Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thể lực cho trẻ. Do vậy tình trạng sức khỏe của trẻ trong toàn trường nói chung và lớp tôi nói riêng không đồng đều. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, để mặc cho con trẻ ngồi hàng giờ chơi với các thiết bị điện tử (như là ti vi, máy tính, điện thoại), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của trẻ, trẻ lười vận động, không thích di chuyển dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Thêm vào đó là chế độ ăn uống tại gia đình trẻ chưa hợp lý, chưa cân đối nên tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh ở trẻ nhỏ trong những năm gần đây.
Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng học liệu chưa phong phú, chưa khoa học; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ. Dẫn đến giáo dục phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Vào đầu năm học tôi có tiến hành điều tra khảo sát trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. Để đánh giá được chất lượng giáo dục thể chất của trẻ trước khi áp dụng giải pháp đề xuất. Tôi đã dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe; Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản; Trẻ có kĩ năng vận động tinh; Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng học liệu chưa phong phú, chưa khoa học; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ. Dẫn đến giáo dục phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Vào đầu năm học tôi có tiến hành điều tra khảo sát trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. Để đánh giá được chất lượng giáo dục thể chất của trẻ trước khi áp dụng giải pháp đề xuất. Tôi đã dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe; Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản; Trẻ có kĩ năng vận động tinh; Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Ở giai đoạn 5-6 tuổi, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn non nớt chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Trẻ đã có khả năng quan sát, phán đoán, hình thành kỹ năng vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh. Hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện so với người lớn, có nhiều sụn xương, xương mềm, yếu, dễ bị cong hoặc gãy. Hệ cơ của trẻ phát triển yếu và không đồng đều, tổ chức cơ bắp còn ít. Các sợ cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Khớp của trẻ chưa vững chắc, ổ khớp còn nông, dây chằng lỏng lẻo chưa mềm dẻo, linh hoạt. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn vẫn đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn có thể gây nên nhưng thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không dễ khắc phục được. 7.1.2. Thực trạng hiện nay của trẻ 5-6 tuổi Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thể lực cho trẻ. Do vậy tình trạng sức khỏe của trẻ trong toàn trường nói chung và lớp tôi nói riêng không đồng đều. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, để mặc cho con trẻ ngồi hàng giờ chơi với các thiết bị điện tử (như là ti vi, máy tính, điện thoại), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của trẻ, trẻ lười vận động, không thích di chuyển dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Thêm vào đó là chế độ ăn uống tại gia đình trẻ chưa hợp lý, chưa cân đối nên tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh ở trẻ nhỏ trong những năm gần đây. Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng học liệu chưa phong phú, chưa khoa học; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ. Dẫn đến giáo dục phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Vào đầu năm học tôi có tiến hành điều tra khảo sát trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. Để đánh giá được chất lượng giáo dục thể chất của trẻ trước khi áp dụng giải pháp đề xuất. Tôi đã dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe; Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản; Trẻ có kĩ năng vận động tinh; Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi, lớp 5 tuổi A2 và 5 tuổi A3 trường mầm non Hướng Đạo. Số lượng trẻ tham gia vào quá trình nghiên cứu là 54 trẻ. 2 (Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm) * Xây dựng môi trường phát triển thể chất bên ngoài lớp học Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với việc phát triển thể chất của trẻ. Cụ thể, trẻ được vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng... đó là những kĩ năng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ; trẻ thoải mái chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá môi trường xung quanh bằng các giác quan và cảm xúc của mình. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu để khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp. Các cô giáo trong nhà trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo cảnh quan sư phạm mới mẻ, hấp dẫn. Môi trường ngoài trời có khu vực chung rộng lớn để trẻ tập thể dục, học giờ học có chủ đích phát triển thể chất, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian... (Hoạt động trẻ chơi trò chơi kéo co) 4 Các phương tiện luyện tập đa dạng đảm bảo sự bền vững, an toàn và được sắp xếp ngăn nắp, trưng bày một cách hấp dẫn để trẻ dễ nhìn, dễ lấy khi cần. Ngoài việc sử dụng những dụng cụ, đồ dùng luyện tập sẵn có, tôi luôn tận dụng những nguyên vật liệu tái sử dùng, vật liệu đã qua sử dụng: giấy bìa, thùng cát tông, chai lọ, lốp xe để làm dụng cụ, đồ dùng thêm sinh động, hấp dẫn, thân thiện với môi trường. Hay sử dụng khối gỗ, thanh gỗ, thăng bằng, đệm nhảy giúp trẻ phát triển vận động thô, các loại hộp và vật liệu vẽ, tạo hình khuyến khích trẻ sáng tạo. Hỗ trợ việc học của trẻ, kích thích giác quan thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. 2. Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện Việc giáo viên lựa chọn đúng, phù hợp nội dung phát triển thể chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. * Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ là cung cấp cho trẻ kiến thức sơ đẳng về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và trau dồi các kĩ năng nhằm hình thành các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe. - Lựa chọn nội dung: Ngay từ đầu năm học, tôi đã căn cứ vào nội dung, kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, khả năng thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp để lựa chọn các nội dung đưa vào kế hoạch giáo dục của năm học. Nội dung giáo dục được tôi tích hợp theo chủ đề, gắn với các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường sống, mở rộng dần nội dung hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kĩ năng sống đơn giản, gần gũi tùy theo khả năng phát triển và cá nhân của trẻ. Một số nội dung tôi triển khai ngay từ đầu năm học sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại ở các chủ đề khác nhau trong suốt năm học để tạo thói quen, nền nếp tốt đồng thời rèn luyện một số kĩ năng cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ: Nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề trường mầm non: Nghe giới thiệu các món ăn hằng ngày ở lớp; Cách chế biến một số món ăn đơn giản. Luyện tập và thức hiện các thói quen trong ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt: mời trước khi ăn, ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn, không vừa ăn vừa nói rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng. Quan sát và trò chuyện về những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non, không được lại gần và đùa nghịch. Nội dung giáo dục sinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề bản thân: Nhận biết thực phẩm theo các nhóm, ích lợi của chúng đối với sức khỏe. Thực hành vệ sinh cá nhân: Tập đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh các giác quan. 6 * Giáo dục phát triển vận động Giáo dục phát triển vận động bao gồm các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có kĩ năng vận động thô - tinh, phát triển các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, sức mạnh của cơ bắp cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong quá trình vận động. * Bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Lựa chọn nội dung: Bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo yêu cầu của độ tuổi 5-6 tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non. Lựa chọn các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp. Mỗi bài tập thường có 4 - 5 động tác, mỗi động tác tập từ 3-4 lần. Các động tác trong bài tập được sắp xếp theo một trình tự: Động tác hô hấp - động tác phát triển cơ tay và bả vai - các động tác phát triển cơ lưng, bụng rồi đến các động tác phát triển cơ chân. - Tổ chức thực hiện: + Bài tập thể dục sáng Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp được sử dụng trong bài thể dục sáng. Tôi và các cô giáo trong trường cho trẻ tập thể dục thường xuyên vào các buổi sáng, thực hiện ở ngoài trời với không khí trong lành, thoáng mát. Trước khi tập cho trẻ khởi động nhẹ nhàng khoảng 1-2 phút; sau đó cho trẻ đứng thành 2-3 hàng ngang hoặc thành vòng tròn để tập. Với bài tập trẻ đã biết, tôi hô để trẻ tập; với bài tập mới, trẻ chưa biết, tôi tập cùng với trẻ kết hợp sử dụng âm nhạc hoặc bài hát phù hợp với chủ đề để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. (Hình ảnh trẻ đang tập thể dục) 8 sau đó đứng thành vòng tròn, vòng cung hoặc hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. + Hoạt động 2: Trọng động: Khoảng 25 - 30 phút. Tập bài tập phát triển chung với các động tác: tay – vai, lưng – bụng – lườn, chân. Tập 2 bài vận động cơ bản: 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện thực hiện dưới hình thức trò chơi. Ví dụ: vận động cơ bản Ném xa bằng 1 tay, trò chơi vận động Bật qua suối nhỏ. Hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành thạo. Ví dụ: Vận động cơ bản Tung – bắt bóng, đi khuỵu gối. • Tập 1 vận động mới hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành thạo Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh vận động. - Lần 2: Cô thực hiện vận động kết kợp giải thích. Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên thực hiện vận động. Cô cho trẻ thực hiện vận động ( với hình thức lần lượt, nối tiếp, thi đua), cô chú ý sửa sai cho trẻ. Sau mỗi lần tập cô hỏi lại trẻ tên vận động. • Tập 1 vận động ôn luyện thực hiện dưới dạng hình thức trò chơi Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô nhận xét kết quả chơi, động viên khen ngợi trẻ. + Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Vận động nhẹ nhàng 2 – 3 phút. ( Hình ảnh trẻ (Hình ảnh trẻ bật chụm chân, tách chân) 10 Hình ảnh trẻ trong giờ tạo hình 3. Giải pháp: 3.Phát triển thể chất thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi Giáo dục phát triển thể chất được tôi lồng ghép trong các hoạt động giáo dục hằng ngày như đón - trả trẻ, giờ thể dục sáng, hoạt động học, chơi - hoạt động ở các góc, chơi ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ, chơi – hoạt động theo ý thích. Thời điểm đón - trả trẻ: Khi đến lớp, tôi nhắc nhở trẻ tự cởi giày, dép để đồ dùng cá nhân ngay ngắn, đúng nơi quy định. Tôi trò chuyện với trẻ để trẻ biết được phải ăn mặc và lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết như trời nóng nên mặc quần áo mỏng và mát, đội mũ nón khi đến lớp; Trời lạnh phải mặc ấm, quàng khăn, đi tất, Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm như không được tự mình đến trường khi không được phép của cha mẹ, không được đi về cùng người lạ khi cô giáo chưa cho phép, Thể dục sáng tiến hành ngay sau giờ đón trẻ. Bài tập với đầy đủ các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Giờ hoạt động học được tôi tích hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe một cách trực quan, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu hơn làm phong phú cho nội dung, phương pháp học tập; Trẻ cũng được vận động qua các trò chơi ôn luyện củng cố, đặc biệt là giờ thể dục giúp trẻ khỏe mạnh và có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Khi tôi nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ trong giờ hoạt động hoặc trong thời gian giữa hai hoạt động, tôi sẽ cho trẻ vận động như: khuyến khích trẻ thực hiện cùng với cô, mô phỏng động tác theo lời bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao (bài hát: tiếng chú gà trống gọi, tập thể dục buổi sáng, tập tầm vông, trò chơi gieo hạt, con bọ dừa...); Nếu trẻ vừa tập tô, vẽ khiến tay bị mỏi, tôi cho trẻ đứng dậy gập, đán các ngón tay vào nhau xoay khớp cổ tay hoặc 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_the_chat_c.doc