Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5-6 tuổi

Trong cuộc sống của chúng ta luôn có sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật. Đòi hỏi con người phải đa năng tức là có khả năng sử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Muốn vậy chúng ta phải nhờ đến ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng đến ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh, giao tiếp với mọi người và tư duy. Còn đối với tuổi mầm non ngôn ngữ có vai trò như thế nào? Ai cũng biết tuổi nhỏ là tuổi học ăn, học nói dưới sự hướng dẫn của người lớn. Chính vì thế ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục trẻ. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tức là giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình, các sự vật hiện tượng một cách khoa học và chính xác. Ngôn ngữ cũn giúp giáo dục thẩm mĩ và thể chất, tức là người lớn sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ biết được những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, những điều hay lẽ phải và hình thành cho trẻ những khái niệm về đạo đức: Ngoan, tốt, thật thà. Thông qua giao tiếp, người lớn còn sử dụng ngôn ngữ để giúp trẻ yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp và ý thức tạo ra cái đẹp. Vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nghĩa là gì? Nghĩa là phải: Phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói dúng ngữ pháp và nói mạch lạc, dạy trẻ làm quen với chữ viết và phải dạy trẻ luyện phát âm chính xác mà điều tôi muốn nói ở đây là chú trọng sửa phát âm ngọng, phát âm lẫn các các chữ cái cho trẻ đặc biệt là hai chữ cái L – N.
doc 19 trang skmamnonhay 21/07/2024 2570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 “Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
 Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”.
 Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 
Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan 
trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học 
khác như: Khám phá môi trường xung quanh. Làm quen với toán, âm nhạc, tạo 
hìnhmà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen chữ viết. 
việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm 
hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ 
năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng 
vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị 
cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một 
bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua 
những cái khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân 
trẻ. ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào 
tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ 
mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ 
mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo 
thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết 
dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng 
thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái và đặc biệt là phát âm đúng các chữ cái.
 Trong những năm dạy trẻ mẫu giáo lớn phát âm đúng, tôi đó nhận thấy có 
một số chữ cái trẻ rất khó phát âm, hoặc phát âm lẫn lộn giữa các chữ cái với nhau. 
Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện, 
bên cạnh còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai nên trẻ bắt trước theo. 
Đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L – N, tôi nhận thấy đa số trẻ lớp tôi rất 
khó nhận biết, hay lẫn lộn nên phát âm thường sai. Điều đó thôi thúc bản thân cần 
tìm ra biện pháp khắc phục để sửa cho trẻ và qua gần một năm thực hiện tôi đẫ rút 
ra được “Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi” 
 2/19 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó 
khăn sau: 
2.2. Thuận lợi
 - Trình độ dân trí của phụ huynh học sinh khá đồng đều, đã quan tâm nhiều 
hơn đến con em mình và đã biết phối kết hợp cùng cô giáo nhắc nhở, rèn luyện cho 
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Nhà trường luôn quan tâm, trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
 - Ban giám hiệu dự giờ, thăm lớp thường xuyên góp ý để giáo viên nâng cao 
chuyên môn.
 - Định biên 2 cô/lớp có trình độ trên chuẩn, nắm vững nội dung, phương 
pháp dạy trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong 
công việc.
2.3. Khó khăn
 - Cha mẹ trẻ đa số làm nhiều nghề khác nhau, thời gian, kiến thức dạy, việc 
quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. 
 - Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.
 - Một số trẻ còn nhút nhát, phát âm còn sai l - n
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
3.1. Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N
 Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn 
xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đó phát âm không chuẩn phụ âm L – N nên tôi 
tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:
 Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N biết 
được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi tập phát 
âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần 
những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao có nhiều phụ âm L – N.
VD: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 Cú nàng Tụ Thị, cú chựa Tam Thanh
 Ai lên xứ Lạng cùng anh
 Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
 Tay cầm bầu rượu nắm nem
 4/19 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
“Lợn mẹ sinh được ba chú ..ợn con rất đáng yêu. Bốn mẹ con cùng chung sống vô 
vùng vui vẻ và hạnh phúc”.
Nhưng một hôm, ợn mẹ ói với ba chú ợn con:
“các con của mẹ đều ớn rồi, đã đến úc ên tự xây cho mình một căn nhà và ra 
ở riêng đi thôi”.
 Trong ba anh em ơn con, anh cả ..à người lười biếng nhất, lúc ào 
cũng chỉ muốn mau chóng xây xong nhà để có thể ăn ra nghủ một giấc ngon 
ành mà thôi. Thế nên anh cả kéo về một xe đầy cỏ khô, chẳng mấy chốc đã dựng 
xong một túp lều bằng cổ. Anh thứ hai ại à một chú ơn tham ăn, chú chỉ 
muốn xây nhà thật nhanh để ngày ào cũng được ấu những món ăn ngon cho 
mình. Thế à, anh hai vào rừng và chặt vài cây gỗ đem về, chỉ mất ba ngày đã 
dựng xong một ngôi nhà bằng gỗ”
 Tôi còn tự đọc thơ có nhiều chữ L – N rồi thu âm và nghe lại để kiểm tra độ 
chính xác của mình.
 Tôi nhờ đồng nghiệp kiểm tra tôi phát âm xem đó chuẩn chưa.
 Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để 
sửa sai. 
 Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm 
điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người 
cũng như khi giao tiếp với trẻ.
3.2. Biện pháp2: Luyện phát âm l - n quá góc chơi LQVH.
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý 
của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ viết trong lớp học rất cần thiết để 
làm nổi bật bộ môn. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ 
thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ điểm.
 Ví dụ: Trong lớp tôi dành một mảng tường để trang trí góc “Bé vui học chữ” 
với nội dung chơi phong phú: bé tập sao chép chữ, cùng ong nâu tìm chữ, nào ta 
cùng đọc nhé... để tạo điệu kiện cho trẻ được khám phá chữ cái, luyện phát âm chữ 
cái đã học và tiếp cận chữ cái chưa học...
 6/19 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Ngoài ra tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm 
thực vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ 
báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l, m, n (Trong 
chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh 
theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì trẻ dán chữ l, mận thì gián chữ m, hạt na 
thì dán chữ n ...
 Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa 
cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định 
cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.
 Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không 
những ở góc “Bé vui học chữ” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương 
ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. 
Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả 
những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được 
viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm 
quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ 
cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô 
và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi 
như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, 
lô tô...
 Hay để giúp trẻ nắm vững về các nét chữ tôi đã làm các bảng chơi bằng thảm 
gai và cùng trẻ cắt các nét chữ cơ bản để trẻ chơi ghép chữ ở hoạt động góc, trò 
chơi chữ cái. Không chỉ có vậy ở các chủ điểm, tôi sưu tầm các bài thơ, câu chuyện 
phù hợp chủ điểm và chứa nhiều chữ l, n để rền trẻ phát âm.
 8/19 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Ví dụ: Cháu Hoàng Đức Minh, Thùy Lâm, Minh Quân, Quý Đạt. Thanh 
Thảo, Duy, Hải Anh được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, 
đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ về và biết cách đọc.
 Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn 
một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, 
đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các 
trò chơi hoạt động.
Trò chơi: Ai đúng
 Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ L – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để 
đọc nhiều lần:
 Là lá la la
 Chúng ta cùng đếm
 Bạn cố nhanh lên
 Tìm ngay chữ này
 Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to, 
các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ 
vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ có chứa 
chữ cái L – N trong bài thơ.
Trò chơi: Tìm chữ
 Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều 
từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân 
những chữ cái vừa học. 
 Là là la la
 Em là bộ giỏi
 Em là bộ ngoan
 Ngày giúp mẹ chăm làm
 Lau nhà, múc nước
 Tưới vườn na xanh
 10/19 Một số biện pháp rèn phát âm chữ “L – N” cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi tìm nhà đọc chữ, thả 
bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là L – N (tặng 
cái Làn cho bạn Lan, tặng quả Lê cho bạn Nam ) hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ 
 tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.
 Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và 
được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N.
 Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng đó 
tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các từ tôi tiếp 
tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.
3.4. Biện pháp 4: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động 
khác.
 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo dễ nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy 
cô giáo phải luôn luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện 
thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và 
đạt hiệu quả là lồng ghép chữ L – N vào trong các hoạt động chung khác.
* Ở hoạt động giáo dục âm nhạc
 Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc rừ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát chuẩn các 
từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, 
trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát 
có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L – N.
 Ví dụ: Bài hát “ Thật là hay” có câu: “li lì li, lí lìli”
 Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”
 Bài “Bác đưa thư vui tính” có đoạn “ cầm lá thư, nói cảm ơn này em bé 
ngoan cầm ngay lá thư”.
 Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la”.
 12/19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_phat_am_chu_l_n_c.doc