Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi
Nhận thức được tầm quan trọng của những khó khăn trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với 29 chữ cái, là một giáo viên trực tiếp được nhà trường phân công giảng dạy trẻ 5-6 tuổi tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ cái, bởi hoạt động này có vai trò quan trọng, nó là phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn góp phần nhỏ bé trí thức của mình trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ chức cho trẻ “Làm quen chữ cái” nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái được tốt hơn.
Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn góp phần nhỏ bé trí thức của mình trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ chức cho trẻ “Làm quen chữ cái” nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái được tốt hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Để nước Việt Nam trường tồn và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác và chia sẻ. Ngành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực kỳ quan trọng, là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện, có đủ sức khỏe và trí tuệ tài năng sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngôn ngữ mẹ đẻ là phương tiện quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức học tập tốt, hình thành và phát triển kỹ năng nghe nói, khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc của trẻ giúp trẻ có hành trang vào tiểu học và các cấp học sau này. Tuy nhiên việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái ở trường mầm non là một hoạt động khó đòi hỏi sự tập trung cao độ của trẻ, cũng như sự sáng tạo của người giáo viên trong các hoạt động, để thực hiện tốt điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tâm huyết với nghề, mến trẻ một cách thực sự. Đặc biệt đối với trẻ lớp 5-6 tuổi ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản.giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy . Nhận thức được tầm quan trọng của những khó khăn trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với 29 chữ cái, là một giáo viên trực tiếp được nhà trường phân công giảng dạy trẻ 5-6 tuổi tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới, vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ cái, bởi hoạt động này có vai trò quan trọng, nó là phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng. Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi” với mong muốn góp phần nhỏ bé trí thức của mình trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. II. Mục đích nghiên cứu Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tổ chức cho trẻ “Làm quen chữ cái” nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái được tốt hơn. 2/21 Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt, từ đó trẻ nhận biết được mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm đúng chữ cái qua các hoạt động. Ngoài ra hoạt động chữ cái còn giúp trẻ ngồi đúng tư thế . Qua quá trình trưởng thành phát triển của một đứa trẻ bên cạnh là phát triển thể chất, góp phần không thể thiếu chính là phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho phát triển ngôn ngữ. Đặc biệt là đối với trẻ mầm non thì ngôn ngữ là một phần không thể thiếu được trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5- 6 tuổi, đó là làm quen chữ cái, nó có ý nghĩa cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ cho các bậc học sau này. Chữ cái rèn khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ, hiểu được ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ phát triển vốn từ, sử dụng từ câu, mạch lạc rõ ràng, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, thông qua các trò chơi khác nhau, tìm kiếm các chữ cái đã học giúp trẻ phát triển óc quan sát ghi nhớ có chủ đích. Làm quen chữ cái còn giáo dục tình cảm xã hội, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh.Trong trường mầm non luôn luôn gắn liền và được thực hiện thường xuyên, được lồng ghép tất cả các hoạt động của trẻ, giúp trẻ hứng thú tích cực vào các hoạt động. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo là trẻ 5 tuổi đã cảm nhận được ngôn ngữ một cách có chủ đích, tuy nhiên khả năng nhận thức của trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều trẻ còn chưa phát âm chuẩn, nói còn chưa rõ ràng mạch lạc, nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin trong tiết học, cũng như trong các hoạt động. Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, là một giáo viên mầm non, tôi mong muốn mình phải làm như thế nào, để nâng cao hiệu quả cho trẻ 5 tuổi “Làm quen với chữ cái”. Nên bản thân tôi luôn tìm tòi, những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức cho trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, tôi đã áp dụng rất nhiều trò chơi khác nhau, để trẻ hứng thú sôi nổi trong giờ học. Đối với trẻ mầm non hoạt động “Làm quen chữ cái” là một trong những hoạt động quan trong trong việc phát triển toàn diện cho trẻ sau này, nó góp phần rất lớn trong việc phát triển vốn từ ngôn ngữ, khả năng phát âm đọc chuẩn chữ, để phát triển các giác quan cho trẻ hoàn thiện nhân cách cho một con người. Trẻ hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ, để trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình cô là người hướng dẫn gợi mở để trẻ phát huy tốt khả năng của mình vốn có, đó là nền tảng để trẻ hiểu và tiếp nhận tri thức mới. 4/21 Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi 3. Thực trạng của trẻ Vào đầu năm học tôi thấy hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn khô cứng, trẻ thụ động trong hoạt động, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét tô của trẻ còn chệch nhiều ra ngoài, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút... Vì vậy tôi nghĩ muốn giúp trẻ làm quen được chữ cái thì các giờ học phải gây được hứng thú cho trẻ. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 31 trẻ và kết quả như sau: * Kết quả khảo sát đầu năm : Kết quả STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ nhận biết và phân biệt được 1 22/31 71% các chữ cái đã học 2 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác 20/31 65% Trẻ biết cách cầm bút, ngồi 3 16/31 51% đúng tư thế Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 4 25/31 81% động làm quen chữ cái III. Các biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái - Môi trường có tác dụng rất tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo những gì mới lạ, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. a. Tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học - Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ, trẻ luôn bị cuốn hút bởi những vật lạ, có kích thước lớn hoặc màu sắc đẹp mắt, vì thế những mảng tường xung quanh lớp, tôi luôn trang trí các mảng chính theo chủ đề, các góc hoạt động với màu sắc hài hòa tên gọi ngộ nghĩnh cỡ chữ phù hợp và được gắn ở nơi có độ cao vừa tầm mắt trẻ, tôi chú ý đến kiểu chữ ở mỗi góc phải chuẩn xác, tạo môi trường thật đẹp cuốn hút trẻ, tôi thường trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ, riêng góc học tập và chữ cái, tạo hình thư viện tôi thường dành các mảnh tường mở để trẻ hoạt động theo sở thích của mình. - Ví dụ: Ở tháng 4 khi tìm hiểu về “Nước và các mùa” tôi cho trẻ xếp chữ gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu của cô về các đồ vật, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, bài hát về chữ cái, làm album về “chủ đề nước và các mùa”, trước đó tôi và trẻ sưu tầm tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên sau đó 6/21 Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi cái nào, từ đó trẻ bắt trước và sao chép lại tên mình và tên bạn vào các sản phẩm mình làm ra. c. Tạo môi trường làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi - Ở lứa tuổi mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học” Ghi nhớ của trẻ không chủ đích trẻ chóng nhớ nhưng lại quên mau. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại ở tiết học mà phải thường xuyên tranh thủ, ở mọi lúc, mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý. * Cụ thể : + Giờ đón trẻ Khi trẻ đến lớp có thể cho trẻ tìm hình ảnh của mình gắn đúng vào tên của mình có trong bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà” cụ thể như sang tháng mới tìm hiểu về các con vật, cô trò chuyện với trẻ và luyện phát qua các bài thơ bài hát, phát âm chữ b, d, đ cho trẻ hát bài hát với chữ cái đó. + Giờ hoạt động ngoài trời : - Cô cho trẻ cầm phấn vẽ những chữ cái đã học, xếp hột hạt, rồi cùng phát âm. + Giờ hoạt động góc: - Các góc chơi đều có môi trường chữ cái, ở góc nghệ thuật tôi gắn các ký hiệu chữ cái vào sản phẩm của trẻ làm ra và cho trẻ cùng phát âm chữ cái sản phẩm của mình và của bạn Hình ảnh trẻ chơi góc của lớp 5TA3 8/21 Một số biện pháp nâng cao chất lượng “làm quen chữ cái” cho trẻ 5-6 tuổi chữ. Khi trẻ đã làm quen hết những chữ cái đó, tôi cho trẻ so sánh chữ b, d tôi cho trẻ hát bài hát về hai chữ đó để khắc sâu cho trẻ. “Lưng đằng trước, bụng đằng sau, đây là chữ d xinh đấy nhé Lưng đằng sau, bụng to đằng trước là chữ b đấy bé biết không” - Sau đó tôi tổ chức trò chơi cho trẻ để củng cố lại kiến thức trẻ đã được học. Hình ảnh trẻ làm quen chữ cái ở lớp A3 3. Biện pháp 3: Sáng tác và sưu tầm trò chơi, câu đó các bài đồng giao giúp trẻ làm quen chữ cái. a. Một số trò chơi thường được áp dụng trong hoạt động làm quen chữ cái. - Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ càng được tham gia nhiều trò chơi thì càng hứng thú, từ đó khiến hoạt động trở lên hấp dẫn, tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi bài hát khi cho trẻ làm quen với chữ cái, tăng thêm hứng thú, củng cố kỹ năng. * Trò chơi: “Tìm chữ còn thiếu” - Tôi lần lượt đưa các hình ảnh như “Hoa súng” bên dưới cô có từ hoa súng chưa hoàn chỉnh và cô đã chuẩn bị hai chữ s và x các con hãy chọn s hay x cho chữ cái đúng còn thiếu, trẻ lúc đó sẽ lên kích chuột để tìm chữ cái còn thiếu đó,nếu chữ cái đó chạy về đúng vị trí của từ còn thiếu đó thì có một âm thanh “Bạn giỏi quá sẽ phát lên”... trò chơi này gây hứng thú rất cao với trẻ. * Hay trò chơi “Đi chợ tết” ,trò chơi này tất cả các trẻ đều được chơi. Chuẩn bị đến tết bố mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến dọn nhà,đi 10/21
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_l.doc