Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp trẻ 5-6 tuổi và 100% trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số, tất cả các cháu đều là lần đầu tiên đến trường và chưa qua chương trình lớp Chồi, các cháu đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, ngôn ngữ giao tiếp tiếng việt của trẻ còn nhiều hạn chế nhất là trong việc làm quen với các tác phẩm văn học. Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết truyền tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải biết đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình khám phá, nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài: “Một sô biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trường Mầm non”.
docx 17 trang skmamnonhay 28/02/2025 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trường mầm non
 Đề tài
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẺ 5 - 6 TUỔI
 LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài :
 Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, 
đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, 
đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm 
gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong 
việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến 
bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, 
gét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn.. 
.và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt 
ở trẻ 5 - 6 tuổi thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói 
mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
 Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình 
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: 
Lòng yêu thiên nhiên cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ 
những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông 
qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm 
một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Đồng thời trẻ đọc thuộc 
thơ, kể’ lại chuyện được. Chính vì thế, để’ đạt được mục đích của môn học làm 
quen với văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để 
giảng dạy tốt môn Làm quen văn học.
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp trẻ 5-6 tuổi và 100% trẻ là người đồng bào 
dân tộc thiểu số, tất cả các cháu đều là lần đầu tiên đến trường và chưa qua chương 
trình lớp Chồi, các cháu đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, ngôn ngữ giao 
tiếp tiếng việt của trẻ còn nhiều hạn chế nhất là trong việc làm quen với các tác 
phẩm văn học. Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan 
trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua 
đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách 
diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó 
khi cô biết truyền tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm 
thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ 
phát huy được tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư 
duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và 
nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo 
viên phải biết đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt 
 2 trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, lớp học, ...Qua tác phẩm 
văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia 
đình, tình bạn, tình cô cháu,.. .Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con 
người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. 
Văn học có thể’ cần đề cặp đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông 
bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức 
dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp 
dẫn của đời sống tinh thần.
 Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học, có những hiể’u biết sơ 
đẳng về văn học, đó là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp 
dẫn. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa 
các thể loại thơ, chuyện. Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của 
cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng 
nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, chuyện, 
nhân vật, hình ảnh., giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những 
suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
 Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các 
mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa 
lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc, 
giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ 
phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính 
phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong 
các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.
 Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng 
kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn 
ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩm văn 
học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần 
dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng 
nhà văn muốn truyền đạt.
 Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, 
phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát 
triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỹ năng đọc và kể tác phẩm.
 2. Thực trạng:
 Như chúng ta đã biết tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng 
hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn 
ngử, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên 
bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. An tượng trẻ thu nhận được từ 
tác phẩm văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển 
nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất 
giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ 
 4 - Do đặc thù của địa phương nên việc phát âm của trẻ còn nhiều từ ngọng
 - Đồ dùng và đồ chơi cho trẻ còn hạn chế
 -Mặc dù có những khó khăn nhưng với tình cảm và trách nhiệm đối với 
các em đã thôi thúc tôi phải phát huy những thuận lợi, vượt qua những khó khăn 
để giúp trẻ học tốt hơn nữa bộ môn văn học.
 2.2. Thành công và hạn chế:
 -Bước đầu thực hiện đề tài đã mang lại cho lớp tôi những thành công như: 
trẻ đến trường chuyên cần hơn, và khi đến lớp trẻ hứng hơn trong hoạt động văn 
học, trẻ tập trung chú ý, mạnh dạn tham gia trong giờ học. Phát triển tư duy và 
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .
 - Bên cạnh đó còn một vài hạn chế như : đa số phụ huynh khi trò chuyện 
với con em họ đều sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ không có thời gian để trò chuyện hay 
đọc kể chuyện cho trẻ nghe hay nghe trẻ nói. Sự nhận thức của phụ huynh còn 
hạn chế dẫn đến một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn...
 2.3.Mặt mạnh và mặt yếu.
 - Đa số trẻ học ở trường là dân địa phương cư trú tại buôn nên quá trình 
trẻ đến lớp tương đối thuận tiện. Cơ sơ vật chất, đồ dùng, đồ chơi tuy còn thiếu 
thốn nhưng vẫn tạo được sự mới lạ đối với trẻ .
 - Do đời sống của người đồng bào còn khó khăn nên đa số phụ huynh của 
trẻ chỉ lo công việc nương rẫy mà chưa thực sự quan tâm đến việc học của con 
em mình.
 2.4. Các nguyên nhân các yếu tố tác động.
 - Các cháu đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh của các 
cháu chưa coi trọng việc đưa các cháu đến lớp mầm non, các cháu thường phải tự 
đến lớp một mình, không có sự đưa đón của bố mẹ, dẫn đến việc giáo viên không 
có cơ hội gặp gỡ các phụ huynh để trao đổi tình hình của các cháu ở lớp cũng như 
ở nhà.
 -Cơ sở vật chất còn thiếu thốn trong việc giảng dạy của cô, đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho việc giảng dạy còn nhiều hạn chế....
 - Kiến thức học sinh không đồng đều, một số trẻ nhận thức còn chậm, yếu, 
chưa mạnh dạn trong hoạt động.chính vì vậy mà việc các cháu tiếp thu các tác 
phẩm văn học còn gặp rất nhiều hạn chế.
 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn 
gọn biêt sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế mà việc dạy trẻ làm 
quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát 
triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông 
qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và 
kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
 6 với trẻ có tính sáng tạo, phù hợp với từng nội dung chủ đề.
 Ví dụ : góc “Bé vui học toán” ở chủ đề “ Thế giới động vật ” cô sẽ trang 
trí vào từng góc tranh ảnh các con vật sao cho phù hợp.
 - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các góc học, 
đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
 - Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho 
trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học Ban 
giám hiệu nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra 
tôi còn sưu tầm các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho 
trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc 
thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Sau đó cô kể truyện 
cho trẻ nghe về nội dung những câu chuyện như “Bác gấu đen và hai chú thỏ” 
hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên 
có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự 
kể khớp với nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác.
 Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách 
sử dụng tranh, sách, rối mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó 
một cách tốt nhất.
 Các loại tranh ảnh sách truyện do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng 
trong giờ học văn học mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồ 
chơi trong góc thư viện. Như vậy trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố kiến thức về các 
câu truyện bài thơ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các thời điểm khác nhau .
 Không những tôi tạo môi trường học tập trong lớp mà tôi còn tạo cho trẻ 
môi trường hoạt động ngay ngoài lớp học như xây dựng cho trẻ “Góc thiên nhiên” 
ở ngoài hiên với nhiều loại cây hoa khác nhau. Qua đó giúp trẻ nhận biết được 
màu sắc quen thuộc trong cuộc sống và trẻ sẽ học và liên tưởng đến những câu 
chuyện liên quan đến những loài cây, loài hoa từ đó trẻ tham gia giúp cô chăm 
sóc góc thiên nhiên. Ngoài ra tôi còn tận dụng những gì có sẵn trên sân trường để 
trẻ tiếp thu được kiến thức và kĩ năng theo yêu cầu của chương trình đề ra.
 Kết quả cho thấy trẻ thực sự thích thú khi tham gia vào các hoạt động, kiến 
thức, cảm nhận và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được nâng dần lên.
 Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học của cô và 
trẻ:
 Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã tìm hiểu và trực tiếp 
một số phụ huynh làm nghề thợ may, tôi đưa những con rối đã làm được cho phụ 
huynh xem và trao đổi với phụ huynh về cách làm rối, xin phụ huynh góp ý, giúp 
đỡ thêm các nguyên liệu để làm rối, như những tấm vải để bọc đầu rối, quần áo 
rối tay, may ủng hộ những bộ trang phục vừa với trẻ để trẻ sử dụng trong các tiết 
học và để tập kịch như: Quần áo mèo, thỏ, dê, sói. Để đủ bộ tôi tìm đến các tiệm 
may thú nhồi bông, đặt may thêm các mũ con vật cho phù hợp với các nhân vật 
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_motsobienphapnangcaochatluongtre5_6tuo.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5-6 tuổi làm quen với văn học ở trườn.pdf