Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục STEAM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ Thuật) Math (Toán học). STEAM trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm... Qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ hiện nay. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có ưu thế nổi bật như: Kiến thức chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế đổi mới. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn đựoc áp dụng phưong pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Ứng dụng một số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi " ở trường mầm non.

doc 32 trang skmamnonhay 02/07/2024 2171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Thực trạng vấn đề 2
2.1. Thuận lợi 2
2.2 Khó khăn 2
3. Các biện pháp đã tiến hành: 2
3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch. 2
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học 5
3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt 5
 động trong ngày
3.4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh 8
4. Hiệu quả của SKKN 8
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 9
1. Kết luận 9
2. Bài học kinh nghiệm 10
3. Ý kiến đề xuất 10
 1/18 cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi 
trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
 Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu 
được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn đựoc áp dụng 
phưong pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động 
hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động 
đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Ứng dụng một 
số biện pháp Steam trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi " ở trường mầm non.
 2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm
- Cung cấp, củng cố và mở rộng cho trẻ những kiến thức về: Khoa học, công 
nghệ, nghệ thuật, kĩ thuật, toán học cho trẻ.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, 
kĩ năng giải quyết vấn đề
- Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với bản thân, mọi người và khoa học
 3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nhiên cứu
- Trẻ lứa tuổi MGL 5-6 tuổi. Lớp: Mẫu giáo A3.Trường mầm non Trung Mầu.
- Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5-6 
tuổi ở trường mầm non.
- Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo lớn tôi phụ trách.
- 9 tháng trong năm học 2022-2023 (tháng 8/2022 đến tháng 4/2023)
 4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận:
- Phương pháp đọc, phân tích tổng hợp các loại tài liệu tham khảo để làm rõ đối 
tượng nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ và ghi 
chép lại các hoạt động đó.
- Phương pháp trao đổi với giáo viên cùng lớp, trong tổ chuyên môn về việc tổ 
chức các hoạt động STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 3/18 Kỹ năng nghệ thuật: Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những sản 
phẩm: Tô, vẽ, xé, trang trí  đối tượng sao cho thẩm mĩ, đẹp mắt và cách giải 
quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học.
 Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động cho trẻ 5- 6 
tuổi là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, và toán học đến với các 
con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những bài học, đồ dùng, mang đến 
cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.
 Các kiến thức và kỹ năng này không nặng tính lý thuyết mà được tích hợp 
lồng ghép bổ trợ vào các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho 
trẻ mầm non bước ra đời sẽ rất năng động và dễ dàng hòa nhập với các môi 
trường mang tính quốc tế.
 Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải 
tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non. Thông qua hình thức tích hợp 
với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề 
thông qua bài học. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và 
thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
 Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần những chương trình đào tạo kết hợp 
hài hòa giữa các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật 
để đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo 
bên trong của mỗi người. Chúng ta cần những ý tưởng mới, những giải pháp mới 
cho các vấn đề hiện tại và sau này. Chúng ta cần khơi gợi những khả năng bên 
trong chính những thế hệ mầm non để các em có thể trở thành những công dân 
toàn cầu thực thụ.
 2. Thực trạng của nhà trường
 Trường mầm non Trung Mầu thuộc địa bàn xã Trung Mầu - huyện Gia 
Lâm - thành phố Hà Nội. Tháng 6 năm 2021, được sự quan tâm của UBND thành 
phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm đã đầu tư quy hoạch xây dựng trường 
trường mới với tổng diện tích rộng 6.570 m2. Trường có tổng số 08 phòng học, 
06 phòng chức năng, 6 phòng hiệu bộ, 1 bếp ăn khang trang rộng rãi thoáng mát.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND và 
PGD huyện Gia Lâm, chính quyền địa phương, trường lớp được kiên cố hoá, 
được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trời đảm 
bảo cho công tác chăm sóc - giáo dục của cô và trẻ.
 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đến thời điểm 
hiện tại là 35 đồng chí, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 23/35 
đạt 71,4% Trong đó:
 5/18 - Lớp tôi đang phụ trách có một số trẻ bị tăng động, tự kỉ được học hòa nhập 
cùng.
- Một số trẻ đang học nhóm tư thục mới chuyển về trường, chính vì vậy kĩ năng 
các hoạt động của trẻ con hạn chế.
- Năm học trước, học sinh chỉ được đến trường 2 tháng cuối năm do phải nghỉ 
dịch bệnh covid, nên bị thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng, trẻ không có nề nếp 
nhiều khi chưa kiên nhẫn thực hiện các bài tập.
 BẢNG KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
 Đầu năm
 Nội dung
 Số trẻ Tỷ lệ %
 1. Trẻ hứng thú 15/37 40
 2. Tự tin 16/37 43
 3. Giải quyết vấn đề 19/37 51
 4. Kiên trì 21/37 56
 5. Hoạt động nhóm 22/37 59
 6. Thuyết trình 11/37 29
 3. Một số biện pháp đã tiến hành
 3.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch.
 Năm học 2022 - 2023 nhà trường cử một số giáo viên đi tham gia lớp tập 
huấn “Dạy học theo phương pháp STEAM” do phòng giáo dục và đào tạo tổ 
chức. Giáo viên sau khi đi tập huấn về đã kiến tập toàn bộ những kiến thức đã học 
cho 100% giáo viên trong trường. Thông qua lớp học tôi nhận thấy việc dạy học 
ứng dụng phương pháp STEAM là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. Sau 
đợt tập huấn tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những ưu việt của phương pháp 
này trong giáo dục mầm non. Ngoài việc tham gia tập huấn tôi còn tham khảo qua 
các kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về 
phương pháp giáo dục này. Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ 
 7/18 Tháng 12 - Khám phá -Quan sát - Làm robot con - Vẽ bản thiết 
Dự án “ con vật đáng tượng các vật đáng yêu kế robot con 
Robot con yêu con vật trong vật
vật đáng yêu - Làm robot sân trường -Thử nghiệm 
”. con vật đáng và thuyết trình 
 yêu sản phẩm
Tháng 1 - Tìm hiểu về -Quan sát xích -Thuyết trình sản -Vẽ thiếtkế 
Dự án “xích cái xích đu đu trong sân phẩm xích đu
đu ” - Thử nghiệm trường
 làm xích đu
Tháng 2 -Khám phá - Quan sát bông -Làm bông hoa -Thuyết trình 
Dự án “ các loại hoa hoa sản phẩm
Bông hoa ” -Vẽ thiết kế 
 bông hoa
Tháng 3 - Khám phá ô Quan sát ô tô -Làm ô tô có thể - Vẽ thiết kế ô 
-Dự án tô chạy được tô 
“Làm ô tô có - Làm ô tô có -Thuyết trình 
thể chạy thể chạy được sản phẩm
được”
Tháng 4 -Khám phá -Quan sát - Làm chuông Thuyết trình 
Dự án về chuông chuông gió gió theo bản thiết sản phẩm 
“Chuông gió gió kế
” -Vẽ bản thiết 
 kế chuông gió
Tháng 5 - Tớ là thùng -Quan sát thùng - Làm chiếc -Thuyết trình 
Dự án rác thông rác quanh sân thùng rác thông sản phẩm
“Thùng rác minh trường minh
thông minh” - Vẽ chiếc 
 thùng rác 
 thông minh
 9/18 - Vẽ chiếc bè: Cô giao nhiệm vụ cho nhóm trẻ: Vẽ bè đảm bảo tính thẩm mỹ. Trẻ 
có thể vẽ bè to theo nhóm, hay có thể vẽ bè nhỏ độc lập.
 + Trong một thời điểm nào đó trong ngày, cô cho trẻ quan sát lại sản phẩm, xem 
mẫu 1 số kiểu bè, cấu tạo của bè lên ý tưởng và tìm kiếm nguyên liệu bổ sung cho 
phù hợp với bản vẽ của trẻ.
- Nắp ráp một chiếc bè: Cô cùng các nhóm trẻ bắt tay vào để thực hiện thiết kế 
chiếc bè. Trẻ phân công nhau từng phần công việc: Bạn thì đo, cắt, ghép thân bè, 
bạn thì buộc dây. Phần hoạt động này có thể diễn ra trong 2 buổi hoạt động góc.
- Chiếc bè của bé thật đẹp: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng 
với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho chiếc bè theo sở thích của từng 
thành viên trong nhóm. (Hình ảnh 3)
- Trong hoạt động trên các nội dung của STEAM được thể hiện như sau:
+ S (Science- khoa học): Trẻ biết cấu tạo của một chiếc bè
+ T (Technology- công nghệ): Lựa chọn, sử dụng các đồ dùng, dụng cụ phù hợp 
trong quá trình thực hiện
+ E (Engineering- kỹ thuật): Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu kết dính các nguyên 
vật liệu với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
+ A (Arts- nghệ thuật): Sử dụng các nguyên liệu để trang trí cho chiếc bè.
+ M (Mathematíc- toán học): Sử dụng thước đo, ướm, đếm khi chắp ghép các bộ 
phận của chiếc bè.
 3.2 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học
 Trong quá trình triển khai công tác ứng dụng phương pháp steam vào các 
hoạt động, tôi luôn quan tâm đến môi trường vật chất trong lớp đáp ứng nhu cầu, 
hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng 
chơi, phù hợp với điều kiện thực tế. Các khu vực trong lớp được quy hoạch theo 
hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, 
phong phú. Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, sử dụng đa dạng các 
nguyên vật liệu khác nhau tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự chọn và sử dụng đồ vật, 
đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
 Một trong những góc chơi không thể thiếu khi set up môi trường lớp cho trẻ, 
đó là góc ứng dụng steam. Đây không chỉ là nơi trẻ thỏa sức sáng tạo mà còn là 
nơi thử nghiệm những ý tưởng trong ngày, trong tuần của trẻ. Góc chơi này có thể 
đưa trẻ đến gần với kỹ thuật, công nghệ tương lai mà trẻ tự kiến tạo lên. Góc ứng 
dụng steam được bố trí hợp lý, khoa học thuận tiện cho việc hoạt động:
Bảng treo bản thiết kế, bàn trưng bày sản phẩm, giá để nguyên vật liệu 
(Hình ảnh 4)
 11/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_bien_phap_steam_trong.doc