Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay…Vì vậy việc giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển tốt về thể chất là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi” vào để nghiên cứu nhằm mục đích giúp trẻ khắc sâu hơn kỹ năng vận động cơ bản tạo sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia hoạt động. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Vì thế việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên mầm non lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn, vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ra sao? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tayVì vậy việc giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển tốt về thể chất là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi” vào để nghiên cứu nhằm mục đích giúp trẻ khắc sâu hơn kỹ năng vận động cơ bản tạo sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia hoạt động. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”, tôi đã vận dụng những kiến thức, kĩ năng, hiểu biết của mình nhằm cung cấp cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và theo hệ thống đạt được kết quả khá mỹ mãn. Được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao và 2 Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi chưa đủ cho việc phát triển thể chất của trẻ; Chưa có khu phát triển thể chất riêng biệt. Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức còn hạn chế trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng trong các bửa ăn ở nhà của trẻ chưa thực sự đầy đủ chất, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của trẻ. Một số trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia học vận động cơ bản Bản thân tôi năm học này mới dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nên chưa hiểu hết được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này. Trình độ nhận thức, tiếp thu của trẻ còn hạn chế, không đồng đều. Với những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã không ngại khó khăn, nổ lực, cố gắng học hỏi để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp mình phụ trách. 3. Khảo sát thực trạng Vào đầu năm học ( T9/ 2016) tôi đã tiến hành khảo sát khả năng vận động của trẻ và cân đo trẻ lớp tôi phụ trách. T«i ®¸nh gi¸ c¸c møc ®é Tèt, kh¸, trung b×nh, yÕu, ®Ó tõ ®ã cã kÕ ho¹ch båi dìng cô thÓ: * Về khả năng vận động: Nội dung khảo Tốt Khá Trung bình Yếu sát Đi, chạy 8/38=21,1% 9/38=23,7% 9/38=23,7% 12/38= 31,6% Bò, trườn, trèo 7/38=18,4% 10/38=26,3% 10/38=26,3% 11/38=28,9% Tung, ném, bắt 8/38=21,1% 7/38=18,4% 9/38=23,7% 14/38=36,8% Bật, nhảy 8/38=21,1% 7/38=18,4% 10/38=26,3% 13/38=36,8% * Về cân nặng: Phát triển bình thường Suy dinh dưỡng vừa Suy dinh dưỡng nặng Cân nặng 34/38=89,5% 4/38=10,5% 0 * Về chiều cao: Phát triển bình thường Thấp còi độ 1 Thấp còi độ 2 Chiều cao 33/38=86,8% 5/38=13,2% 0 4 1. Phát triển thể chất: Giúp trẻ phát triển cơ và hô hấp, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Trẻ biết tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe như: tập các động tác thể dục sáng, ăn ngủ đúng giờ đủ giấc. Dạy trẻ biết ăn đa dạng các món ăn khác nhau để có sức khỏe tốt. Biết phối hợp cơ chân, cơ tay và toàn thân để thực hiện các vận động bò bằng bàn tay bàn chân 4-5m, tung và bắt bóng bằng hai tay, bò bằng bàn tay bàn chân, tung và bắt bóng bằng hai tay. Dạy trẻ biết ăn đa dạng các món ăn khác nhau để có sức khỏe tốt. Chủ đề: Cơ thể tôi Thời gian thực hiện từ 03- 07/10/2016 Thể dục sáng: - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Hô hấp 2, Tay vai 4, Bụng lườn 3, Chân 1, Bật 1 Hoạt động học: PTTC “Tung và bắt bóng bằng hai tay”, TC: Cáo và thỏ Hoạt động ngoài trời: Chủ đích “Ôn đi nối bàn chân tiến lùi” TCVĐ: Bịt mắt bắt dê. Sinh hoạt chiều: HD trẻ chơi trò chơi có luật “Lùa vịt về chuồng” * Giải pháp 2: Tạo môi trường vận động cho trẻ Như chúng ta đã biết, hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trên việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cực là một việc làm không thể thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh học của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Môi trường luôn đặt cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực, hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Vậy làm thế nào để giáo viên kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp, bố trí lớp học theo một định hướng, cụ thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bố trí các góc một 6 Tổ chức hoạt động giáo dục vận động cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên tắc: Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung, mục tiêu phù hợp độ tuổi. Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt. Sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương. Như chúng ta đã biết qua tài liệu “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có 9 hình thức: “Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khoẻ ở trường mầm non, ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp vận động tay, mắt và kỹ năng phối hợp sử dụng các đồ dùng dụng cụ” Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hình thành những kỹ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Ở mỗi hình thức tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau. * Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, trước hết tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt sau bài dạy. * “Giờ thể dục” gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác dụng và hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơn giữa các phần tôi cho trẻ thực hiện phần chuyển tiếp nhẹ nhàng như trò chơi nhỏ “Chuông reo ở đâu?” “Bạn ở phía nào của con” hay trò chơi “Tiếng gọi của ai?”. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi phần tôi có thể kết hợp nhũng bài hát, bản nhạc cho trẻ thêm thoải mái, hứng thú trong khi luyện tập. Ví dụ: Chủ đề: Gia đình Phần khởi động: Kết hợp bài hát “Cả nhà thương nhau” 8 - Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau: X x x x x x x x x X x x x x x x x x - Cô thực hiện mẫu lần 1: Không giải thích - Cô thực hiện mẫu lần 2: Giải thích Tư thế chuẩn bị: Cô đặt 2 tay và 2 cẳng chân trước vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng phía trước. Khi có hiệu lệnh “Bò”, cô bò phối hợp chân tay nhịp nhàng, chân nọ tay kia, khi bò mắt luôn nhìn thẳng quan sát cột mốc và bò khéo léo qua các cột mốc sao cho không chạm vào cột mốc, cô bò dích dắc lần lượt qua các cột mốc không bỏ qua cột mốc nào. Khi bò qua hết các cột mốc cô đứng dậy đi về đứng cuối hàng của mình. - Cô mời 1 -2 trẻ lên làm mẫu. * Trẻ thực hiện: - Mỗi lần 2 trẻ, mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần. Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý khuyến khích, và quan sát, sửa sai cho trẻ. - Lần 2 cho trẻ thi đua giữa 2 đội, cô bao quát và động viên, cổ vũ trẻ thực hiện. c. Trò chơi vân động: Đội nào nhanh Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội mỗi đội có một rá nhựa để cách khoảng 3m khi có hiệu lệnh bắt đầu mỗi đội cử một bạn chạy lên chỗ có bóng nhặt bóng kẹp vào giữa 2 chân và bật nhanh về bỏ vào rá của đội mình, sau đó đi về cuối hàng bạn tiếp theo thực hiện tiếp tục như bạn thứ nhất cho đến khi nào kết thúc thời gian. Sau đó cả lớp cùng kiểm tra kết quả của 3 đội, đội nào vận chuyển được nhiều bóng đội đó thắng cuộc. Luật chơi : Trẻ phải chạy nhanh nhặt bóng và kẹp bóng vào giữa hai chân, bật nhanh về bỏ vào rá của mình quả bóng nào bị rơi giữa chừng sẽ không được 10 các kỹ năng, kỹ xảo vận động. Khi tham gia trò chơi, trẻ tích cực chủ động, sáng tạo vì thế “Trò chơi vận động” còn là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ tập “Thể dục sáng” thường xuyên giúp trẻ hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, nó hỗ trợ cho các hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn. Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, tôi thường chú ý những điểm sau: - Đảm bảo sân bãi an toàn cho trẻ. - Đảm bảo 3 phần như một giờ thể dục. - Các động tác thể dục trẻ phải được làm quen trước đó, các động tác lựa chọn phải tác động lên các nhóm cơ chính của cơ thể và hệ hô hấp. - Các động tác luyện tập phải thực hiện theo thứ tự các bộ phận trên cơ thể (hô hấp – tay vai – lưng, bụng, lườn – chân). Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc các bài hát “Nhà mình rất vui”, “Nắng sớm”, để thêm phần hứng thú, hấp dẫn tôi cho trẻ tập với cờ, nơ, vòng, gậy thể dục. Là hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển vận động cho trẻ. Tham gia vào hoạt động ngoài trời tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tôi thường xuyên cho trẻ “dạo chơi ngoài trời”, cho trẻ chơi với các loại bóng, dải lụa, ruy băng và các dụng cụ khác. Ngoài ra, “hoạt động phát triển vận động cá nhân” của trẻ cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển vận động và tinh thần cho trẻ. Hằng ngày, tôi giành thời gian cho trẻ tự do vận động chạy, nhảy, tham gia các trò chơi với đồ chơi có sẵn trong sân, dụng cụ thể dục hoặc tham gia các trò chơi vận động, dân gian đơn giản, lao động chăm sóc sân vườn, vệ sinh đồ chơi trong sân. Có thể cho trẻ xem sách, xem tranh, xem phim về các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các “trò chơi vận động” quen thuộc như “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy tiếp sức”, chơi vận động tự do, đưa ra các bài tập trẻ đã được làm quen để nhằm củng cố các kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ. 12
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc