Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi
Sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, lợi ích từ việc đọc sách mang lại có những điểm khác biệt. Ở lứa tuổi mầm non, hình thành thói quen đọc sách, làm bạn với những trang sách bổ ích, lý thú sẽ giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống, phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... của trẻ em đó là thói quen đọc sách.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn về tri thức. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách.Vì thế gieo mầm “văn hoá đọc sách” cho trẻ mầm non là hướng đi đúng đắn, thiết thực để đặt nền tảng cho văn hoá đọc của mỗi người đồng thời hướng đến xã hội học tập trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay.
Trong thực tế hiện nay việc cho trẻ làm quen với sách, đọc sách cũng được rất nhiều người lớn quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên vẫn chỉ là những việc làm hời hợt, hình thức. Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ chơi với sách một chút rồi lại chán, không biết khai thác nội dung trong cuốn sách đó. Đặc biệt là trẻ mầm non, trẻ còn chưa biết đọc chữ nên việc hứng thú với những cuốn sách là thực sự rất ít.
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn về tri thức. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách.Vì thế gieo mầm “văn hoá đọc sách” cho trẻ mầm non là hướng đi đúng đắn, thiết thực để đặt nền tảng cho văn hoá đọc của mỗi người đồng thời hướng đến xã hội học tập trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay.
Trong thực tế hiện nay việc cho trẻ làm quen với sách, đọc sách cũng được rất nhiều người lớn quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên vẫn chỉ là những việc làm hời hợt, hình thức. Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ chơi với sách một chút rồi lại chán, không biết khai thác nội dung trong cuốn sách đó. Đặc biệt là trẻ mầm non, trẻ còn chưa biết đọc chữ nên việc hứng thú với những cuốn sách là thực sự rất ít.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi

2 Cũng có rất nhiều những sáng kiến đã đưa ra về việc gây hứng thú cho trẻ làm quen với sách truyện. Rèn luyện kỹ năng đọc sách cho trẻ. Có rất nhiều bài học kinh nghiệm đáng để tôi học tập. Tuy nhiên khi tôi áp dụng vẫn thấy giải pháp đó chưa ổn với học sinh. Qua khảo sát đầu năm tôi thấy qua các buổi chơi hoạt động góc, các buổi hoạt động phòng thư viện, số trẻ tham gia góc chơi thư viện rất ít, hoặc có chơi cũng chỉ thoáng qua sau đó lại chuyển chơi góc khác. Trẻ không hứng thú với những cuốn sách cô đưa ra. Kết quả khảo sát trên 34 học sinh lớp 5 Tuổi A2 như sau: TT Tổng Số trẻ Tỉ lệ Tiêu chí khảo sát số trẻ 1 Trẻ chủ động tìm đến sách để xem một cách say sưa 34 5 15% 2 Trẻ chơi với sách 34 7 20% 3 Trẻ không thích chơi với sách 34 22 65% Từ kết quả trên tôi nhận thấy mình cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn để tác động vào trẻ giúp trẻ có niềm đam mê với sách. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi” để làm sáng kiến cho mình trong năm học 2022-2023. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Có một câu nói của nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, Anbe Anxtanh từng nói: “Nếu bạn muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích”. Thực tế cho thấy, cuộc sống hiện nay có nhiều áp lực nên đa số bố mẹ đã bỏ qua thói quen đọc sách cùng con, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích vào mỗi tối. Và trẻ mầm non yêu thích việc đọc sách ngày càng ít hơn mà thay vào đó là những hàng công nghệ như điện thoại, ipab. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng cho trẻ mầm non làm quen với việc đọc sách sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức của thế giới. Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Nó chính là tiền đề cho việc ham đọc sách sau này cho trẻ và phát huy truyền thống “Văn hóa đọc” của dân tộc Việt nam. Với trẻ 5- 6 tuổi việc yêu quý sách sẽ kích thích trẻ đọc sách, từ đó giúp trẻ phát triển não bộ và xây dựng những nơ ron “ngôn ngữ” một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay việc cập nhật thông tin từ sách báo, các trang báo mạng càng được phổ biến rộng rãi. 4 Việc xây dựng môi trường thân thiện để trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào việc hoạt động với sách tôi không chỉ dừng lại ở việc trang trí mà tôi luôn chú ý tới những quy định, nội quy trong từng nội dung chơi: Quy định đầu mã sách, Bệnh viện sách. Ứng dụng công nghệ số là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc nuôi dưỡng tình yêu với sách truyện cho trẻ. Bởi lẽ trẻ không chỉ được đọc thơ, kể chuyện mà trẻ còn được nghe, được nhìn hình ảnh âm thanh sinh động hấp dẫn, trẻ được sử dụng trên công nghệ đó. Điều này không chỉ giúp trẻ thêm yêu thích sách truyện mà còn giúp cho trẻ thích ứng nhanh với công nghệ số đáp ứng với công nghệ phát triển của xã hội ngày nay. Với việc sử dụng mã QR giúp cho tài liệu của giáo viên cần truyền tải tới phụ huynh gọn gàng hơn, nhanh hơn. * Tính sáng tạo: Áp dụng biện pháp đơn giản, tự nhiên, không gò ép trẻ, khơi gợi tình yêu trong con người trẻ với sách một cách tự nhiên, nuôi dưỡng tình yêu đó lớn dần dần theo thời gian. Ứng dụng công nghệ số trong việc cho trẻ làm quen với sách truyện tại lớp, tại gia đình trẻ. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Không mất nhiều kinh phí để thực hiện giải pháp. Cha mẹ có thể chỉ mua một cuốn sách nhưng trẻ có thể được xem nhiều cuốn sách hay do có sự trao đổi đầu sách cùng nhau. Với phụ huynh nếu muốn trang bị cho trẻ khoảng 2 đầu sách trong 1 tuần Giá trị 1 cuốn sách 25.000đ. Một tuần mất 50.000đ mua sách Sau khi áp dụng giải pháp trao đổi đầu sách phụ huynh chỉ cần trang bị 1 cuốn sách nhưng trẻ có thể trao đổi với 33 bạn còn lại trong 33 tuần. Như vậy phụ huynh chỉ mất 25.000đ cho 33 tuần. 33 tuần trẻ vẫn được xem 33 cuốn sách khác nhau. Tiết kiệm được 825.000đ trong 33 tuần. Với lớp học. Nếu như 1 lớp 1 chủ đề cần khoảng 10 đầu sách mất khoảng 250.000đ. 10 Chủ đề mất 2.500.000đ mua sách. Với giải pháp trao đổi đầu sách giữa các lớp. Mỗi lớp chỉ cần trang bị đầu sách 1 chủ đề. Tiết kiệm được 1/10 số tiền cần mua sách trong năm học. b. Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo cho trẻ có tình yêu với sách, là tiền đề cho việc ham đọc sách, học được những điều nhân văn qua từng cuốn sách hay. Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp cho trẻ. c. Giá trị làm lợi khác: 6 Mẫu số 2 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. Thông tin chung về sáng kiến 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng Ngày tháng năm sinh: 16/9/1984 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 0934241874 4. Đồng tác giả: Không có 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ Địa chỉ: Số 83 Đinh Tiên Hoàng - Hoàng Văn Thụ - Quận Hồng Bàng - Hải Phòng. Điện thoại:02253845100 II. Mô tả giải pháp đã biết: Sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, lợi ích từ việc đọc sách mang lại có những điểm khác biệt. Ở lứa tuổi mầm non, hình thành thói quen đọc sách, làm bạn với những trang sách bổ ích, lý thú sẽ giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thươngTrẻ em được coi là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người, giai đoạn chuẩn bị các phẩm chất và năng lực cần thiết để tham gia lao động xã hội. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non là một việc làm quan trọng để từ đó hình thành nhân cách cho trẻ em. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống, phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... của trẻ em đó là thói quen đọc sách. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em ích lũy một nguồn vốn về tri thức. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách.Vì thế gieo mầm “văn hoá đọc sách” cho trẻ mầm non là hướng đi đúng đắn, thiết thực để đặt nền tảng cho văn hoá đọc của mỗi người đồng thời hướng đến xã hội học tập trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay. 8 non. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Nó chính là tiền đề cho việc ham đọc sách sau này cho trẻ và phát huy truyền thống “Văn hóa đọc” của dân tộc Việt nam. Với trẻ 5-6 tuổi việc yêu quý sách sẽ kích thích trẻ đọc sách, từ đó giúp trẻ phát triển não bộ và xây dựng những nơ ron “ngôn ngữ” một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay việc cập nhật thông tin từ sách báo, các trang báo mạng càng được phổ biến rộng rãi. Trẻ lứa tuổi mầm non các con tuy còn nhỏ nhưng cũng đã thường xuyên phải tiếp xúc với công nghệ số như: điện thoại, máy tính, tivi.Đó cũng là một lý do khiến trẻ em dần dần quên lãng những cuốn sách ngay từ khi còn rất nhỏ. Và sự thật là trẻ em bây giờ chúng ta rất ít thấy các em yêu thích sách và thích đọc sách. Đầu năm học tôi cũng xây dựng góc thư viện tại lớp mình phụ trách nhưng theo quan sát tôi thấy hầu như học sinh lớp tôi không thích đọc sách hay chơi với sách mà thay vào đó trẻ lại thích chạy nhảy, chơi lắp hình, nấu ăn, phân vai, Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giảng dạy học sinh, tôi luôn trăn trở điều này. Tôi luôn mong muốn trẻ sẽ ham thích chơi với sách hơn, thích khám phá những điều thú vị trong từng cuốn sách. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ 5-6 tuổi” là sáng kiến để áp dụng trong năm học 2022-2023. Sau đây là những biện pháp tôi đã áp dụng: Giải pháp 1: Tạo môi trường thân thiện cuốn hút trẻ, nội quy hướng dẫn gần gũi giúp trẻ chủ động chơi với sách và yêu sách. Để tạo được môi trường thân thiện cuốn hút trẻ chủ động chơi với sách và yêu sách. Tôi luôn chủ động sáng tạo trong việc cùng với trẻ trang trí góc thư viện cho lớp học của mình được phong phú phù hợp với trẻ 5-6 tuổi . Các sách, tranh truyện cần phải lựa chọn nội dung phù hợp hình ảnh gần gũi với trẻ, sắp xếp hợp lí, trẻ thuận tiện khi lấy và cất. Góc thư viện thoáng mát, yên tĩnh, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ để thu hút trẻ thích được tương tác với sách. Trẻ có thể làm quen với sách trong giờ chơi ở các góc, chơi ngoài trời, giờ ra về. Trẻ tự lấy sách, ngồi ngay tại những chiếc bàn nhỏ hoặc có thể theo nhóm, để trẻ nằm, ngồi quây quần nghe cô đọc truyện và xem tranh chuyện để trẻ vừa thư giãn tinh thần vừa để cơ thể nghỉ ngơi.. Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như đọc sách truyện theo nhóm, thi kể chuyện dưới sự hướng dẫn của cô giáo; khuyến khích trẻ sáng tạo theo tranh, kể chuyện bằng rối tay...Trong các giờ đọc sách giáo viên hướng dẫn trẻ tự xếp sách vào đúng vị trí quy định sau khi đọc, có những ký hiệu riêng theo từng đầu mã của quyển sách: Số 1: Sách truyện; Số 2: Sách thơ; Số 3: Sách kể theo tranh..Trên những giá kệ tôi cũng làm những ký hiệu vị trí để trẻ cất đúng vị trí của từng đầu mã sách. (Hình ảnh nội quy, mã sách) 10 phối kết hợp với cô trong việc đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe cũng như dạy trẻ và kiểm tra trẻ. Từ đó giúp cho trẻ được tiếp cận với những bài thơ, câu chuyện mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, tại máy tính của lớp tôi cũng thực hiện việc chia đôi màn hình máy tính. Dành ½ màn hình máy tính là dữ liệu, trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát, chữ cáiđể trẻ có thể chủ động vào và tham gia xem sách, truyện, đọc thơ trên máy tính. Với thời điểm hiện nay, việc sử dụng điện thoại, máy tính, Ipadvới trẻ màm non có lẽ cũng không phải là khó. Trẻ đã thành thạo việc tắt, mở và lựa chọn nội dung để có thể tự xem. Để phát huy tính tích cực của việc xem những công nghệ đó. Tôi có thể động viên trẻ bằng cách 1 tuần cho trẻ xem trên điện thoại, máy tính, Ipad1 lần vào cuối tuần trong góc thư viện. Tôi đã liên hệ với phụ huynh để mượn máy tính xách tay, Ipad, sau đó tôi cài đặt những bài thơ câu chuyện vào máy có màn hình giao diện trẻ dễ nhận biết được để cho trẻ tự mở và xem trên đó. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ vào việc cho trẻ chú ý tới sách truyện là phương án tích cực cho quá trình hội nhập. Tuy nhiên tôi cũng luôn chú ý tới việc chọn lọc các hoạt động ứng dụng, thời gian phù hợp tránh lạm dụng khiến chất lượng bị “loãng”. (Video Bài thơ câu chuyện) Giải pháp 3: Động viên, khích lệ trẻ bằng những phần thưởng trong ngày là những cuốn sách truyện. Qùa tặng là những cuốn sách. Thay vì những phần thưởng là bé ngoan, cờ hay bông hoa tôi đã lựa chọn những cuốn sách là phần thưởng trong ngày cũng như phần thưởng cuối tuần trong các buổi liên hoan nêu gương cuối tuần cho trẻ. Có nhiều cuốn sách hay, phù hợp với trẻ, và mang tính giáo dục tốt. Nếu thường xuyên tặng sách cho trẻ, trẻ sẽ coi cuốn sách đó là món quà yêu thích và sẽ yêu quý nó nhiều hơn và trẻ cũng sớm hình thành thói quen đọc sách từ thuở ấu thơ. Mỗi khi tặng sách cho trẻ tôi luôn tương tác với trẻ để kích thích trí tuệ và tính tò mò của trẻ trong mỗi cuốn sách. Ví dụ: Tôi có thể hỏi xem cuốn sách đó viết về nội dung gì? Con thích phần nào? Tại sao? Với việc đặt câu hỏi như vậy sẽ giúp tạo động lực cho trẻ yêu thích và xem sách say sưa hơn. Tuy nhiên, tôi cũng lựa chọn câu hỏi để hỏi trẻ tránh gây áp lực mà có thể thoải mái trả lời. (Hình ảnh tặng sách cho trẻ)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nuoi_duong_tinh_yeu_s.doc