Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi

Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các vật, hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự. “Trẻ em chơi mà học, học mà chơi”. Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán... Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là cần phải nắm vững phương pháp giáo dục trẻ, tạo ra sự hứng thú để phát huy tính tích cực trong trẻ. Trong khi đó, quá trình khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung, hình thức nhàm chán, đơn điệu, đề tài chưa mới lạ hấp dẫn.... Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì thế, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn ý thức tầm quan trọng của việc dạy trẻ khám phá khoa học, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng nhiều phương pháp, hình thức để hướng dẫn trẻ khám phá khoa học có hiệu quả cao cũng như khắc phục những điểm hạn chế với phương thức hiện tại nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi”, để phát triển nhận thức cho trẻ một cách toàn diện nhất, khắc sâu kiến thức, ghi nhớ có chủ đích, tao tác trí tuệ của trẻ... Và để những hoạt động khám phá khoa học của trẻ thêm hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, vừa sức với trẻ, phù hợp tâm sinh lý trẻ, phù hợp với chương trình mầm non hiện nay và phù hợp với tình hình thực tế trường lớp, địa phương.
doc 23 trang skmamnonhay 13/03/2025 1681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì mầm non là bậc học quan 
trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban 
đầu cho trẻ. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được 
làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động: “Khám phá khoa 
học”. Khám phá khoa học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển 
toàn diện của trẻ như: Phát triển ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ 
năng xã hội và đặc biệt là phát triển nhận thức của trẻ. Là một giáo viên mầm 
non hơn ai hết tôi hiểu việc luôn luôn đổi mới tư duy, hình thức, phương pháp 
để bắt kịp với nhu cầu của thời đại nói chung và yêu cầu của ngành nói riêng để 
tạo cho trẻ niền say mê học tập, tìm tòi khám phá, giúp trẻ hình thành phẩm 
chất, năng lực hoạt động, óc tư duy nhạy bén, khả năng quan sát, so sánh, phân 
tích, ghi nhớtạo nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện là điều vô 
cùng quan trọng. 
 Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các vật, 
hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích 
của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự. “Trẻ em chơi mà học, 
học mà chơi”. Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản 
luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò 
mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán... 
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là cần phải nắm vững phương pháp 
giáo dục trẻ, tạo ra sự hứng thú để phát huy tính tích cực trong trẻ. Trong khi đó, 
quá trình khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc 
ôm đồm quá nhiều nội dung, hình thức nhàm chán, đơn điệu, đề tài chưa mới lạ 
hấp dẫn.... Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, 
trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng dẫn đến hiệu 
quả chưa cao. Vì thế, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn ý thức tầm 
quan trọng của việc dạy trẻ khám phá khoa học, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, vận 
dụng nhiều phương pháp, hình thức để hướng dẫn trẻ khám phá khoa học có 
hiệu quả cao cũng như khắc phục những điểm hạn chế với phương thức hiện tại 
nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám 
phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi”, để phát triển nhận thức cho trẻ một cách toàn 
diện nhất, khắc sâu kiến thức, ghi nhớ có chủ đích, tao tác trí tuệ của trẻ... Và để 
những hoạt động khám phá khoa học của trẻ thêm hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, vừa sức 
với trẻ, phù hợp tâm sinh lý trẻ, phù hợp với chương trình mầm non hiện nay và 
phù hợp với tình hình thực tế trường lớp, địa phương.
 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ em có thể bắt đầu ngay từ 
khoảng 3 tuổi cho đến hết chương trình học phổ thông. Danh sách các hoạt động 
liên quan đến khám phá khoa học thì dường như không có giới hạn, có thể diễn 
ra tại trường học, tại gia đình, hay ngay bên ngoài xã hội. Có thể kể ra như 
những hoạt động liên quan đến về môi trường, nước, lửa, không khí, nắng, gió, 
các vật chất quen thuộc xung quanh, về vũ trụ, địa chất Từ những trò chơi đơn 
giản, như làm dùng kính lúp để tạo ra lửa, hay những chuyến đi dã ngoại làm bộ 
sưu tập các loại lá cây và côn trùng, tất cả đều tạo nên cho trẻ những trải nghiệm 
khám phá khoa học bổ ích.
 Khám phá khoa học đối với trẻ mầm non bao gồm tất cả các yếu tố của tự 
nhiên và xã hội bao quanh đứa trẻ, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với 
nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của đứa trẻ. 
Vì vậy việc cho trẻ khám phá khoa học là vô cùng cần thiết và quan trọng, là nội 
dung cơ bản của chương trình mầm non mới, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc 
tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những 
tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu 
nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác, tri giác, tư 
duy, tưởng tượng, sáng tạo... Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân 
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận.
 Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài 
của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm, 
trải nghiệm, thí nghiệm với các đồ vật mà trẻ nhận thức đó. Giáo viên ít đưa 
ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, hay đưa ra những trải 
nghiệm, thử thách cho trẻ tự hiểu ra vấn đề, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít 
có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. 
 Khám phá khoa học ở trường mầm non chính là việc giáo viên tạo ra các 
điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để cho trẻ tích cực tìm tòi 
phát hiện ra những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh.
 Tất cả những lý luận trên cho thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp, 
hình thức giáo dục trẻ sẽ ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và 
khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ, giúp trẻ thành nên tình yêu về thế 
giới xung quanh dựa trên nhận thức về tri thức, hun đúc cho những hành vi và 
thái độ tốt trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng đam mê, sở thích 
của trẻ ngày một phát triển hơn trong tương lai.
 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
 Bên cạnh những thuận lợi đã có, tôi cũng gặp một số khó khăn: 
 - Kiến thức của trẻ không đồng đều.
 - Kỹ năng phát hiện vấn đề, đưa ra phương hướng giải quyết và kỹ năng 
tự giải quyết vấn đề của trẻ còn hạn chế.
 -Trẻ còn chưa mạnh dạn tự tin nêu ý tưởng, quan điểm của mình.
 - Kỹ năng tự đánh giá kết quả của trẻ còn hạn chế, thiếu sự kiên trì nhẫn lại 
khi làm không thành công.
 - Trong các hoạt động khám phá khoa học, trẻ còn thụ động và lệ thuộc 
nhiều vào giáo viên. 
 - Đề tài chưa phong phú đa dạng. Một số đề tài, tiết dạy khám phá khoa 
học còn chưa sáng tạo, chưa sát với thực tế nhận thức cụ thể của trẻ. 
 - Cách gợi mở các đề tài còn chưa thu hút nhiều được trẻ, hình thức tổ 
chức chưa linh hoạt. Trẻ chưa thực sự được trải nghiệm nhiều.
 - Cách giáo dục con của PHHS và cô chưa đồng bộ
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tìm hiểu và áp dụng các 
biện pháp sau.
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng đề tài khám phá phong phú, 
phù hợp với trẻ.
 Để chương trình chăm sóc giáo dục trẻ được hệ thống khoa học, các môn 
học và kiến thức đồng đều thì việc xây dựng hệ thống các đề tài rất quan trọng 
với bộ môn khám phá cũng vậy. Ngay từ đầu năm tôi đã đi sâu tìm hiểu và 
nghiên cứu bằng nhiều cách để lập nên bảng các đề tài khám phá theo từng tuần, 
tháng trong suốt năm học như:
 - Sưu tầm các tiết dậy khám phá trên mạng thông qua các trang yotube, 
goole, trang web của các trường học....Hay lựa chọn những đề tài phù hợp từ các 
chương trình khoa học vui, bé tập làm nhà khoa học của các kênh truyền hình...
 - Tích lũy từ các tiết kiến tập huấn chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức 
thông qua chuyên đề khám phá trên địa bàn huyện.
 - Chọn lọc và khai thác thông qua các lớp học tập huấn về phương pháp 
mới do phòng giáo dục tổ chức như Steam, Montessori...
 - Tham khảo ngân hàng đề tài của đồng nghiệp trong trường cũng như các 
đồng nghiệp trên địa bàn huyện.
 - Lưu trữ thông qua các kì hội giảng của bản thân và đồng nghiệp qua các 
năm học.
 5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
 Tuần 4 PTGT đường thủy, đường hàng không- Máy bay
8 4 Tuần 1 Sự chuyển động của bánh răng cưa
 Tuần 2 Ánh sáng- Đồng hồ mặt trời
 Tuần 3 Quạt giấy
 Tuần 4 Bong bóng xà phòng
9 5 Tuần 1 Con sâu sắc mầu
 Tuần 2 Chuông gió
 Tuần 3 Thùng rác di động
 Tuần 4 Vườn treo babylon
 Nhờ có ngân hàng đề tài này giúp tôi chủ động trong bộ môn khám phá và 
 dễ dàng điều chỉnh, bổ xung trong kế hoạch giáo dục năm học.
 2. Biện pháp 2: Lựa chọn các hình thức mới lạ, hấp dẫn, sáng tạo.
 Việc thu hút trẻ trong mỗi tiết học vô cùng quan trọng nó giúp trẻ có trạng thái 
 tốt nhất tiếp thu bài học. Để làm được điều này tôi đã áp dụng một số cách như 
 sau:
 - Tổ chức cho trẻ thực hành thí nghiệm khoa học trong hoạt động học ví dụ:
 + Đề tài khám phá không khí: Thí nghiệm cây nến cháy, thí nghiệm quả 
 trứng chui qua cổ chai thủy tinh.
 + Khám phá Baking soda: Thí nghiệm núi lửa phun trào
 + Bóng bay: Thí nghiệm với cocacola
 + Khám phá muối: Thí nghiệm trứng chìm, trứng nổi.
 + Khám phá bút sáp mầu: Thí nghiệm tờ giấy ma thuật
 - Tổ chức các trò chơi ảo thuật:
 + Ảo thuật cùng ly và bóng: làm chiếc khăn tay biến mất và xuất hiện trở 
 lại, biểu diễn những động tác ấn tượng với ly và bóng.
 + Bình đựng nước ma thuật: Cầm chiếc bình có nước lên và đổ toàn bộ vào 
 một cái ly. Sau đó đặt bình trở lại và biểu diễn các động tác biến hóa. Tiếp tục 
 nâng bình lên lần nữa và điều kỳ diệu sẽ xuất hiện - bình lại đầy nước.
 + Túi đựng trứng ma thuật: Thả một quả trứng vào chiếc túi đựng trứng, sau 
 đó lộn ngược túi từ trong ra ngoài. Quả trứng sẽ biến mất trong tích tắc.
 - Lồng ghép thơ, ca, hò, vè vào hoạt động học:
 + Ví dụ: Tìm hiểu những con côn trùng. Đầu tiên trò chuyện về con muỗi, 
 tiếp theo là trò chuyện về con kiến, nhưng nếu để trẻ ngồi một chỗ trò chuyện từ 
 con vật này sang con vật khác thì trẻ rất dễ nhàm chán, không hứng thú vào hoạt 
 động nữa nên tôi cho trẻ đứng lên làm đàn kiến và cùng đọc bài đồng dao về con 
 kiến để di chuyển giống như đàn kiến trẻ rất thích:
 7 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
chảy, sự phát triển của con gà, sự chuyển màu của quả, góc thiên nhiên dành 
riêng cho trẻ khám phá khoa học. 
 - Cách 3: Xây dựng các hoạt động lôi cuốn cho trẻ được trải nghiệm trên 
dồ dùng thông qua các bộ dồ thí nghiệm hay thiết kế các bài giảng qua các phần 
mềm trẻ có thể tham gia chơi trực tuyến..
 Thông qua hình thức trên trẻ được trực tiếp chơi, trực tiếp khám phá về đồ 
chơi theo gợi ý từ đó sẽ phát huy sự sáng tạo và tính tích cực cao cho trẻ.
 4. Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ
 - Trẻ càng lớn thì càng có nhiều vấn đề phải tự giải quyết. Chẳng hạn như:
 + Làm thế nào để buộc dây giày, cài cúc áo...
 + Làm thế nào để lấy món đồ chơi trên cao?
 + Hay làm thế nào để tạo ra nguồn nước sạch giúp các bạn nhỏ vùng lũ 
 + Làm thế nào để giúp các bạn vùng cao có điện học bài vv... 
 -> Người lớn không phải lúc nào cũng bên cạnh trẻ để giúp trẻ giải quyết vẫn 
đề con gặp phải. Chính vì vậy con cần học kỹ năng tự giải quyết vấn đề để 
không phụ thuộc vào cha, mẹ hay những người xung quanh. 
 - Những đứa trẻ có kỹ năng tự giải quyết vấn đề tốt dần dần hình thành nên 
những phẩm chất:
 + Tự tin, bản lĩnh, tự lập, thông minh, sáng tạo, 
 + Biết yêu thương, chia sẻ. Có tinh thần trách nhiệm.
 + Kiên trì vượt qua khó khăn và dễ thành công trong cuộc sống. 
 Vậy nâng cao kỹ năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ là một biện pháp hữu 
ích và vô cùng quan trọng. 
* Để dạy trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề tôi thực hiện 4 bước sau:
 Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
 - Đưa trẻ vào tình huống có vấn đề khi tổ chức các hoạt động cho trẻ 
thông qua hình thức: xem video, lồng ghép vào câu chuyện, bài thơ...
 - Sử dụng hệ thống câu hỏi mở giúp trẻ phát hiện vấn đề như: 
 + Chuyện gì đã xảy ra? Vấn đề đó là gì?
 + Con sẽ làm gì để giúp họ? Nếu là con thì con sẽ làm gì?
 + Chúng ta sẽ làm gì bây giờ?...
 VD: Với đề tài “Làm đồ bảo hộ chống nắng” cô cho trẻ dạo chơi trong 
vườn trường vào buổi sáng sớm và hỏi trẻ cảm nhận khi đi ngoài trời nắng. Cho 
trẻ giải quyết vấn đề là làm thế nào khỏi bị nắng nóng và bảo vệ sức khỏe cô 
hướng trẻ cần phải trang bị đồ bảo hộ tránh nắng.
 Bước 2: Đưa ra các biện pháp và chọn phương án phù hợp? 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc