Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mầm non sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dung trực quan).
Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày.
docx 19 trang skmamnonhay 21/07/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 I– ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1.Những nội dung lý luận có liên qua trực tiếp đến vấn đề nghiên 2
cứu tổng hợp kết kinh nghiệm.
1.1 Cơ sở lý luận: 2
1.2. Cơ sở thực tiễn 2
2. Thực trạng vấn đề 3
2.1. Thuận lợi 3
2.2 Khó khăn 4
3. Các biện pháp đã tiến hành: 4
3.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu 4
3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo 6
3.3. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng 
 7
tạo
3.4. Lồng nhép các môn khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 8
3.5. Dạy trẻ kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi 9
3.6. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh 12
4. Hiệu quả của SKKN 13
III. Kết luận, kiến nghị 13
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 13
2. Bài học kinh nghiệm 14
3. Ý kiến đề xuất 14 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Chúng ta đang sống trong những năm của thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa 
học công nghệ hiện đại. Việc giáo dục con người hoàn thiện để sánh kịp thời đại 
luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng các nhà giáo dục mà của toàn xã 
hội. Để đạt được sự hoàn thiện đó chúng ta không thể bỏ qua “thời thơ ấu” của 
mỗi con người. Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặt 
những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người. Một 
trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách trẻ đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là yếu tố không thể thiếu 
đối với bất cứ ai nhất là đối với trẻ thơ. Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non 
cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục 
trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành con người phát triển toàn 
diện. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vậy 
làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, là một giáo viên 
mầm non tôi không khỏi trăn trở băn khoăn về vấn đề này, làm thế nào để trẻ khi 
rời khỏi trường mầm non trẻ có một vốn ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể mạnh 
dạn giao tiếp với mọi người xung quanh. 
 Đối với trẻ mầm non, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, 
hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi 
thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho 
trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là 
con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
 Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, 
óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể 
chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong 
phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào 
đóbằng chính ngôn ngữ của trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số kinh 
nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm.
1.1 Cơ sở lý luận:
 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các 
giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ ở 
 1 / 10 người kể sáng tạo dựa trên những cơ sở khoa học, những biện pháp cụ thể để 
dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo.
 Ngoài ra trong các giờ hoạt động tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau 
để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc 
chuyện và đọc kể diễn cảm kể chuyện sáng tạo, đóng kịch. trong hoạt động này 
hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể 
là tranh ảnh, mô hình, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu
2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD 
- ĐT quận Long Biên, cùng với ban giám hiệu trường Mầm non Hoa Sữa 
năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt 
tình năng nổ, yêu mến trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá 
trình nghiên cứu.
 - Đầu năm học 2018-2019, 100% giáo viên trong trường được tham gia 
tập huấn chuyên để: " Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức hoạt động 
giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ" do Phòng GD&ĐT tổ chức
 - Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất được 
trang bị đầy đủ các đồ dùng như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy 
chiếu, máy chiếu đa vật thể, loa đài...
2.2 Khó khăn
 - Không gian lớp học, đồ dùng, đồ chơi chưa thực sự phong phú để kích 
thích sự sáng tạo của trẻ. 
 - Vốn từ của một số trẻ chưa phong phú, khả năng sắp xếp các nội dung của 
câu chuyện chưa có sự logic.
 - Một trẻ nói không đủ câu, nhiều câu nói không có nghĩa, nên rất khó khăn 
trong quá trình dạy trẻ. 
 - Khi hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo khả năng thể hiện điệu bộ cử chỉ 
vào các vai của các nhân vật trong câu chuyện còn hạn chế. Trẻ chưa nhập vai 
khi thể hiện. 
3. Các biện pháp đã tiến hành:
3.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu:
 Nhận thức rõ việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một việc làm 
hết sức quan trọng và cần thiết đầu tiên để nâng cao chất lượng dạy và học đặc 
 3 / 10 những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho 
trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận 
dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng 
cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn 
các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
 Điều đặc biệt hơn nữa tôi suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt 
động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không 
có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả 
bong, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len 
móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn mặt 
có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể. ( Hình ảnh 1)
 Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan 
trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi 
cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, 
đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham 
gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các 
con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy 
ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng ( Hình ảnh 2)
3.3 Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
 Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa 
dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì 
chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể 
sáng tạo. Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu 
tầm bằng cách đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng 
ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ 
có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen 
như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông 
qua ngôn ngữ nói của mình ( Hình ảnh 3)
 Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện , cho trẻ 
xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa 
cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói 
lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, 
theo thời gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học 
 5 / 10 mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa” giúp trẻ khi kể 
chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu 
chuyện.
 Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố 
câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở 
dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo 
và thỏ
 Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo 
là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở 
lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả 
trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến 
thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở 
cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Việc tích hợp các môn học khác 
cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu 
chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của 
trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.
3.5 Dạy trẻ kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi: 
 Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi là biện pháp không thể thiếu được đối với 
các môn học đặt biệt là môn văn học. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ được 
chơi theo ý thích trong đó góc sách truyện tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia. 
Trẻ sẽ được “đọc”, xem các bài thơ, câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các 
con rối trẻ yêu, được nghe các câu chuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thú 
Thông qua các hoạt động ngoài trời, các môn học khác, hoạt động chiều để cho 
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, rồi ôn luyện sau những bài thơ, câu 
chuyện trẻ đã được học trên tiết học, giúp trẻ luyện phát âm, phát triển lời nói.
 Ví dụ: Trẻ chơi với bạn nhường đồ chơi cho bạn trong khi xếp hình
 + Trẻ chơi trò chơi phân vai theo chủ đề: trẻ chơi bế em, cho em ăn, ngủ, đã 
tạo cho trẻ thể hiện tình cảm yêu thương với em bé, với bố mẹ.
 - Thông qua hoạt động chiều, mỗi tuần dành riêng một đến hai tuổi cho trẻ 
tập kể chuyện.
 Ví dụ: Hôm nay, lớp mình có rất nhiều bạn đến thăm nào là gà, bò, lợn, 
vịt... các con hãy kể chuyện nói về các con vật này nhé.
 Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ 
ngữ về cảnh vật cây cối xung quanh.
 7 / 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_tre_5_6_t.docx