Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Điểm mới của đề tài là tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển tốt các tố chất vận động (Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ) thông qua các hình thức hoạt động trong ngày; Xây dựng góc vận động phong phú, hấp dẫn; Sưu tầm các trò chơi vận động phù hợp, đa dạng; Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề; Phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm: Đánh giá thực trạng trò chơi vận động trong giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non n¬i t«i phô tr¸ch. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hiệu quả chất lượng giáo dục thể chất đặc biệt là trò chơi vận động cho trẻ 5- 6 tuổi. Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất khéo léo và phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động. Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp mình phụ trách và mang lại hiệu quả cao. Đề tài được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý. Được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài ở các trường mầm non trong toàn huyện, tỉnh và đăng trên trang Web.
doc 20 trang skmamnonhay 04/04/2025 530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
 trò chơi vận động thì các đồ dùng dụng cụ vận động chưa thực sự hấp dẫn trẻ. 
Đồng thời, một số phụ huynh ít chú trọng vào thể lực, tác phong của trẻ 
 Chính vì những lý do trên, tôi rất muốn tìm ra những biện pháp để khắc phục 
những hạn chế và giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, cân đối, toàn diện nên tôi 
đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận 
động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi”
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Điểm mới của đề tài là tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển tốt các tố 
chất vận động (Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ) thông qua các hình thức 
hoạt động trong ngày; Xây dựng góc vận động phong phú, hấp dẫn; Sưu tầm các 
trò chơi vận động phù hợp, đa dạng; Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề; 
Phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn 
chọn đề tài này nhằm: Đánh giá thực trạng trò chơi vận động trong giáo dục thể 
chất của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non n¬i t«i phô tr¸ch. Đề xuất một số 
biện pháp tổ chức hiệu quả chất lượng giáo dục thể chất đặc biệt là trò chơi vận 
động cho trẻ 5- 6 tuổi. Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ 
năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất khéo léo và phát triển tốt về thể lực cho 
trẻ. Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò 
chơi vận động.
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi 
vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” được áp dụng trong quá trình 
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non. Trong quá trình nghiên cứu đề tài 
này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp mình phụ trách và 
mang lại hiệu quả cao. Đề tài được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý. Được 
hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài ở các 
trường mầm non trong toàn huyện, tỉnh và đăng trên trang Web. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát 
triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển 
vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ 
biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế 
giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích 
luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của 
trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp 
thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá 
trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt 
tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
 2 Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, luôn quan sát, nắm bắt được đặc 
điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp.
 Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức 
các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
 Bản thân là một giáo viên có năng khiếu về thể chất, thích được hoạt động 
thể dục thể thao và rất yêu thích bộ môn này. Luôn nâng cao vai trò tự học tập bồi 
dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá 
trình giảng dạy, chịu khó học hỏi sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin. Bản 
thân tự trang bị cho mình phương tiện dạy học tốt: Máy tính xách tay, 3G.
 Phụ huynh quan tâm đến trẻ, đến các hoạt động của lớp.
* Khó khăn:
Đối với trẻ:
 Số lượng trẻ trong lớp quá tải so với quy định ( 44 cháu)
 Trong lớp có rất nhiều trẻ bị suy dinh đưỡng, thấp còi, nên gây rất nhiều khó 
khăn cho việc tham gia vào các hoạt động, nhất là giờ trò chơi vận động.
 Một số trẻ chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, nhút nhát khi tham gia hoạt động. 
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao.
 Sân chơi chưa bằng phẳng,chưa có khu PTVĐ riêng biệt.
 Đồ dùng phục vụ hoạt động còn thiếu như: Thang leo, ván kê dốc. Đồ 
dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú.
 * Đối với giáo viên:
 Khi cho trẻ hoạt động thể chất vẫn còn mang tính chất rập khuôn, máy móc, 
chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vận động.
 Giáo viên còn hạn chế khi khi xử lý tình huống xãy ra trong quá trình tổ chức 
hoạt động. 
 C¸c trò chơi vận động d¹y trÎ cßn phô thuéc vµo ch­¬ng tr×nh, ch­a s¸ng t¹o 
s­u tÇm c¸c trò chơi ngoµi ch­¬ng tr×nh ®­a vµo d¹y trÎ. 
 Đối với phụ huynh:
 Đa số phụ huynh làm nghề nông nên nhận thức về môn học này không quan 
trọng xem nhẹ mà chỉ chú trọng vào việc học chữ, học toán..
 Việc phối hợp với phụ huynh để rèn trẻ yếu ở nhà còn hạn chế.
* Khảo sát thực trạng:
 Năm học 2017- 2018 , tôi được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn Qua 
quá trình giảng dạy làm quen ban đầu với các cháu, bản thân tôi thực sự lolắng khi 
tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mà đa số các cháu ít hứng thú. Một số cháu thì 
rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin. Một số cháu thì chơi một lúc là chán, chóng mệt mỏi, 
 4 Trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc, nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời 
với các dụng cụ: bóng, gậy, vòng, quả bông
 Mỗi trò chơi vận động giáo viên chuẩn bị đồ dùng, hình thức tổ chức chơi 
khác nhau nhằm cuốn hút trẻ tham gia hoạt động, tránh nhàm chán đối với trẻ.
* Giải pháp 2: Tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển tốt các tố chất vận 
động (Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ) thông qua các hình thức hoạt 
động trong ngày
+ Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động học
 Chúng ta biết rằng, muốn tổ chức và hướng dẫn trò chơi vận động có kết quả 
cần làm tốt các bước sau đây: Chọn trò chơi, chuẩn bị sân bãi, dụng cụ phục vụ 
cho trò chơi; Tổ chức chơi; giới thiệu và giải thích trò chơi; điều khiển trò chơi và 
đánh giá kết quả.
 Trẻ ở lứa tuổi này có hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, có kỹ năng 
vận động, khả năng định hướng không gian của trẻ tốt hơn. Điều đó tạo điều kiện 
cho trẻ tham gia vào trò chơi.
Với mục tiêu thay đổi trạng thái vận động, hoàn thiện các kỹ năng vận động đã học 
và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ, việc chọn trò chơi vận động phù hợp cho 
giờ thể dục phải thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
 - Trò chơi được tất cả trẻ biết đến và cùng tham gia chơi với lượng vận động 
tương đương nhau (hay trẻ đã được làm quen với vận động cơ bản trong trò chơi).
 - Kiểu vận động của trò chơi và bài tập vận động cơ bản nên khác nhau, 
không cùng dạng vận động, tính chất động , tĩnh của vận động trong trò chơi với 
bài tập vận động cơ bản có thể ngược nhau.
 - Trò chơi đảm bảo an toàn, vệ sinhcho trẻ, mang tính giáo dục cao.
 - Trò chơi vận động bố trí trong giờ thể dục, khi mà ở phần trọng động chỉ 
dạy một vận động cơ bản.
 Phương pháp hướng dẫn trò chơi vận động trong giờ thể dục:
 - Giáo viên nêu tên trò chơi.
 - Nhắc lại cách chơi (luật chơi).
 - Tổ chức cho trẻ chơi từ 2 - 3 lần.
 - Nhận xét sau khi chơi.
Để tổ chức cho trẻ chơi có hiệu quả, giáo viên cần chú ý :
 Giáo viên chọn vị trí đứng sao cho trẻ nhìn rõ giáo viên làm gì và nói gì, 
giáo viên phải quan sát được toàn bộ trẻ và tiến trình cuộc chơi. Tuy nhiên, vị trí 
đứng của giáo viên không được gây cản trở đến cuộc chơi của trẻ, chú ý đến đội 
hình của những trẻ đã chơi xong. Nếu không chú ý đến khâu này, sân chơi sẽ lộn 
xộn, mất trật tự, làm giảm ý nghĩa giáo dục và kết quả cuộc chơi.
 Giáo viên cần chuẩn bị trước sự giải thích nội dung, luật chơi của trò chơi 
mới. Giáo viên có thể giới thiệu và giải thích quy tắc chơi theo nhiều cách khác 
 6 Không những trẻ thích thú mà còn rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận 
động, giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn. 
 Chẳng hạn như: Tổ chức hoạt động làm quen văn học , với đề tài thơ “ Xe 
chữa cháy” giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động “Lính cứu 
hỏa”, trò chơi này giúp trẻ biết được nghề cứu hỏa là nghề như thế nào, thông qua 
đó trẻ được rèn luyện tính nhanh nhẹn và sự tự tin, đặc biệt rèn những trẻ sợ sệt 
nhút nhát sẽ mạnh dạn, hoạt bát hơn. Trong lớp tôi, có một số cháu rất sợ sệt, 
không tự tin tham gia vào các trò chơi. Tôi thường trò chuyện với trẻ hàng ngày để 
giúp trẻ tự tin hơn. Khi tổ chức trò chơi thì tôi luôn động viên trẻ và giúp đỡ trẻ 
bằng cách là chơi cùng với trẻ, tôi thường đi sát bên trẻ, khích lệ trẻ, cùng với sự 
cổ vũ của các bạn mà các cháu đã mạnh dạn chơi trò chơi vận động đi qua cầu ( 
ghế thể dục) một cách tự tin, an toàn. Cháu đi quen được một lần, tiếp tục tôi động 
viên trẻ, những lần tiếp theo cháu tự tin hơn nhiều. Sau khi tổ chức trò chơi này 
thành công, nhất là giúp những trẻ nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn, tôi tiếp tục cho 
cháu tham gia tròchơi khác để rèn luyện thêm cho trẻ. Trò chơi này có cách chơi và 
luật chơi cụ thể như sau:
 Trò chơi "Lính cứu hỏa"
 + Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin
 + Chuẩn bị: Ghế thể dục, bình nước, lá cờ, mũ, lon sữa.
 + Luật chơi: Chỉ được chạy sau khi có hiệu lệnh “Cháy”. Khi chạy phải chạy 
dích dắc qua chướng ngại vật và đi qua cầu
 + Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm 3- 4 trẻ). Cho trẻ xếp hàng 
ngay sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “cháy”, trẻ chạy dích dắc qua các 
chướng ngại vật (lon sữa), sau đó đi qua cầu ( đi trên ghế thể dục) rồi tiếp tục chạy 
về đích cầm bình phun nước (giả vờ phun nước) và lấy một lá cờ cắm vào ống đội 
mình. Cứ như thế đến hết trẻ. Đội nào được nhiều lá cờ, đội đó chiến thắng 
 Ngoài các hoạt động mà tôi lồng ghép trò chơi vận động, thì tôi cũng thường 
để ý xem trong tháng có các sự kiện hay ngày lễ nào để tổ chức cho trẻ. Ví dụ như 
ngày lễ 22/12, tôi tổ chức cho trẻ đóng vai các chú bộ đội hành quân, chơi các trò 
chơi vận động. Các cháu cùng giao lưu văn nghệ, hát múa, chơi trò chơi rất hào 
hứng mà không mệt mỏi, không nhàm chán cho dù tôi kéo dài thời gian chơi của 
trẻ.
 Như vậy, giáo viên có thể tăng cường trò chơi vận động trong các hoạt động 
học cho trẻ một cách nhẹ nhàng, đảm bảo phù hợp nội dung hoạt động và giúp trẻ 
hứng thú, trò chơi vận động được xây dựng đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp nhằm rèn luyện được các tố chất vận động khéo léo, đúng kỹ năng thực 
hiện.
+ Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động đón trẻ, trả trẻ, hoạt động chiều
 8 + Cách chơi: Trẻ cầm vòng đứng cách vạch mức khoảng 1m, dùng 2 tay 
ném vòng làm sao cho vòng lọt vào lon sữa. 
 + Luật chơi: Mỗi lần chỉ ném một vòng, trẻ nào ném được nhiều vòng vào 
lon sữa thì trẻ đó thắng. 
 Cũng là trò chơi “Ném vòng”, nhưng giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng 
dụng cụ khác nhau để kích thích trẻ chơi, giáo viên có thể làm các trụ bằng bìa 
cattong có màu sắc hấp dẫn thu hút trẻ và những chiếc vòng làm bằng ống nhựa 
cho trẻ chơi 
+ Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời
 Hoạt động chơi ngoài trời hằng ngày cung cấp nhiều cơ hội rèn luyện kỹ 
năng vận động cho trẻ thông qua việc thực hiện trò chơi vận động. Mỗi buổi chơi 
ngoài trời nên lên kế hoạch khoảng 1-2 trò chơi. Trong buổi chơi ngoài trời đầu 
tiên (của tuần), trò chơi nên chọn là trò chơi trẻ đã được chơi trước đó, trò chơi thứ 
hai tổ chức theo nguyện vọng của nhóm trẻ hay tất cả trẻ. Trong nhữngbuổi chơi 
ngoài trời tiếp theo, cô có thể cho trẻ làm quen với trò chơi mới, đồng thời, tổ chức 
các trò chơi đã quen thuộc nhưng có biến đổi nhằm nâng cao yêu cầu luyện tập cho 
trẻ. Những trò chơi do giáo viên sáng tạo ra dựa trên các vận động trẻ đã được học, 
phù hợp với không gian ngoài trời.
 Giáo viên có thể thay đổi các đồ dùng dụng cụ mới lạ, hấp dẫn trẻ hơn hoặc 
thay đổi hình thức chơi để kích thích trẻ tham gia vào trò chơi.
 Cũng là quả bóng nhưng khi ra ngoài trời giáo viên tổ chức các trò chơi như 
lăn bóng, chạy theo đá bóng và sau đó có thể thay đổi trò chơi “Kẹp bóng”, trò 
chơi “Kẹp bóng” này sẽ giúp trẻ khéo léo, mạnh mẽ hơn trong vận động và phát 
triển nhóm cơ chân cũng như củng cố kỹ năng bật nhảy của trẻ.
 Trò chơi: " Kẹp bóng"
 + Mục đích: Rèn luyện sự mạnh mẽ, khéo léo, phát triển nhóm cơ chân.
 + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, bạn đầu hàng sẽ đặt quả bóng ở giữa 2 
chân. Khi nghe hiệu lệnh thì dùng 2 chân kẹp bóng và bật nhảy về đích làm sao 
không để bóng rơi. Sau đó, chạy nhanh về đưa bóng cho bạn tiếp theo và tiếp tục 
thực hiện cho đến hết hàng. Đội nào mang bóng về nhanh nhất là đội đó chiến 
thắng 
 + Luật chơi: Đội nào mang bóng về đích nhanh nhất mà không làm bóng rơi 
là chiến thắng.
 Và không phải trò chơi nào chúng ta cũng cần đồ dùng dụng cụ gì khó tìm, 
mà có thể chỉ là những chiếc lá, những hạt cát hay những giọt nướcnhững gì ở 
xung quanh trẻ, gần gũi với trẻ.
 Bên cạnh những trò chơi tôi tổ chức, thì những hình vẽ hay đồ dùng đồ chơi 
giáo dục thể chất có sẵn trên sân trường cũng được tôi tận dụng để tổ chức các trò 
chơi để rèn luyện sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai cũng như sự tự tin của trẻ, góp 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hinh_thuc_to.doc