Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Các chương trình giáo dục mầm non trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam ta nói riêng đặt vấn đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 0-6 tuổi” ở vị trí đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. .
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì người giáo viên có vai trò giúp trẻ uốn nắn để phát triển một cách tích cực nhất. Mặt khác, trên bước đường phát triển về kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ giáo viên chính là người phát hiện và hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đồng thời cũng là người quan sát, đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ luôn đồng hành với sự tương tác sự giúp đỡ của người lớn và môi trường xung quanh. Yếu tố mô phỏng, bắt chước ngôn ngữ của người lớn là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của chính bản thân trẻ chính vì vậy mà việc tạo cơ hội để trẻ thực hành nói là rất cần thiết. Trẻ em không thụ động trong việc phát triển ngôn ngữ, trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi cùng nhau, học ngôn ngữ khi nghe người lớn nói chuyệnvới nhau, học trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh, học trên tivi và trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ mở rộng giao tiếp, giúp trẻ có những điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Giáo viên bằng lời cũng dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Chính vì vậy , ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
doc 26 trang skmamnonhay 21/07/2024 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người, là một hiện 
tượng xã hội đặc biệt. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội 
loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. khi 
giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, hiểu biếtvới nhau. Con 
người và xã hội không thể thiếu hoạt động giao tiếp. 
 Chúng ta đều biết rằng bậc học mầm non là bậc học mở đầu trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. 
Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người 
góp phần phát triển nhân cách toàn diện. 
 Trong những năm gần đây bậc học đang thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non mới. Nội dung của chương trình yêu cầu trẻ được phát triển toàn diện 
theo năm tiêu chí: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ. 
Trong năm tiêu chí thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi 
chuẩn bị vào lớp 1 đóng vai trò rất quan trọng. 
 Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi, để phát triển tư duy và 
nhận thức, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, ngôn ngữ phát 
triển giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác 
như: Khám phá khoa học, Làm quen với toán, Âm nhạc, Tạo hìnhđể lĩnh hội 
các kiến thức, biểu tượng khoa học sơ đẳng ban đầu làm cơ sở nền tảng cho 
việc học ở các bậc học tiếp theo.
 Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong giáo dục mầm 
non, bởi ngôn ngữ gắn liền với tư duy. Nếu trẻ không được trang bị một vốn 
ngôn ngữ nhất định sẽ gặp khó khăn khi vào trường tiểu học để lĩnh hội tri thức 
và nền văn hóa của nhân loại.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là dạy trẻ nhận biết và phát âm 
chính xác 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, cung cấp vốn từ, dạy trẻ 
một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, viết như: Cách lật giở sách, cách cầm 
bút, tư thế ngồi, khả năng diễn đạt ý muốn của mình bằng câu hoàn chỉnh, sử 
dụng từ ngữ linh hoạt phong phú trong giao tiếp Ngôn ngữ sẽ phát triển tự 
nhiên nếu như điều kiện xung quanh thuận lợi, có sự tác động về phương pháp, 
hình thức của con người. Ngược lại nếu điều kiện xung quanh không thuận lợi 
thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ trở lên lệch lạc. 
 Trước thực tế trên tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc 
biệt với trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ 5-6 tuổi mang lại kết quả cao nhất, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và sử dụng 
ngôn ngữ một cách có hiệu quả khi tham gia và các hoạt động? Trong năm học 
2015-2016 tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 5-6 tuổi” 
 1/23 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
 - Nhiều trẻ phát âm còn ngọng.
 - Trẻ chưa mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô
 - Trường Mầm non tôi đang giảng dạy là trường Mầm non đạt chuẩn quốc 
gia mức độ 2. Trường có 20 lớp với gần 700 học sinh và 47 giáo viên phụ trách 
các lớp trong đó 70% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, Trường mới được xây 
dựng khang trang đồ dùng hiện đại, chất lượng giảng dạy ngày càng cao, phụ 
huynh tin tưởng và gửi con đến lớp ngày một đông. Năm học 2015-2016 tôi 
được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi là lớp mẫu giáo lớn A1 
của trường. 
 1. Thuận lợi
 - Tôi đã nhận được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật 
chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cũng như không ngừng tạo mọi điều kiện 
được tham gia kiến tập, tập huấn chuyên môn phục vụ cho việc dạy và học. 
 - Với bản thân, nắm vững phương pháp, nội dung, yêu cầu cần đạt của trẻ 
luôn yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn luôn 
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
 - Với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến các con, luôn nhiệt tình đóng 
góp đầy đủ và ủng hộ các phong trào của nhà trường. Đa số phụ huynh phối kết 
hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 
 2.Khó khăn:
 - Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. Một số trẻ còn nhút 
nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
 - Một số cháu phát âm còn ngọng, chưa chuẩn chữ l-n.
 - Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn, còn nói tiếng địa phương nên họ 
không phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ và không quan tâm đến việc chuẩn mực 
ngữ âm tiếng Việt: chữ b phát âm là bê, chữ q phát âm quờ, hay chữ s phát âm ét 
sì.......
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 
TUỔI. 
 - Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện 
pháp để tháo gỡ khó khăn- phát huy những thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn 
ngữ một cách tích cực và hiệu quả nhất.
1. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
S
T CHỦ ĐỀ HÌNH NỘI DUNG
T THỨC
1 - Trường mầm -Thông qua Thực hiện khảo sát sự phát triển ngôn ngữ 
 non tiết học, trò cho trẻ 5-6 tuổi qua một số hoạt động: Làm 
 Bản thân. chơi. quen văn học, làm quen chữ cái, khám phá 
 khoa học
2 - Giao thông - Bài hát, - Luyện nghe âm thanh ngôn ngữ cho trẻ 
 -Thế giới động bài thơ, ca nhằm phát triển thính giác vì cơ quan thính 
 vật dao, đồng giác là cửa ngõ âm thanh của ngôn ngữ
 - Quê hương đất dao, câu - Tổ chức các trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, ai 
 3/23 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
mới cho lớp mình? Chính vì vậy mà việc trang trí lớp và tạo môi trường học tập 
có ý nghĩa rất to lớn đối với việc học tập cũng như hoạt động của trẻ. Nếu các 
góc được trang trí đẹp, mới lạ, môi trường học tập đa dạng, đồ dùng đồ chơi 
phong phú, có nhiều góc mở sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ. Nắm được 
đặc điểm tâm lý đó của trẻ tôi thường xuyên thay đổi các hình ảnh trang trí ở các 
góc chơi theo chủ đề. Để thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ khi hoạt động 
ở các góc, tôi cùng trẻ trao đổi thảo luận để lựa chọn tên gọi cho các góc chơi và 
đặt tên cho chủ đề chơi của mỗi nhánh khác nhau khi chuyển sang một chủ đề 
mới. Nhờ vậy mà mục đích cung cấp các từ mới, ôn luyện các chữ cái đã học đạt 
được hiệu quả rất cao. 
 Ví dụ: Khi đến chủ đề: “Nghề nghiệp”tôi cùng trẻ trò chuyện về nghề nghiệp 
của những người thân trong gia đình trẻ, về nơi làm việc, và những công việc 
phải làm, sau đó gợi ý để trẻ đặt tên cho góc phân vai. Trẻ suy nghĩ và đưa ra 
các ý kiến của bản thân như: Người nội trợ tài ba, Đầu bếp giỏi cô cùng trẻ 
thống nhất lựa chọn tên “Người nội trợ tài ba” cho góc phân vai. Trẻ được làm 
quen với từ “Tài ba” biết từ bắt đầu bằng chữ “n” và trong từ có chữ cái a, ơ, ư 
đã được học. Tương tự như vậy trẻ cùng cô thảo luận và đưa ra tên gọi cho các 
góc khác. Đối với góc xây dựng trẻ có thể đưa ra các tên gọi như: Kỹ sư xây 
dựng, kỹ sư nhí,.Khi tiến hành trang trí tên góc tôi sử dụng kiểu chữ in 
thường, cỡ chữ và màu sắc phù hợp với hình ảnh trang trí bên dưới và dán vừa 
tầm nhìn của trẻ giúp trẻ dễ quan sát.
 Đặc điểm của trẻ nhỏ là “Dễ nhớ, mau quên” vì vậy mà các kiến thức mới 
cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên 
ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Ở dưới mỗi hình ảnh trang trí tại các góc tôi 
đều gắn các từ tương ứng để giúp trẻ ôn luyện các từ, các chữ cái đã học ở mọi 
lúc mọi nơi giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn các chữ cái, các từ đã học.
 Ví dụ: Chủ đề “ Giao thông” khi trang trí góc chủ đề tôi gắn các từ “ xe 
máy”, “ xe ô tô”, “ tàu hỏa”, “ máy bay”, “thuyền buồm”, “ ca nô”Bên cạnh 
các hình ảnh tương ứng. Hay ở chủ điểm “ Thế giới thực vật” bên cạnh hình ảnh 
từng luống rau, cây, hoa,đều có các từ tương ứng như: Vườn rau, cây chuối,
 5/23 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trang trí góc bán hàng
 Hàng ngày khi tham gia chơi ở các góc trẻ được nhìn thấy các từ , thứ tự 
các chữ cái trong từng từ dần dần trẻ ghi nhớ các từ đó, trẻ có thể sao chép đồ 
chữ cái đã học ở góc làm quen chữ cái giúp trẻ nhớ được chính xác cấu tạo của 
chữ và, “đọc” các chữ một cách thành thạo. 
 Thông qua hoạt động chơi góc trẻ được ôn luyện, củng cố chữ cái một cách 
nhẹ nhàng thoải mái giúp trẻ nhận biết phát âm đúng chữ cái, nắm được nhiều từ 
mới góp phần thúc đẩy ngôn ngữ phát triển.
 2.2. Tạo môi trường chữ ngoài lớp học.
 - Môi trường bên ngoài lớp học là nơi trẻ thường tiếp xúc khi đến lớp. Trẻ 
hoạt động với góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực cất đồ dùng cá nhân 
như: Tủ đồ dùng, giá dép, giá phơi khăn Ở khu vực cửa lớp tôi xây dựng góc 
tuyên truyền: tuyên truyền về dinh dưỡng, về các dịch bênh, cách nuôi dạy trẻ, 
về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, về phòng tránh tai nạn gây thương tích cho trẻ. 
Ở đây tôi cũng đều sử dụng kiểu chữ in thường, kiểu chữ mà trẻ được cung cấp 
trong hoạt động có chủ đích. 
 Khi trẻ tham gia hoạt động ở môi trường bên ngoài lớp học trẻ cũng có rất 
nhiều cơ hội được tiếp xúc với các từ mới và ôn luyện các chữ cái đã được học. 
Bên cạnh đó khu vực để đồ dùng cá nhân cũng là nơi hàng ngày trẻ hoạt động: 
cất và lấy đồ dùng cá nhân nên có tác dụng củng cố từ và ôn luyện chữ cái rất 
hiệu quả. Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ tôi dán ảnh kèm theo tên của trẻ ở từng 
ngăn tủ. Hàng ngày trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng vị trí ngăn tủ nào là của 
mình, ngăn tủ nào là của bạn, mặt khác trẻ còn biết tên của mình, của bạn có 
những chữ cái gì. 
 7/23 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
 Qua việc sử dụng môi trường chữ bên trong lớp học và bên ngoài lớp học 
đã giúp trẻ nhớ các chữ cái đã học, được tiếp xúc với chữ cái mới , giúp trẻ nhận 
biết và phát âm chuẩn góp phần phát triển ngôn ngữ mỗi ngày.
3. Thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với 
chữ cái.
 Hoạt động học “ Làm quen với chữ cái” là thời gian mà giáo viên dạy trẻ 
nhận biết 29 chữ cái theo kiểu chữ in thường và chữ viết thường. Dưới sự hướng 
dẫn của cô trẻ tìm được chữ cái trong từ hoặc qua trò chơi dạy trẻ nhớ được tên 
âm chữ cái thông qua thẻ chữ, trò chơi. Dạy trẻ làm quen chữ cái là một hoạt 
động quan trọng, là cơ sở ban đầu giúp trẻ tập tô, ghép vần khi vào tiểu học do 
vậy trước khi tiến hành hoat động cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thường 
chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mọi mặt.Việc chuẩn bị chu đáo trang thiết bị đồ dùng 
đồ chơi của cô và trẻ là điều kiện quan trọng để tạo ra hiệu quả của giờ học.
 Tạo tâm lí thoải mái vui tươi cho trẻ trước khi bước vào giờ học.
 Chuẩn bị môi trường: Bổ sung những đồ dùng đồ chơi, tài liệu cho việc khai 
thác, bố trí sắp xếp và trang trí các khu vực hoạt động giúp trẻ dễ dàng nhận ra 
các hoạt động nhận biết chữ, tìm chữ, trò chơi chữ cái để có thể thực hiện và sử 
dụng dễ dàng các phương tiện hoạt động.
 Tìm ra những cách gây hứng thú nhằm thu hút trẻ vào tiết học như: Tổ 
chức trò chơi, xem hình ảnh trên powerpoit,
 Tôi làm các giáo án điện tử để tự làm cho mình một số bài giảng và đưa 
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại lớp như: Làm quen với chữ chữ 
cái o, ô, ơ; Làm quen với chữ cái a, ă, â, Làm quen với chữ cái l, m. n ; Làm 
quen chữ cái v-r
 Sử dụng CNTT trong hoạt động làm quen chữ cái
 9/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc