Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể

“ Non sông việt Nam có được trở lên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Câu nói của Hồ chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước. đất nước ta đang trong thời đại bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy nhiệm vụ đó đang chông chờ vào các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo , vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó.Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ , việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận vứi các môn học khác như: môn toán, môn tạo hình, chữ cái , môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dậy trẻ nói đúng ngữ pháp.
doc 21 trang skmamnonhay 13/03/2025 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể
 3. Đóng góp mới về mặt thực tiễn:
 - Đóng góp một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học.
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua môn làm quen văn học thể loại truyện kể.- 
 - Tạo cho trẻ hoạt động thông qua các hoạt động học tập, vui chơi phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc.
 - Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiên cho trẻ học tập làm quen với văn 
học đặc biệt về thể loại kể chuyện .
 II. Phần nội dung
 1.Chương 1. Tổng quan :
1.1. Cơ sở lý luận :
 “ Non sông việt Nam có được trở lên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt nam có bước 
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần 
lớn ở công lao học tập của các cháu”.
 Câu nói của Hồ chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu 
người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, 
cho những chủ nhân tương lai của đất nước. đất nước ta đang trong thời đại bùng nổ thông 
tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta 
chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy nhiệm vụ đó đang chông chờ vào 
các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế 
hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo , vì thế 
ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang 
đó.Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là 
đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc 
giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ , việc phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận vứi các môn học khác như 
: môn toán, môn tạo hình, chữ cái , môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học 
là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dậy trẻ nói đúng ngữ 
pháp .
 2 2.Chương 2. Nội dung nghiên cứu:
2.1. Thực trạng :
 Tôi là một giáo viên phụ trách mẫu giáo lớn gồm 34 cháu. Trong số này đã có 25 cháu 
học qua lớp mẫu giáo nhỡ, còn 9 cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo nhỡ.
2.1.1. Thuận lợi :
 Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp 
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những 
nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu.
2.1.2.Khó khăn 
 Do trình độ nhận thức không đồng đều, gần 50% trẻ lớp tôi mới lần đầu đến trường,số 
trẻ nam nhiều hơn nữ, do đó lớp tôi gặp nhiều khó khăn.
 Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận 
một cách chung chung. Ví dụ : muỗi – mũi, phân biệt l-n, 45% khả năng chú ý của trẻ còn 
yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần 
trong câu ,trong từ, bớt âm khi nói. 70 % kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận 
thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. 35% trẻ nói, 
phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương.
Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ được đáp ứng 
quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ :trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng nào đó là được đáp ứng 
ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những 
nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
 Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát 
triển ngô ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học thể 
loại truyện kể. 
2.2.Các giải pháp hữu ích:
2.2.1. Tì m hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ:
2.2.1.1. Đặc điểm phát âm :
 Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những 
âm thanh khó , những từ có 2-3 âm tiết như : lựu , lịu, hươu- hiu, mướp ,mớp, chim chíp , 
rắn dắn..tuy nhiên nỗi sai đã ít hơn.
 4 Góc trẻ làm quen với văn học
 Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy 
kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể 
chuyện, như khung sân khấu , sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng , kích 
thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng 
tranh, sách tranh, rối mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩmvăn học đó là một cách 
tốt nhất.
2.2.2.2.Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
 Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ : Chủ điểm :thể giới thực 
vật , tên bài dạy kể chuyện “ quả bầu tiên”tôi sử dụng mô hình sa bàn để gây hứng thú cho 
trẻ .
 6 - Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc 
trẻ biểu diễn đóng kịch.
 Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo 
của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình.
2.2.2.5. Làm quen với thể loại truyện kể kết hợp với các bộ môn khác:
- Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp 
với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh động hơn.
 Ví dụ Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài :câu truyện :”nhổ củ cải”Cho trẻ vận 
động theo bài “ Củ cải trắng”. Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: chủ đề :động 
vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con”.Trẻ biết tên, đặc điểm, 
nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình.
 Môn toán : Tên bài dạy :” Cao hơn- thấp- hơn, câu chuyện “cây khế”.trẻ áp dụng được 
sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em .
 Môn chữ cái : luyện phát âm qua trò chơitìm chữ l-n-m cho trẻ phát âm.
2.2.2.6. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội ;
- Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách hoạt động 
tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện , đóng kịch, theo một chương 
trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn 
làm quen với văn học thể loại truyện kể cho trẻ.
 Ví dụ : Ngày hội 8-3 trẻ kể về em bé quàng khăn đỏ” hay ngày tết 1-6 kể về Bác Hồ với 
thiếu nhi , hay ngày 22-12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội , hoặc hội thi bé kể chuyện 
giỏi.
2.2.2.7.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
 8 - Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phườg như ;sách báo, lịch cũ, ống 
lon,chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát triẻn ngôn ngữ cho trẻ.
- Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi 
chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi tôi cho các cháu vào 
hoạt đông chơi góc để trẻ tạo ra nhừng đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn , hột hạt vẽ và tô 
màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện 
.
- Từ những quần áo , vải vụn, ống giấy,tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh 
xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích.
- Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng thu cho trẻ 
nghe , xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi .
2.2.5. Phối hợp với phụ huynh:
- Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng 
nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe 
cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
- Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa 
phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.
2.3.Tổ chức thực hiện : 
2.3.1. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học thể 
loại truyện kể, cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề.
* Dạy trẻ kể lại truyện :để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học 
mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và 
của giáo viên. tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện , trẻ phải kể bằng 
ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng 
phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
 - Yêu cầu đối với trẻ:
 10 Trẻ phải quay mặt xuống các bạn , kể với tốc độ vừa phải , giọng rõ ràng , tư thế tự nhiên 
. Trong quá trình kể , trẻ đứng sai tư thế , phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới sửa sai 
cho trẻ .
 Khi cô gọi trẻ lên , trẻ không kể , cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp trẻ mạnh 
dạn , có thói quen giao tiếp tốt .
 Nếu trẻ quên , cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ . Trẻ kể xong , cô nhận xét , 
đánh giá truyện kể của trẻ , không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược 
điểm của mình hay của bạn . Cô cần nhận xét đúng , chính xác để có tác dụng khuyến 
khích , động viên trẻ , nhận xét cả về nội dung , ngôn ngữ tác phong .
 • Chơi đóng vai theo chủ đề :
 Khi chơi đóng vai theo chủ đề , trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân 
vai , trao đổi với nhau trong khi chơi , trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai , làm 
cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng .
 Ví dụ : chủ đề : Gia đình : Nấu ăn : Trẻ tự phân vai chơi của mình : Mẹ đi chợ , nấu ăn , 
chăm sóc các con , ba đi làm , ông bà kể chuyện cho các cháu nghe .
 • Chơi đóng kịch :
 Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại 
cho trẻ . Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen . 
Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc . Khi đóng trẻ cố gắng 
thể hiện đúng ngữ điệu , tính cách nhân vật mà trẻ đóng , giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang 
sắc thái biểu cảm rõ rệt .
 Ví dụ : Chủ đề : Gia đình , câu chuyện : Tích chu .
 Cháu Ngọc Dương đóng vai Tích Chu ( lúc đầu ham chơi , thái độ không vâng lời ) ,sau 
biết lỗi ( tỏ thái độ biết nhận lỗi , giọng trầm ) : Bà ơi bà ở đâu ? Bà ở lại vớ cháu . Cháu sẽ 
đem nước cho bà , bà ơi !
 12 phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể 
song rồi sửa.
- Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
- Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc , ghi rõ mẫu cần luyện . Chọn đề tài phù hợp 
với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà 
làm gì? các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. 
Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể.
_Day trẻ kể chuyện sáng tạo :
 -Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về ngôn 
ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô kể một đoạn , rồi yêu cầu 
trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ.
2.2.2.3.Thông qua tuyên truyền với phụ huynh: 
 Tuyên truyền đưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung và hình thức 
phù hợp với chủ đề. ví dụ :Chủ đề : Thế giới thực vật , tết và m ùa xuân , bảng tuyên 
truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao...có tổ 
chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh.
 Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những câu 
truyện hấp dẫn vào giờ đón , trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe
 Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ., 
giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi 
kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc .
2.3.Kết quả đạt được :
 Qua một số biện pháp đã đạt một số kếy quả như sau:
 - 95 % Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn, nói nhiều câu 
có nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_m.doc