gạch, thảm hoa, thảm cỏ, mô 
hình các con vật, cây cối, hàng rào, bộ đồ chơi nấu ăn, bác sĩ, bán hàng), đồ 
dùng bán trú đầy đủ
 Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em 
tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề 
do Phòng GD, cụm, Trường tổ chức, tạo điều kiện cho chị em tham dự các buổi 
kiến tập chuyên môn, các buổi triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, khuyến khích 
chị em sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. 
 Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, 
tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, 
Internetđể áp dụng có chọn lọc vào công việc giảng dạy trong nhà trường.
 Trường đầu tư kết nối Internet nên việc cập nhật thông tin, tìm kiếm tài 
liệu qua mạng rất dễ dàng thuận tiện, nhanh chóng.
 Được sự quan tâm, khuyến khích, động viên, ủng hộ và góp ý tận tình của 
Ban Giám Hiệu nhà trường với việc áp dụng các hình thức, phương pháp mới 
vào các hoạt động.
 Học sinh có nếp, được tiếp xúc với hình thức, phương pháp học mới rất 
hứng thú khám phá, hoạt động.
 Trường tôi nằm trong một địa phương có kinh tế phát triển nên phụ huynh 
rất nhiệt tình ủng hộ việc học tập vui chơi của con em mình.
 Bản thân thường xuyên được dự những buổi kiến tập, có tinh thần học hỏi 
và yêu nghề mến trẻ.
 5/30 Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.
riêng, ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học 
sinh để nắm bắt tình hình của trẻ trong lớp. 
 * Kết quả khảo sát đầu năm về kiến thức, kỹ năng, sự hứng thú của 35 trẻ 
 trong lớp:
 Số trẻ 
 Số trẻ Tỷ Lệ Tỷ Lệ 
 Nôi dung Chưa 
 Đạt (%) (%)
 Đạt
 Trẻ có kiến thức, kỹ năng hoạt động 28 80 7 20
 tốt.
 Trẻ có khả năng tư duy, phán đoán 24 69 11 31
 tốt.
 Trẻ có khả năng giao tiếp tốt. 25 71 10 29
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, tự giác 27 77 8 23
 trong các hoạt động.
 Khả năng tập chung, hưng thú của trẻ 26 74 9 26
 khi tham gia hoạt động.
 Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức, khả năng... 
của cả lớp nói chung và khả năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực 
hiện các biện pháp ứng dụng Montessori vào hoạt động góc để giáo dục trẻ, tôi 
đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp sau:
 • Thiết lập môi trường học tập theo phương pháp Montessori 
 • Lựa chọn các bài tập Montessori phù hợp với các góc chơi.
 • Làm đồ dùng, giáo cụ tự tạo cho trẻ.
 • Tiếp tục học tập, tìm hiểu về phương pháp Montessori cũng như tích luỹ 
 kinh nghiệm hưỡng dẫn trẻ. 
 • Tuyên truyền với phụ huynh về phương pháp Montessori và vận động 
 phụ huynh phối kết hợp với giáo viên cùng dạy trẻ.
 7/30 Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi.
– Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, số nhằm phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô. 
– Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng có 
thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau
Ví dụ: làm chiếc thuyền bằng xốp có thể cho trẻ học đếm, cũng có thể cho trẻ 
chơi xây dựng, cũng có thể cho trẻ chơi thả vật chìm, nổi
 Hình1: Tạo môi trường và cách sắp xếp đồ dùng trong các góc 
 Cách bố trí đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phù hợp với trẻ, tỷ lệ 
tương ứng với trẻ, đồ dùng là những dụng cụ chuyên dành cho trẻ trong việc 
phát triển trí tuệ, đó thực sự là 1 mô hình gia đình thu nhỏ dành cho trẻ. Ví dụ: 
Bát, thìa, xoong nồi, đĩa, chảo, ấm ước, cốc, chén, bàn ghế, chổi, hót rác 
Những đồ dùng này phải nhẹ, dễ dàng dịch chuyển, nên sơn màu nhạt, để trẻ có 
thể dùng nước và xà phòng rửa sạch.
 Thiết kế trong lớp học Montessori không tạo ra bất kỳ hạn chế nào, bởi tất 
cả mọi việc do trẻ tự làm, trẻ tự dọn dẹp phòng, góc, đồ dùng các góc, sắp xếp 
lại gọn gàng. Từ việc tự tay lau chùi sạch sẽ sáng bóng đồ dụng, giáo cụ hàng 
ngày, đứng ngắm, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về thành quả lao động mà trẻ đã tốn 
công sức mới có được. Trẻ biết yêu quý, giữ gìn môi trường lớp học củ mình 
như tài sản của bản thân và cũng qua mỗi lần don dẹp sau khi trẻ học xong cũng 
nhớ được phải sắp lại đồ dùng như thế nào trước khi cất đi chuyển sang hoạt 
động khác.
 Theo phương pháp Montessori thì học cụ giữ vai trò quan trọng trong quá 
trình lĩnh hội kiến thức của trẻ nên đồ dùng học tập của trẻ phải có độ chính xác 
 9/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_ho.doc