Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, kích thích khả năng hoạt động tích cực, sự sáng tạo, trẻ được thực hành, trải nghiệm các hoạt động trong ngày. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video, clip về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức các hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường”, …Tổ chức cho trẻ tham gia tết trồng cây ở vườn trường thông qua tết trồng cây đầu xuân, thực hành tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp các môn học tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ có biện pháp nêu gương những hành vi tốt sấu của trẻ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với đặc điểm của lớp mình.
doc 15 trang skmamnonhay 06/06/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
 + Giúp hai giáo viên cùng lớp có sự thống nhất,phối kết hợp nhịp nhàng 
với nhau để thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giải pháp còn có một số hạn chế: 
 + Quá trình chuẩn bị điều kiện cho trẻ tiếp xúc, khám phá, dọn dẹp bảo vệ 
môi trường còn sơ sài.
 + Chưa có nhiều hình thức để thu hút trẻ; chưa tạo được nhiều hứng thú, tính 
tự giác và tích cực ở trẻ.
 + Cô chưa có sáng tạo, linh hoạt trong giáo dục, lồng ghép tích hợp vào 
các bài dạy và các hoạt động đôi khi còn không phù hợp
 + Kiến thức ban đầu của trẻ về bảo vệ môi trường không có, về kiến thức, 
kỹ năng, thái độ của trẻ về bảo vệ môi trường đạt % thấp. 
 + Hình thức tuyên truyền tới các gia đình, cộng đồng kết quả đạt chưa cao.
 Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi thực hiện đề tài: "Một số 
biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi" với các giải 
pháp cụ thể:
 - Biện pháp 1:Giáo viên tự trau dồi kiến thức và thực hiện gương mẫu.
 - Biện pháp 2: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
trong các hoạt động:
 - Biện pháp 3: đánh giá trẻ trong ngày, cuối chủ đề.
 - Biện pháp 4: Phối hợp với gia đình và cộng đồng
 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
 - Tính mới, tính sáng tạo: 
 Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, kích 
thích khả năng hoạt động tích cực, sự sáng tạo, trẻ được thực hành, trải nghiệm 
các hoạt động trong ngày. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông 
qua tất cả các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn 
video, clip về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức các hội thi 
“Chung tay bảo vệ môi trường”, Tổ chức cho trẻ tham gia tết trồng cây ở 
vườn trường thông qua tết trồng cây đầu xuân, thực hành tiết kiệm nước, tiết 
kiệm điện. Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp các môn học tạo điều kiện để 
trẻ trải nghiệm vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ có biện pháp 
nêu gương những hành vi tốt sấu của trẻ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp 
với đặc điểm của lớp mình.
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 2 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ em Trường mầm non
 3. Tác giả:
 Họ và tên: Phạm Thị Hồng Anh
 Ngày/tháng/năm sinh: 03/10/1994
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên lớp 5TA4, trường Mầm non Hợp Đức
 Điện thoại: 0962.866.048
 4. Đồng tác giả: không có
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Hợp Đức
 Địa chỉ: phường Hợp Đức - Quận Đồ Sơn - Thành phố Hải Phòng.
 Điện thoại: 0313.562.689
 I. Mô tả các giải pháp đã biết
 "Tổ quốc Viết Nam xanh ngát,
 có sạch đẹp mãi được không?
 điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn,
 chỉ thuộc vào bạn mà thôi". 
 Lời bài hát vang lên như một thông điệp muốn gửi tới chúng ta "Hãy 
chung tay bảo vệ môi trường". Ngày nay con người với những tiến bộ khoa học 
kỹ thuật hiện đại phục vụ cho cuộc sống, nhưng cũng chính sự tiến bộ ấy lại làm 
ô nhiễm môi trường của chúng ta. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở và 
suy nghĩ giáo dục trẻ như thế nào để trẻ có kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ 
môi trường. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường. 
Đảng và nhà nước và Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho 
công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong hệ thống giáo dục quốc dân nói 
chung và giáo dục Mầm non nói riêng. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm 
vụ, nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ cụ thể 
cho giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non là cần hình thành cho trẻ 
những hiểu biết đơn giản về cơ thể, môi trường sống của bản thân nói riêng và 
con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng sử phù hợp 
để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển 
lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.”
 Trong thời qua, để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường tại lớp 5 tuổi A4 
trường Mầm non Hợp Đức, tôi đã sử dụng một số giải pháp sau:
 4 Sự gương mẫu của cô và những người xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến 
trẻ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng 
cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh 
cần thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương 
sáng cho các cháu noi theo. Cô và mọi người quanh trẻ tích cực bảo vệ môi 
trường : nhặt rác, vứt rác đúng nơi qui định, để đồ dùng gọn gàng, sử dụng điện 
nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc cây của lớp: tưới cây, làm cỏ, bón phân  
thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo những hành vi tốt của người lớn. 
 * Biện pháp 2: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
trong các hoạt động:
 Cần xác định rõ mục tiêu, nội dung đặt ra để giáo dục môi trường cho trẻ.
Sắp xếp lại tủ đồ dùng, đồ chơi tại nhóm lớp gọn gàng, phù hợp, thuận tiện cho 
trẻ dễ lấy. Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải do phụ 
huynh mang đến. Tuyên truyền thông qua các bảng biểu tranh ảnh ở trường, lớp. 
Vệ sinh phòng nhóm, lau rửa đồ dùng, đồ chơi bằng các nước dung dịch.
 1. Đón trẻ và chơi tự chọn
 Cô đến lớp dọn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. chuẩn bị nước uống 
cho trẻ, cô cần mở cửa sớm để thông thoáng, chú ý không để trẻ bị gió lùa, phù 
hợp với thời tiết theo mùa. Cô quan sát và nhắc trẻ khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
cần giữ gìn cẩn thận, chơi xong hoặc dùng xong cất đồ dùng, đồ chơi cá nhân 
vào đúng nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng. Nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi 
quy định.
 2. Trò chuyện cùng trẻ
 Cô trò chuyện với trẻ hàng ngày, trò chuyện về vấn nạn ô nhiểm môi 
trường mọi lúc, mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh.
 Ví dụ : Cô và trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên 
nhân nào làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm? (do nhiều phương tiện giao 
thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ô tô, xe máy xảy ra khí thải, khói 
bụi nên không khí bị ô nhiễm), Trò chuyện với trẻ tác hại môi trường ô 
nhiễm, nếu không biết cách phòng thì gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
 3. Hoạt động học
 Chủ đề “Trường mầm non”: Cùng với việc dạy trẻ học các tiết học theo 
yêu cầu nội dung của bài dạy mà giáo viên tích hợp vào các chủ đề, nội dung 
giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ.Ví dụ: Hoạt động Tạo hình; Bài; 
“cắt dán”. Hướng dẫn trẻ có thể tạo ra các hình từ tờ tạp chí cũ để tiết kiệm 
giấy, quyệt hồ dán đủ dính, không quyệt nhiều tránh lãng phí. Khi cắt dán xong 
thì cất đồ dùng và vật liệu đúng chỗ. Qua bài học cô giáo dục cho trẻ sắp xếp và 
 6 Trẻ làm thí nghiệm như: trồng cây bằng hạt, bằng củ, bằng cành ở góc 
thiên nhiên. Đối với con vật: (Trẻ cho ăn cho uống và làm vệ sinh chuồng).
 Ngoài ra cô còn kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn” câu 
chuyện “Cáo thỏ và gà con”; “Biết đi đâu”; “Hạt đỗ sót”; “Nỗi đau của lá”; 
“Con hãy đợi rồi sẽ biết”. Để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc 
làm không tốt, kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm, giúp trẻ hiểu được tác 
dụng của con vật, thực vật đối với con người, với môi trường. Từ đó trẻ yêu quý 
thiên nhiên hơn.
 Chủ đề “Một số hiện tượng tự nhiên”: Lồng ghép các hoạt động giáo 
dục trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề. Thông qua hoạt động học, 
các trò chơi, quan sát, thăm quan. Trẻ nhận biết đơn giản về một số hiện tượng 
tự nhiên. Ví dụ: Trò chơi. “Mưa to mưa nhỏ” “Gió thổi cây nghiêng”; làm thí 
nghiệm “Sự bốc hơi của nước, không khí, gió đến từ đâu” kể cho trẻ nghe câu 
truyện “Giọt mưa tí tách” cho trẻ xem video phóng sự, thảo luận về nguyên 
nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Qua dó giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe phù 
hợp với sự thay đổi của thời tiết. 
 4. Hoạt động ngoài trời 
 Chủ đề “Quê hương đất nước”: Trẻ được dạo chơi thăm quan hiểu thế 
nào là danh lam thắng cảnh, là nơi mọi người đến thăm quan, nghỉ ngơi, nơi có 
cảnh thiên nhiên nhân tạo đẹp, biết những hành động không tốt đến danh lam 
thắng cảnh như vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, đi trên cỏ, gây ồn ào, mất trật tự, vứt 
rác bừa bãi, bẻ cành cây, hái hoa nơi công cộng. 
 5. Hoạt động góc
 Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục cho trẻ, tổ chức 
đáp ứng nhu cầu đồng thời tích hợp được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 
 Thông qua các trò chơi phân vai: Trẻ thể hiện các công việc của người 
làm công tác bảo vệ môi trường. Ví dụ: như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom 
rác, xử lí các chất thảiTrong trò chơi “Bé tập làm nội trợ”: Trẻ biết tiết kiệm 
nước, nguyên liệu chế biến món ăn, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm.
 Thông qua trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi 
trường, trẻ học các so sánh, phân loại các hành vi tốt sấu với môi trường, phân 
biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng; trẻ giải 
các câu đố, kể lại các câu chuyện, tập diễn đạt các yếu tố môi trường bẩn môi 
trường sạch
 Thông qua trò chơi đóng kịch: Trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện 
bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi, có hại cho môi trường
 8 định hướng được mục tiêu giáo dục, từ đó xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo 
dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động một cách hợp lí hơn.
 *Biện pháp 4: Phối hợp với gia đình và cộng đồng.
 Tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh và cộng đồng hiểu tầm quan trọng 
của việc bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động cụ thể để gia đình và cộng 
đồng cùng tham gia như: tổng vệ sinh ngõ xóm, thu gom rác thải, trồng cây xanh 
xung quanh trườngvận động phụ huynh tham gia thông điệp hãy tắt hết các 
thiết bị điện khi không dùng trong gia đình cũng như ở nơi làm việc, thực hiện 
giờ tắt điện ủng hộ hội thi “Chung tay bảo vệ môi trường”; hội thi “Chung tay 
sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả”.
 Trao đổi với phụ huynh cùng quan tâm giúp đỡ cô giáo để kết hợp giáo 
dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở nhà.
 Hỗ trợ tài liệu bảo vệ môi trường để phụ huynh biết cách giáo dục bảo vệ 
môi trường cho trẻ tại gia đình.
 II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 - Tính mới, tính sáng tạo: 
 Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, kích 
thích khả năng hoạt động tích cực, sự sáng tạo, trẻ được thực hành, trải nghiệm 
các hoạt động trong ngày. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông 
qua tất cả các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn 
video, clip về các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Tổ chức các hội thi 
“Chung tay bảo vệ môi trường”, Tổ chức cho trẻ tham gia tết trồng cây ở vườn 
trường thông qua tết trồng cây đầu xuân, thực hành tiết kiệm nước, tiết kiệm 
điện. Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp các môn học tạo điều kiện để trẻ 
trải nghiệm vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ có biện pháp 
nêu gương những hành vi tốt sấu của trẻ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp 
với đặc điểm của lớp mình.
 - Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và hoàn cảnh cụ thể sẽ có những biện 
pháp cách thức ứng dụng cho phù hợp. Sáng kiến này có khả năng áp dụng cho 
tất cả giáo viên mầm non thực hiện giảng dạy các hoạt động trong ngày ở các 
nhóm lớp, ngoài ra các giải pháp trên còn thực hiện với các độ tuổi ở trong các 
Trường Mầm non- Quận Đồ Sơn.
 - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 + Hiệu quả kinh tế: Đề tài có giá trị cao về mặt kinh tế, huy động nguồn 
lực xã hội hóa từ phụ huynh, tiết kiệm được nhiều kinh phí cho nhà trường trong 
việc đầu tư cây xanh và trang thiết bị đồ dùng cho trẻ. Bên cạnh đó giải pháp đã 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_giao_duc_bao.doc