Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là “chơi mà học, học mà chơi”. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho trẻ sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở trẻ tạo nên sự hứng thú giúp trẻ ham thích tập luyện hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng trẻ khác nhau, có trẻ có sức khỏe tốt, có trẻ sức khỏe yếu,…
Chính vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Là một giáo viên phụ trách lớp lá 5 tuổi tôi luôn trăn trở và tìm tòi các biện pháp để tổ chức một số hoạt động vận động sao cho trẻ hứng thú và đạt hiệu quả nhất. Thực tế hiện nay trường tôi phụ huynh chưa thực sự quan tâm quan tâm đúng mức tới phát triển thể chất cho trẻ. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Chính vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Là một giáo viên phụ trách lớp lá 5 tuổi tôi luôn trăn trở và tìm tòi các biện pháp để tổ chức một số hoạt động vận động sao cho trẻ hứng thú và đạt hiệu quả nhất. Thực tế hiện nay trường tôi phụ huynh chưa thực sự quan tâm quan tâm đúng mức tới phát triển thể chất cho trẻ. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

phát triển bình thường chiếm: 88,24%, còn trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cấp độ 1: 4/34 chiếm: 11,76%. Về vận động: Trẻ thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp trẻ đạt 60% chư đạt 40%. Trẻ thực hiện tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản trẻ đạt 55% chưa đạt 45%. Trẻ thực hiện tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và một số dụng cụ trẻ đạt 52% chưa đạt 48%. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Hệ thống trường lớp bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và tham gia các hoạt động. Trẻ lớp lá học hai buổi/ ngày nên gần gũi với giáo viên Giáo viên nắm bắt kịp thời tự lên kế hoạch và lựa chọn các nội dung phù hợp với từng khả năng trẻ giúp trẻ phát triển tốt vầ thể chất Được sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Một số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, quan tâm phối hợp cùng với giáo viên củng cố, ôn luyện các kỹ năng cho trẻ trong lĩnh vực thể chất. * Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tôi còn gặp nhiều khó khăn: Trường nằm trên địa bàn Thị Xã Giá Rai, tỉ lệ trẻ dân tộc khá cao. Lớp tôi có nhiều cháu là người dân tộc, trẻ ít tiếp xúc với các bạn, chưa chủ động hòa nhập còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, điều kiện cơ sở giáo dục trẻ so với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non vẫn còn những hạn chế nhất định. 2 xé, dán, cắt. nặn. Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra trẻ rất yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình. Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đề xuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 6-7 loại đồ chơi ngoài trời phù hợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ thoải mái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ chơi tôi đều tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để khỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ như: cầu trượt, thang leo,..thường xuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập. Ngoài ra, tuỳ theo thời tiết trong ngày tôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động. Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập. Để trẻ hứng thú vào hoạt động, bám sát kế hoạch và chủ đề trong năm, ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủ động bàn bạc giữa hai cô để tự làm mới được nhiều đồ dùng dụng cụ luyện tập cho trẻ, tôi đã dùng các loại ống nước để làm vòng thể dục, dùng các loại vải vụn để làm bao cát cho trẻ ném, dùng các dây hoa để trang trí cổng thể dục cho trẻ chui qua, dùng các bánh xe cỡ lớn làm xích đu cho trẻ chơi..Tuy nhiên các loại đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động đều được làm đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, phải bền, chắc, có độ mềm dẻo. Các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là trong hoạt động phát triển vận động việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập có tính thực tế, các bài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng, dụng cụ khác nhau, giúp cho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng. * Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên tắc: 4 động để hình thành, rèn luyện cho trẻ trong giờ học, các phương pháp, hình thức tổ chức giờ học phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra trong giờ thể dục cần cho trẻ tập với các dụng cụ: Vòng thể dục, gậy, cờ, nơ, bông tua,....để gây sự hứng thú cho trẻ và thường xuyên thay đổi dụng cụ để tranh sừ nhàm chán ở trẻ * Biện pháp 3: Làm mẫu chuẩn đúng với bài tập. Trẻ mầm non có đặc điểm tâm sinh lý hay bắt chước, làm mẫu chuẩn của giáo viên là phương pháp dạy học tốt nhất. Nếu trong giờ học đầu tiên cô truyền thụ động tác kỹ thuật không chính xác sẽ làm cho trẻ khó tiếp thu và khó thực hiện. Đặc biệt là sẽ khó sửa các động tác về sau của trẻ, dẫn đến sai lệch về tư thế và kỹ năng vận động cơ bản của trẻ. Trước khi dạy trẻ tôi nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Tôi tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết. Khi làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu về độ chính xác, đúng kỹ thuật và phải đẹp. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ của trẻ. VD: Ở hoạt động thể dục “ném xa bằng một tay ” Cô làm mẫu lần một (không phân tích động tác). Cô làm mẫu lần 2 (phân tích động tác): tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước. Sau đó đi về cuối hàng. * Kết quả: Tôi nhận thấy từ việc cô làm mẫu chuẩn giúp cho trẻ ngay lần đầu tập luyện đúng kỹ thuật và không bị sai lệch. Hình thành cho trẻ các kỹ năng ban đầu. Ngoài việc sử dụng biện pháp làm mẫu thì tôi còn tích hợp một số hoạt động khác với hoạt động thể dục để nâng cao chất lượng tiết học. * Biện pháp 4: Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời. Tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không ép buộc gò bó trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động vận động vui chơi ngoài trời. 6 đến những hoạt động ôn luyên, củng cố bài học buổi sáng. Riêng tôi. Còn dành ra một hay hai buổi chiều cùng trẻ luyên tập các động tác thể dục buổi sáng theo nhịp điệu, hoặc theo những bài hát khác nhau trong chủ đề. Điều đó giúp trẻ lớp tôi tự tin hơn khi bước ra sân tập cùng bạn. Trẻ tập các động tác chính xác hơn, mạnh mẽ hơn, thâm chí đó cũng là tiền đề cho sự sáng tạo vận động của trẻ trong các giờ vận động theo nhạc. Lao động – tự phục vụ: Tôi và giáo viên cùng lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động cho trẻ hoạt động – tự phục vụ: Vệ sinh cá nhân trẻ, trẻ cùng cô sắp xếp bàn ghế, đồ dùng đồ chơi trong lớp, chăm sóc góc thiên nhiênNhững công việc tuy nhỏ bé, đơn giản nhưng lại có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển về nhiều mặt nơi trẻ, trong đó kỉ năng vận động. Khi lao động – tự phục vụ, trẻ rèn luyên sự khéo léo, dẻo dai của đôi chân – nhất là các nhóm tay – kết hộp với sự linh hoạt của mắt quan sát, sự ghi nhớ và kỉ năng giao tiếp. * Biện pháp 6: Biện phát phát triển thể cho trẻ thông qua tổ chức các giờ ăn nhằm nâng cao thể lực ở trẻ. Để phát triển tốt thể chất cho trẻ chúng ta không chỉ chú ý giúp trẻ phát triển hoạt động vận động mà chung ta còn cần chú ý đến chế dinh dưỡng hợp lí cho trẻ như: Trong khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo đầy đủ các chất,trong giờ ăn động viên các cháu ăn nhiều rau, thịt, cá, tôm, cua, ...Qua đó rèn cho trẻ có thối quên vệ sinh trong ăn uống: Trước khi ăn phải rữa tay và sau khii đi vệ sinh, khi ăn không làm rơi vải thức ăn, không dùng tay bóc thức ăn, không nói chuyện, đùa nghịch trong khi ăn, ăn xong phải biết rữa miệng súc miệng,... Khi tổ chức tốt giờ ăn, ngủ cho trẻ cơ thể trẻ khỏe mạnh, đủ chất thì khi trẻ thể chất của trẻ phát triển tốt thì trẻ tích cực và húng thú tham gia vào các hoạt động một cách dễ trang và hiểu quả hơn. * Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để nâng cao phát triển thể chất cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng. Bởi việc giáo dục trẻ là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được 8 cho trẻ ở lớp tôi trong năm học 2019 - 2020. Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi thay đổi qua từng hoạt động học, trẻ rất thích tham gia vào các trò chơi vận động. Trong đó: Về kỹ năng vận động: Vận động thô: đạt: 33/34 trẻ; Vận động tinh: đạt: 34/34 trẻ. Còn về sức khoẻ: Cân nặng: 34/34 trẻ phát triển bình thường, chiếm 100%, Chiều cao: 33/34 còn 1 cháu còn bị thấp còi. Ngoài trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông và nhanh nhẹn hẳn lên khi tham gia các hoạt động học, trẻ có nền nép tốt hơn trong các chế độ sinh hoạt hàng ngày, biết hình thành các kỹ năng trong ăn, uống, giờ ngủ trẻ điều thực hiện tốt, có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, trẻ biết làm các công việc đơn giản giúp cô, giúp ban, ở nhà biết phụ giúp ba mẹ, Qua các biện pháp và thời gian thực hiện tôi nhận thấy kết đạt được tốt hơn. Trẻ biết định hướng được phải, trái, trước, sau và quay đúng hướng khi có hiệu lệnh của cô. Trẻ thực hiện đúng động tác các bài tập phát triển chung. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng tốt hơn. Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng như: Ném xa, chạy nhanh, bật ô, bật chụm tách chân, bò thấp chui qua cổng, ném đích đứng, ném đích ngang, chuyền bóng bên phải, bên trái, Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật, và hứng thú chơi các trò chơi. * Bài học kinh nghiệm Thông qua quá trình dạy học, qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhận thức được rằng: Để dạy tốt hoạt động phát triển thể chất thì người giáo viên cần có những điểm sau đây: Điều quan trọng hàng đầu là người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy và say sưa với công việc. Phải nhận thức đúng đắn yêu cầu nhiệm vụ và tầm quan trọng của hoạt động phát triển thể, chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo cho tiết dạy, biết tiếp thu “cái mới” trên cơ sở kế thừa “cái cũ”, từ đó xây dựng thành 10 trong vận động thô, Có sự mềm dẻo, khéo léo cử đôi tay khi tham gia các hoạt động tin Ngoài ra công tác phối hợp giữa phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm đang là xu thế chung, có được sự quan tâm của phụ huynh là niềm vui khôn xiết đối với người làm công tác giáo dục. Qua đó sẽ góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh và BGH nhà trường sẽ đạt được nhiều kết quả mong đợi. Mỗi giáo viên cần quan tâm, theo dõi trẻ sát sao, mọi lúc mọi nơi để tìm ra biện pháp tác động phù hợp nhằm tác động đúng lúc, đúng thời điểm để hình thành và phát triển thể chất cho trẻ. 2. Kiến nghị + Đối với nhà trường: Để trẻ thực hiện tốt hoạt động phất triển thể chất tôi có một số kiến nghị như sau: Hỗ trợ thêm một số đồ dùng, dụng cụ cho hoạt động thể chất Nhà trường tham mưu với lãnh đạo phòng tạo môi trường hoạt động thể chất xây dựng các sân bãi rộng rãi cho trẻ tham gia thực hiện các hoạt động tốt hơn. + Đối với phụ huynh: Phụ huynh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn việc học tập của con em mình. Khi ở trường, thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà. Tin tưởng và hưởng ứng mạnh mẽ cùng nhà trường phối kết hợp làm tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non”. Hộ trợ đồ dùng đồ chơi, phụ huynh cùng cô rèn cho cháu ở nhà để trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh về thể chất. Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” của tôi và đã được áp dụng trong năm học 2019 - 2020. Tôi rất mong được các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý 12
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_l.doc