Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch

Muốn cho trẻ nhập vai tốt trong khi chơi trò chơi đóng kịch, sau khi đã lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, việc cho trẻ cảm thụ tác phẩm hết sức quan trọng, nó giúp trẻ có hứng thú hơn với hoạt động. Ở khâu này vai trò của người giáo viên rất quan trọng, cô chính là người truyền cảm hứng cho trẻ tiếp cận tác phẩm.
Trước khi chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản cho trẻ đóng kịch, cô giáo nên cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tác phẩm đó. Hoạt động này có thể diễn ra trong tiết học hay ngoài tiết học. Đa số trẻ đã được cô cho làm quen tác phẩm ở các giờ học trước. Ở tiết 1 cô dùng giọng đọc, kể một cách diễn cảm tác phẩm cho trẻ nghe, giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung tư tưởng, ý nghĩa cũng như các nhân vật trong tác phẩm. Khi đọc kể, có thể cô sử dụng thêm tranh minh họa, sa bàn hay biểu diễn rối, kịch cho trẻ xem để giúp trẻ hình thành những biểu tượng về nhân vật một cách cụ thể, chính xác hơn. Ở tiết 2 cô cùng trẻ kể lại tác phẩm giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện, nhân vật, đặc biệt là lời nói, giọng điệu của các nhân vật để trẻ tập thực hành, trải nghiệm nghệ thuật.
Ngoài ra trong các giờ khác giáo viên cũng có thể cho trẻ làm quen tác phẩm như giờ chơi, hoạt động góc, hoạt đông chiều… giáo viên đều có thể lồng ghép bằng cách đưa câu chuyện vào kể và cùng ôn với trẻ. Cho trẻ xem tranh ảnh, trang phục của các nhân vật để hình thành biều tượng trước cho trẻ.
Dù cho trẻ làm quen với tác phẩm ở hình thức nào người giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền cảm hứng cho trẻ. Giáo viên phải có giọng đọc, giọng kể truyền cảm cuốn hút trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm đúng nội dung tư tưởng, sâu sắc, biết nhìn nhận và đánh giá hành động nhân vật.
doc 11 trang skmamnonhay 21/07/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch
 Là một giáo viên trong nhà trường, qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò 
chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã 
tham khảo nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động tổ chức cho trẻ 
chơi trò chơi đóng kịch và tìm ra được một số biện pháp phát huy hiệu quả 
việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch.
2. Phần nội dung.
2.1. Thực trạng.
2.1.1. Thuận lợi. 
 Bản thân là một giáo viên được đào tạo trình độ đại học mầm non chính 
quy và được công tác trên 2 năm, được phân công trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi. 
Bên cạnh đó tôi còn được nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên 
môn cùng với các giáo viên trong nhà trường. 
 Hằng năm, được nhà trường đặc biệt chú ý quan tâm tạo mọi điều kiện 
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp tương đối đầy đủ. 
 Ngoài ra, nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc 
chăm sóc giáo dục trẻ đã được nâng cao.
2.1.2. Khó khăn.
 Kinh nghiệm chuyển thể kịch bản tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa 
có những biện pháp thích hợp để tổ chức một hoạt động dạy trẻ đóng kịch tốt.
 Đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng được nhu 
cầu chơi của trẻ nhất là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi đóng kịch 
nên chưa tạo được hứng thú cho trẻ và chưa phát huy được tính tích cực độc 
lập, sáng tạo của trẻ. 
 Trẻ đi học không đều, nhiều trẻ đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, 
tự tin trong giao tiếp.
2.1.3. Kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ lớp 5-6 tuổi.
 Số trẻ Nội dung và kết quả khảo sát
 được Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và Biết nhập vai chơi và thể hiện 
 khảo hiểu tính cách của các nhân vật sáng tạo trong khi chơi
 sát trong tác phẩm
 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
 2 Trước khi chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản cho trẻ đóng 
kịch, cô giáo nên cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tác phẩm đó. Hoạt động này 
có thể diễn ra trong tiết học hay ngoài tiết học. Đa số trẻ đã được cô cho làm 
quen tác phẩm ở các giờ học trước. Ở tiết 1 cô dùng giọng đọc, kể một cách 
diễn cảm tác phẩm cho trẻ nghe, giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung tư tưởng, ý 
nghĩa cũng như các nhân vật trong tác phẩm. Khi đọc kể, có thể cô sử dụng 
thêm tranh minh họa, sa bàn hay biểu diễn rối, kịch cho trẻ xem để giúp trẻ 
hình thành những biểu tượng về nhân vật một cách cụ thể, chính xác hơn. Ở 
tiết 2 cô cùng trẻ kể lại tác phẩm giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện, nhân vật, đặc 
biệt là lời nói, giọng điệu của các nhân vật để trẻ tập thực hành, trải nghiệm 
nghệ thuật.
 Ngoài ra trong các giờ khác giáo viên cũng có thể cho trẻ làm quen tác 
phẩm như giờ chơi, hoạt động góc, hoạt đông chiều giáo viên đều có thể 
lồng ghép bằng cách đưa câu chuyện vào kể và cùng ôn với trẻ. Cho trẻ xem 
tranh ảnh, trang phục của các nhân vật để hình thành biều tượng trước cho trẻ. 
 Dù cho trẻ làm quen với tác phẩm ở hình thức nào người giáo viên vẫn 
đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền cảm hứng cho trẻ. Giáo viên phải có 
giọng đọc, giọng kể truyền cảm cuốn hút trẻ, giúp trẻ cảm thụ tác phẩm đúng 
nội dung tư tưởng, sâu sắc, biết nhìn nhận và đánh giá hành động nhân vật.
2.2.3.Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản. 
 Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản là yếu tố quyết định đến sự 
thành công của trò chơi đóng kịch. Khi chuyển thể người chuyển thể (tác giả) 
cần chú ý tới các đặc trưng của kịch bản để tuân thủ và đảm bảo tính kịch 
trong kịch bản. Cốt truyện của kịch bản phải mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn, 
mạch lạc, có các nhân vật với tính cách, hành động, ngôn ngữ của kịch. Khi 
chuyển thể cần chú ý một số nguyên tắc:
 + Phải nghiên cứu, đọc kĩ tác phẩm nắm vững nội dung tư tưởng, các 
chi tiết, tình tiết cơ bản, các nhân vật chính phụ trong tác phẩm, lời nói, giọng 
điệu của nhân vật, tình huống xảy ra trong tác phẩm.
 + Chuyển thể kịch nhưng phải tuyệt đối tôn trọng nội dung tư tưởng 
của tác phẩm.
 4 ngay trong ngôn ngữ của họ cũng đã thể hiện được cái đẹp của tâm hồn họ 
rồi. Như trong truyện “Ba cô gái” có đoạn: “Cô Út đang nhào bột. Sóc con 
đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tất tả đi thăm mẹ ngay”. Thì 
khi chuyển thể lời thoại của cô Út: - Trời đất! Mẹ chị ốm ư! Sao bây giờ em 
mới nói. Thôi chúng ta đi về với mẹ chị nhanh lên kẻo muộn. Mẹ, mẹ ơi, đợi 
con với nhé mẹ!. Chính những đoạn thể hiện rõ tính cách nhân vật như thế này 
khiến trẻ rất hứng thú khi nhập vai.
2.2.4. Hướng dẫn trẻ hóa thân vào các nhân vật
 Trước hết các cô giáo tiến hành phân vai, nhập vai nhân vật cho trẻ. 
Các cô luôn chú ý rằng việc phân vai, chọn vai và nhập vai cũng rất quan 
trọng trong việc góp phần vào sự thành công của vở kịch. Trẻ đóng vai gì 
không quan trọng bằng việc trẻ nhập vai đó và thể hiện vai như thế nào mới là 
quan trọng, quyết định chất lượng của vở kịch. Vì vậy các cô giáo không nên 
áp đặt vai cho trẻ, để trẻ tìm hiểu nhân vật, tự chọn vai theo ý thích của trẻ. 
Khi trẻ tự nguyện, thoải mái trong việc chọn vai diễn hợp với trẻ thì trẻ sẽ thể 
hiện vai đó hiệu quả, sáng tạo rất nhiều khi diễn. Vai trò của cô giáo là định 
hướng, giúp đỡ cùng trẻ nghiên cứu để chọn vai cho phù hợp. Thông thường 
trẻ chỉ thích những vai chính diện, tốt đẹp, giàu cảm xúc còn những vai phản 
diện, xấu xa, ác độc trẻ thường không lựa chọn. Vì vậy cô cần phân tích, định 
hướng tạo hứng thú cho trẻ nhập vai.
 Khi trẻ nhập vai trong kịch bản, trẻ không chỉ thể hiện lại nội dung như 
tác phẩm mà còn phải có sự sáng tạo, sự sáng tạo này đòi hỏi trẻ phải tích cực 
lao động, tư duy, năng động, huy động các hoạt động trong trẻ về xúc cảm, 
tình cảm, trí tưởng tượng, cách thể hiện về hình thể, ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, 
điệu bộ...
 Muốn trẻ chọn vai, nhập vai tốt, cô cùng trẻ đọc kĩ kịch bản, hiểu rõ cốt 
truyện, nhân vật. Cô phải khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của trẻ, hướng 
trẻ vào việc tìm kiếm những phương tiện thể hiện nhân vật. Phân chia các loại 
nhân vật (thiện, ác), tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh các hành động, tích cách 
nhân vật. Cô cùng trẻ đọc, kể, trao đổi về nhân vật, cố gắng giúp trẻ hình 
dung ra vẻ ngoài cũng như tính cách, hành động của nhân vật tạo cảm xúc, 
 6 2.2.5. Thiết kế bối cảnh và trang phục đẹp và phù hợp nội dung truyện
2.2.5.1. Bối cảnh diễn kịch
 Bối cảnh diễn kịch giữ vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của 
vở kịch. Với mỗi loại kịch khác nhau thì có bối cảnh khác nhau, thường thì 
các loại kịch như kịch nói, kịch câm, ca kịch hay kịch thơ có thể sử dụng một 
loại sân khấu của kịch nói. Nhưng đối với kịch rối thì khác, bối cảnh diễn 
kịch rối phải có yêu cầu cao hơn để cho nhân vật mới có thể hoạt động trong 
cảnh. Tuy nhiên dù có sẵn hay các giáo viên tự tạo thì luôn phải đảm bảo tính 
thẩm mĩ.
 Ở trường mầm non sân khấu kịch nói đa số là giáo viên tự tạo, nếu để 
biểu diễn văn nghệ thì sân khấu chính là hội trường có thể trang trí bằng hoa, 
bóng hay các chữ phụ họa Nếu ở trong lớp thì sân khấu là một góc lớp 
được giáo viên dàn dựng bằng những đồ dùng có sẵn ở trong lớp mang tính 
chất tượng trưng cho phù hợp với nội dung của vở kịch. Loại sân khấu này 
không đòi hỏi cao ở trường mầm non như sân khấu ở các nhà hát cho nên giáo 
viên có thể tự trang trí sân khấu.
 Việc thiết kế sân khấu rối vừa đòi hỏi tính thẩm mĩ vừa phải đảm bảo 
yêu cầu các nhân vật phải được hoạt động trong cảnh. Nếu như không có điều 
kiện để mua sân khấu thì nhà trường có thể tự tạo sao cho phù hợp mà vẫn 
đảm bảo tính thẩm mĩ
2.2.5.2. Phục trang cho các nhân vật
 Chuẩn bị phục trang tốt cho hoạt động đóng kịch cũng góp phần quan 
trọng trong việc gây hứng thú cho trẻ. Nếu diễn kịch mà có phục trang người 
diễn viên sẽ có cảm giác của sân khấu hơn, có hứng thú để diễn hơn. Ở các 
trường Mầm non hiện nay đa số phục trang là thuê, rất ít trường có sẵn cho 
nên hầu như chỉ khi diễn văn nghệ trẻ mới được mặc đúng phục trang của bài 
diễn còn lại đa số là giáo viên tự tạo có khi chỉ là một cái mũ đội đầu hay chỉ 
có một đạo cụ nào đó trẻ cũng có thể diễn được rồi. Tuy nhiên nếu để diễn ở 
các sân khấu lớn thì cũng nên chuẩn bị tốt về phần phục trang không chỉ phù 
hợp với nhân vật mà còn phù hợp với thời đại.
 8 trong môi trường lớp học, trong giờ hoạt động chung của trường cố gắng cho 
tất cả các trẻ tham gia hoạt động, tạo niềm hứng khởi, vui say cho trẻ với trò 
chơi đóng kịch này.
 Trong buổi biểu diễn vai trò của cô giáo rất quan trọng, cô là linh hồn 
của buổi biểu diễn, cô tổ chức, đạo diễn toàn bộ cuộc chơi. Vừa hướng dẫn, 
nhắc vở và có thể cả vai trò người dẫn chuyện.
2.2.7. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
 Để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ đóng kịch thì trước hết người giáo 
viên phải có năng lực thật sự. Người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng 
giống như người “đạo diễn” trên sân khấu, không chỉ thế họ còn có thể là nhà 
viết kịch bản, dàn dựng sân khấu và đảm nhận tổ chức tất cả các mặt. Vì vậy 
đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có sự hiểu biết cơ bản về tất cả các mặt cho 
nên việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên rất quan trọng.
 Ngoài việc cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ thường xuyên theo chu kỳ, tốt hơn hết ở các trường nên tổ chức nhiều hơn 
các buổi diễn tập văn nghệ, các hoạt động ngoại khóa để các giáo viên có điều 
kiện học hỏi và thể hiện mình.
 Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên cập nhật các thông tin đại chúng, 
tư liệu phim ảnh dành cho trẻ. Hiện nay các loại phim sản xuất dành cho trẻ 
rất nhiều nhất là các phim hoạt hình 3D, các chương trình cổ tích được các 
đạo diễn chuyển hệ dàn dựng và trình diễn một cách công phu ở các sân khấu 
lớn các giáo viên có thể xem và học cách tổ chức của họ.
 Bồi dưỡng cho giáo viên những tri thức văn hóa trong và ngoài nước, 
tri thức văn hóa từng thời đại khác nhau để giáo viên có thể linh hoạt sáng tạo 
trong các khâu nhất là khâu chuẩn bị trang phục và dàn dựng sân khấu vừa 
đảm bảo tính thẩm mĩ vừa phù hợp nội dung tác phẩm.
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài.
 Đối với trẻ Mầm non kịch đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển 
nhân cách của trẻ. Nhưng muốn tổ chức tốt hoạt động đóng kịch cho trẻ tốt 
các giáo viên phải nắm những kiến thức cơ bản về kịch, các khái niệm và đặc 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_hieu_qua_vie.doc