Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

Là những giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu do chúng tôi phụ trách thì thấy nhiều cháu còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt. Cũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ, để từ đó chúng tôi đề ra cho mình nhiệm vụ là phải nghiên cứu làm sao giúp cho trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ tốt nhất. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi”. Đây là một đề tài mà đã đưa lại những thành công nhất định cho chúng tôi, nó góp phần không nhỏ đưa chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường ngày một đi lên.
docx 19 trang skmamnonhay 20/11/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công
 * Thuận lợi:
 Trẻ thích được giao tiếp, trò chuyện, được nói ngôn ngữ của người lớn, biết 
giao lưu tình cảm, bày tỏ tình cảm của mình bằng ngôn ngữ.
 Trẻ rất hứng thú với sách, tranh truyện, trẻ rất thích được nghe cô kể truyện, 
đọc thơ, đồng dao, thích được đóng vai vào các nhân vật trong truyện, thơ, đồng 
dao và thích bắt trước giọng nói của các nhân vật, thích được làm người lớn, thích 
bắt trước những hành động, cử chỉ, lời nói, hành vi, ứng xử của người lớn.
 Sĩ số học sinh lớp tôi là 34 trẻ, 19 trẻ nữ và 15 trẻ nam, các cháu đều là trẻ em 
nông thôn, các cháu đều rất ngoan và ham học.
 Trường học nằm ở trung tâm xã, thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ 
huynh và được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phòng 
Giáo Dục và Đào Tạo.100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên luôn giúp đỡ 
lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm.
 Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt huyết với công việc. Nhà trường rất quan 
tâm đến việc dạy và học của cô và trẻ, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên 
được tham gia dự giờ các chuyên đề để đạt được những phương pháp hình thức đổi 
mới. Nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể cho từng tiết học và có tài liệu để cho cô 
dạy tốt giúp trẻ học tốt.
 Về cơ sở vật chất: lớp học được xây dựng kiên cố, khang trang với trang thiết 
bị phần nào đã đáp ứng được cho việc dạy và học.
* Khó khăn:
 Phụ huynh đa phần là con em nông thôn nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó 
khăn công việc bận rộn phụ ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
 Số trẻ trong lớp chưa đồng đều về số lượng, số ít cháu còn nhút nhát trong khi 
thể hiện ý tưởng của mình.
 Đa phần các giáo viên dạy với giờ phát triển ngôn ngữ giáo viên vẫn còn dạy 
cứng nhắc chưa sáng tạo nên không phát huy hết khả năng tư duy của trẻ, chưa đầu 
tư thời gian chuẩn bị đồ dùng trực quan, đồ chơi, trò chơi; sưu tầm những trò chơi 
phù hợp để phục vụ cho giờ dạy đạt hiệu quả. Giáo viên thường hay dạy trẻ kể 
những nội dung câu chuyện thường ngày quen thuộc một cách đơn điệu, ít tìm tòi 
 2 đã học và kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. 
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi” 
3. Tác giả sáng kiến: Đồng tác giả
- Họ và tên: 1. Nguyễn Thị Huấn
 2. Lưu Thị Tuyết
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh phúc.
- Số điện thoại: 0973.701.932; 0972959190.
- Email: 1. nguyenthihuan.gvc0bachluu@vinhphuc.edu.vn 
 2. luuthituyet.gvc0langcong@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Nguyễn Thị Huấn; Lưu Thị Tuyết. Trường Mầm non Lãng Công - Sông Lô - Vĩnh 
phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Phát triển ngôn ngữ
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
Ngày 10 tháng 9 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 *Nội dung của sáng kiến:
 Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, năng lực nhận thức khác 
nhau, chính vì thế việc lựa chọn phương pháp và hình thức nhằm phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ là rất quan trọng. Các tác phẩm văn học giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng 
giao tiếp, lời ăn tiếng nói câu từ đủ nghĩa qua đó giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết với 
thế giới xung quanh. Trẻ hiểu biết được các mối quan hệ giữa người với người, 
giữa người với các sự vật, hiện tượng, thiên nhiên, từ đó hình thành thái độ đúng 
đắn về cuộc sống.
 Vì vậy không thể dùng các phương pháp dạy học cứng nhắc vào các câu 
truyện các hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học lặp đi lặp lại trong 
các tiết học dẫn đến việc trẻ ít hứng thú với việc kể chuyện, đọc thơ. Với hình thức 
đơn điệu sẽ làm trẻ không chú ý nên tập trung vào việc khác hoặc buồn ngủ.
 4 trả lời: Hạt dẻ thì nhà thỏ lúc nào cũng có. Mẹ nghĩ một bó hoa tươi sẽ khiến Sóc 
rất cảm động đấy. Cùng với bức tranh đó vào gần giữa năm học chúng tôi lại gợi ý 
cho trẻ tự nghĩ ra những câu chuyện có nội dung khác theo một đề tài các cháu tự 
chọn. Nhưng đối với những trẻ yếu thì chúng tôi có thể gợi ý trẻ chọn đề tài và 
cùng kể với trẻ. Khi những trẻ đó thành thạo hơn và mạnh dạn hơn thì lúc đó 
chúng tôi mới khuyến khích trẻ tự nghĩ ra một câu chuyện theo một đề tài chúng 
tôi gợi ý hoặc trẻ tự chọn. Để lưu lại những câu chuyện của trẻ đã tự kể sáng tạo ra 
chúng tôi đã làm 1 cuốn album, đặt cho chúng cái tên thú vị “Những câu chuyện 
hay của các tác giả nhí” Và chúng tôi còn yêu cầu trẻ tự tưởng tượng ra các nhân 
vật và vẽ tranh minh họa cho các câu chuyện đó. Với hình thức này sẽ là một chiếc 
đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển sáng tạo ở trẻ nhằm mục đích để phát triển ngôn 
ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ và có tác động tích cực tới việc chuẩn bị tâm thế 
cho trẻ vào trường phổ thông
 Ngoài ra tôi còn in những hình ảnh của những câu truyện để trẻ xem và kể 
truyện theo tranh có sẵn và chúng tôi chuẩn bị những đồ dùng cho trẻ sáng tạo 
trong góc học chữ cái để trẻ nhớ lâu hơn và hứng thú hơn với các chữ cái 
 Trẻ đọc chuyện theo tranh
 6 ngôn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp 
với việc rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói 
trôi trảy, uyển chuyển.
 Để phát huy tính tích cực của ngôn ngữ qua các bài đồng dao, ca dao đối với 
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc 
đồng dao, ca dao là rất quan trọng. Hiện nay, hoạt động dạy trẻ đọc đồng dao, ca 
dao chưa có ở các hoạt động chung, chính vì vậy mà chúng tôi lồng ghép hoạt 
động đọc đồng dao, ca dao cho trẻ vào các hoạt động chơi trò chơi dân gian được 
tổ chức ở hoạt động ngoài trời, hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động sau khi ngủ dậy. 
Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, ca dao thì chúng tôi luôn tìm 
tòi những bài đồng dao, ca dao có nội dung cảu các chủ điểm mà trẻ đang học VD: 
Chủ điểm gia đình: dạy trẻ đọc bài ca dao:
 “ Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
 Một lòng thờ mẹ kính cha 
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 VD: Chủ điểm Thế giới động vật dạy trẻ đọc bài đồng dao “con vỏi con 
voi”. 
 VD: Chủ điểm thế giới thực vật: Dạy trẻ đọc bài “lúa ngô là cô đậu nành”
 Qua đó chúng tôi thấy được hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia trò chơi 
đọc đồng dao, ca dao và nhớ bài lâu hơn.
 * Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ ở hoạt động ngoài trời. 
 Sau mỗi giờ học ở trong trường mầm non là là hoạt động ngọài trời. Hoạt 
động ngoài trời thường kéo dài từ 30- 35 phút chính vì vậy chúng tôi đã tận dụng 
hoạt động ngoài trời để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ đọc 
đồng dao, ca dao. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc đồng dao ca dao chúng tôi lồng ghép 
các bài đồng dao vào các trò chơi dân gian để tạo hứng thú cho trẻ khi đọc nhằm 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. 
 VD: Bài “Dung dăng dung dẻ”
 Dung dăng / dung dẻ
 8 sảng khoái, đầu óc thỏai mái để bước vào giờ học buổi chiều đồng thời, giúp trẻ 
phát triển thêm khả năng ngôn ngữ.
 VD: bài “Nu na nu nống” 
 Nu na nu nống
 Cái trống nằm trong
 Cái ong nằm ngoài
 Củ khoai chấm mật
 Bụt ngồi bụt khóc 
 Con cóc nhảy ra 
 Con gà ú ụ
 Bà mụ thổi xôi
 Nhà tôi nấu chè 
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “ nu na nu nống” sau khi ngủ dậy
 10 sản phẩm, chúng tôi hỏi lại trẻ cách làm, mục đích là để trẻ tập diễn đạt các cử chỉ 
và lời nói sao cho đủ câu và mạch lạc khi giao tiếp cùng cô.
 VD2: Từ những vỏ kẹo chúng tôi có thể hướng dẫn trẻ làm những bông 
hoa, và những ống hút nước làm thân của những bông hoa. Sau khi trẻ đã làm ra 
những sản phẩm, chúng tôi hỏi lại trẻ cách làm như thế nào? và làm hoa gì?
 VD3: Từ những vỏ thuốc, hộp thuốc chúng tôi hướng dẫn trẻ làm thân 
những chiếc ô tô, những lon bia để làm ô tô chở hàng, Sau khi trẻ làm xong thì 
chúng tôi sẽ hỏi lại trẻ cách làm, hay ý tưởng của trẻ.
Không chỉ nghiên cứu tài liệu sách báo mà chúng tôi còn thường xuyên đọc báo 
điện tử, vào mạng để tìm kiếm tư liệu liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ như trang:www.mamnon.com; 
 Qua nghiên cứu tư liệu, tài liệu liên quan tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
chúng tôi thấy vốn kiến thức của mình được nâng cao. Từ đó chúng tôi đã tự tin 
đưa ra các hoạt động học nhẹ nhàng nhưng lại có hiệu quả cao đối với trẻ, giúp trẻ 
thêm yêu cuộc sống hơn.
Biện pháp 4: Giúp trẻ phát âm chính xác - lời nói mạch lạc thông qua các hoạt 
động khác ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Trong quá trình tổ chức các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi tôi quan sát thấy 
một số trẻ phát âm không chính xác. Chẳng hạn như: Lá – ná; không – 
hông;Việc phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ 
chưa linh hoạt, chưa chính xác trẻ chưa biết điều chỉnh hơi thở và giọng nói phù 
hợp với nội dung.
 Vì vậy, để trẻ phát âm đúng chúng tôi cần phải linh hoạt lồng ghép cho trẻ 
được luyện tập phát âm thường xuyên mọi lúc, mọi nơi và thời gian lâu dài. Sau 
một thời gian cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, ca dao kết hợp với các trò 
chơi đơn giản đã có tác dụng rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Bởi vì nó có 
tính chất thi đua.
 VD: Bài “chi chi chành chành”, “ rồng rắn lên mây”, một số bài đồng dao về 
trăng, đồng dao nói ngược, các bài đồng dao như “ lộn cầu vồng”, “vuốt ve”
 12 khoa họcchúng tôi cũng đều chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví 
dụ : Khi đàm thoại với trẻ về một vấn đề gì đó, nếu trẻ trả lời chưa đủ câu hoặc 
phát âm chưa chính xác, chúng tôi đều giúp trẻ trả lời lại sao cho đủ ý và phát âm 
chính xác hơn. Như trong giờ khám phá khoa học chẳng hạn, sau khi cho trẻ quan 
sát những hình ảnh trên màn hình chúng tôi tiến hành đàm thoại với trẻ. Khi trả lời 
các câu hỏi của chúng tôi trẻ thường không diễn đạt đủ ý, do vậy chúng tôi đã sửa 
lại ngay cách trả lời sao cho đủ ý và cách diễn đạt sao cho mạch lạc, có biểu 
cảmvà cứ sau nhiều lần chúng tôi sửa lại cách trả lời và diễn đạt như vậy cuối 
cùng các cháu của lớp chúng tôi đã phát âm được chính xác hơn và biết cách diễn 
đạt câu khi trả lời các câu hỏi của cô giáo hoạc khi giao tiếp với mọi người xung 
quanh.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
 Gia đình và nhà trường là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ. 
Bởi vậy muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần phối kết hợp chặt chẽ với 
phụ huynh.
 Vào giờ đón trẻ và trả trẻ chúng tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình 
học tập của trẻ. Đề nghị phụ huynh quan tâm và dành nhiều thời gian cho các cháu 
hơn. Chẳng hạn phụ huynh có thể mua cho các cháu những cuốn tranh chuyện của 
mầm non. Vào mỗi buổi tối, phụ huynh nên kể cho các cháu nghe hoặc đọc những 
bài thơ, những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với lứa tuổi. Hoặc có những lúc cả nhà 
đông đủ thì khuyến khích đông viên trẻ hát, múa, kể truyện, đọc thơcho mọi 
người cùng được xem. Từ đó trẻ càng ngày càng yêu cuộc sống, yêu mọi người 
xung quanh. Đồng thời còn làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính xác và 
nói mạch lạc hơn. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một 
biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo 
nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm chúng tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua các hoạt động kể chuyện sáng 
tạo, đọc thơ, đồng dao... Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng 
nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó 
 14

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx