Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sơn Đà

Trẻ mầm non học bằng các giác quan, bằng thử nghiệm, thực hành, bằng tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, bằng tư duy suy luận và đặc biệt là học thbằng chơi. Trẻ thích khám phá những điều mới, lạ ở xung quanh. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động nhận thức nói riêng cần tạo nhiều cơ hội và khuyến khích trẻ học tự nhiên, tích cực, tự tin và thoải mái khi tham gia vào các trải nghiệm.Tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên cách học và hứng thú nhận thức của trẻ.
Có rất nhiều các họat động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo và hoạt động làm quen với toán là một hoạt động học tập để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng. Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Dạy học cho các bé ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi chúng ta phải bỏ nhiều công sức và sự kiên nhẫn hơn so với việc dạy toán cho những trẻ lớn.Các bé mầm non vẫn còn đang bỡ ngỡ, chưa được làm quen với các khái niệm toán học, vì vậy, khi chúng ta hướng dẫn bé học, cần hướng dẫn bé kết hợp các giác quan, phải thử nghiệm và quan sát tỉ mỉ các thứ xung quanh.
doc 19 trang skmamnonhay 21/03/2025 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sơn Đà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sơn Đà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sơn Đà
 1
 MỤC LỤC
 Số 
 STT Nội dung
 trang
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
 1 Lý do chọn đề tài 2
 1.1 Cơ sở lí luận 2
 1.2 Cơ sở thực tiễn 3
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 4
 4 Phương pháp nghiên cứu 4
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4
Phần II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 
 ĐỀ
 1 Đặc điểm tình hình 5
 1.1 Thuận lợi 5
 1.2 Khó khăn 5
 2 Các biện pháp giải quyết 6
 2.1 Biện pháp 1: Tích cực tham gia bồi dưỡng hoạt động làm 6
 quen với toán
 2.2 Biện pháp 2: Kiến tạo môi trường lớp học đa dạng về nguyên 7
 vật liệu
 2.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức nâng cao hoạt động 8
 làm quen với toán
 2.4 Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng 9
 giúp trẻ làm quen với toán
 2.5 Biện pháp 5: Giúp trẻ làm quen với toán thông qua hoạt 10
 động văn học, tạo hình
 2.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp cùng phụ huynh về 10
 hoạt động làm quen với toán cho trẻ
 2.7 Biện pháp 7: Tuyên truyền và phối hợp cùng phụ huynh về 12
 hoạt động làm quen với toán cho trẻ
 3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12
Phần III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1 Kết luận 14
 2 Khuyến nghị 14
Phụ lục HÌNH ẢNH CÓ TRONG ĐỀ TÀI 16 3
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Làm thế nào để trẻ mầm non chú ý tới môn toán? Trẻ em thường bị thu 
hút bởi những vật cụ thể, có thể sờ được, nếm được, nói chung là các vật hữu 
hình, bởi ở độ tuổi này, bé vẫn đang trong quá trình học hỏi, nếu bạn đưa ra 
những lời giải thích, những vật trừu tượng, bạn rất dễ làm bé chán nản và khó 
hiểu về những gì bạn nói. Những vật cụ thể này như các vật liệu hình khối, các 
hình cây, gậy sẽ giúp bé nắm bắt nhanh hơn về các khái niệm.
 Có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp như thế, bé sẽ nhớ lâu hơn và khi đã 
hiểu rồi, bé mới sẵn sàng học tập, kết nối các khái niệm, các biểu tượng trừu 
tượng với nhau.
 Trẻ em cần nhiều thời gian để chơi với các đồ chơi toán học trước khi sử 
dụng đúng vào mục đích học. Chơi với toán và các hoạt động liên quan đến toán 
là cơ hội tốt để xây dựng vốn từ vựng liên quan đến môn toán. Bé cần phải tiếp 
xúc với những từ ngữ “chuyên” về toán để sau này có khả năng diễn tả hoặc 
hiểu những gì người khác nói.
 Trẻ em cần sự giải thích hàng ngày của người lớn. Hãy luôn cung cấp cho 
trẻ các đồ vật cụ thể liên quan đến những gì bạn có ý định dạy trẻ. Khi trẻ được 
tiếp xúc, được gợi ý để khám phá ra những con số, những ý nghĩa, trẻ sẽ lưu 
trong đầu rất lâu. Sau giai đoạn học các khái niệm, mường tượng chung chung, 
khi các bé lớn hơn một chút, bé sẽ cần chú ý hơn đến tính chính xác.
 Là giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo 
dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng 
cho bộ môn toán. Tôi thấy việc đổi mới giáo dục làm quen với toán cũng đã có 
định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc 
thù của hoạt động toán sơ đẳng.Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp 
trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến 
thức phong phú về toán.
 Xuất phát từ tình hình thực tế nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp trẻ có kĩ năng tốt về toán, tích cực tham gia hoạt động toán hơn.
- Giúp giáo viên giảm tải việc chuẩn bị đồ dùng, đồ dùng sáng tạo phong phú 
hơn.
- Giúp hoạt động toán trở nên cuốn hút, gần gũi dễ nhớ với trẻ.
- Nhiều cơ hội thời gian cho trẻ ghi nhớ thực hành 5
1.2. Khó khăn:
 Hình thức tổ chức chưa sáng tạo, cuốn hút trẻ. Nhiều trẻ chưa hứng thú 
với hoạt động làm quen với toán.
 Trẻ chưa mạnh dạn tự tin, tham gia hoạt động học toán
 Hoạt động toán khô khan, gò bó chưa cuốn hút trẻ.
 Trẻ ở khu vực nông thô, đa số phụ huynh là sản xuất nông nghiệp hoặc đi 
làm ăn xa, trẻ ở với ông bà nên chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến hoạt động 
học của con mình.
 Ngay từ đầu năm học, khi lớp đi vào ổn định, tôi đã tiến hành điều tra, 
khảo sát 100% trẻ trong lớp với các tiêu chí sau.
* Kết quả kháo sát đầu năm: 
 Tổng số 25 trẻ được khảo sát với các thông số: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham 
gia hoạt động; Trẻ thích thú hoạt động với đồ dùng; Trẻ có kĩ năng ghi nhớ, suy 
đoán, tập trung tốt. Được đánh giá bởi Bảng 1 sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
 Kết quả
 Chưa 
 Số Đạt
 đạt
 Nội dung trẻ
 Trung 
 Tốt Khá Yếu
 bình
 SL % SL % SL % SL %
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, 
 25 5 20,0 9 36,0 8 32,0 3 12,0
 tham gia hoạt động
 Trẻ thích thú hoạt động 
 25 4 16,0 8 32,0 10 48,0 3 12,0
 với đồ dùng.
 Trẻ có kĩ năng ghi nhớ, 
 25 6 24,0 8 32,0 7 28,0 4 16,0
 suy đoán, tập trung tốt
2. Các biện pháp giải quyết
2.1. Biện pháp 1: Tích cực tham gia bồi dưỡng hoạt động làm quen với toán
 Việc bồi dưỡng, thường xuyên, liên tục cho đội ngũ giáo viên thông qua 
các lớp tập huấn đã trở thành hoạt động không thể thiếu của ngành giáo dục. 
Không thể phủ nhận rằng, qua các buổi tập huấn tuy thời gian nhiều cũng chỉ vài 7
gian, trò chơi học tập, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải 
mái nên cô và trẻ không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng 
thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
 Trò chơi “Thi ai nhanh”: Giáo viên chuẩn bị bảng số từ 1 đến 10, sau đó 
nâng dần số tiếp theo cho mỗi lần chơi. Trẻ lấy số theo đúng theo yêu cầu. Khi 
giáo viên yêu cầu, trẻ chọn đúng số giơ lên và nói tên số, gắn vào bảng theo thứ 
tự trong dãy số tự nhiên.
Ví dụ: “ Đếm các loại hạt”. Luyện đếm số lượng các đồ vật trong nhóm; rèn kỹ 
năng tách – gộp. Các rổ đựng các loại hạt đậu khác nhau: Đậu đen, đậu xanh, 
đậu đỏ và đậu tương; các đĩa giấy. Cho mỗi trẻ lấy số hạt đậu theo yêu cầu 
của giáo viên và cầm trong tay. Cho trẻ nói về công dụng của các hạt đậu sau đó 
trẻ đếm số hạt đậu của mình, so sánh số lượng hạt của mỗi trẻ. Tiếp theo chơi 
theo nhóm 2 trẻ, đề nghị trẻ trao đổi 8 hạt đậu với bạn để cuối cùng mỗi trẻ vẫn 
có đủ 4 hạt đậu. Trẻ đếm mỗi loại hạt và nêu kết quả sau đó cho trẻ gộp lại và 
nêu kết quả Luyện đếm số lượng các đồ vật trong nhóm; rèn kỹ năng tách - gộp. 
cấp cho mỗi nhóm 1 cái đĩa giấy để trẻ có thể phân loại thành các loại khác nhau 
và đếm số lượng cho từng loại. Kết hợp cho trẻ ghép tranh từ nhiều hạt đậu. Mời 
trẻ kể về bức tranh của mình và đếm số hạt đậu sử dụng tạo nên bức tranh. (Hình 
ảnh 2)
 Trò chơi: “Ai nhanh nhất”giúp trẻ biết ý nghĩa của con số (có thể lên tới 
số 10). Giáo viên làm mẫu cách chơi trò chơi “Tôi là thám tử”. Một ai đó sẽ nói 
“Tôi đang tìm kiếm một bộ phận cơ thể mà chúng ta dùng để đi. Tôi nhìn thấy gì 
nhỉ? (chân). Chúng ta có bao nhiêu chân nhỉ? Sau đó trẻ sẽ đếm để trả lời. Khi 
trẻ quen thuộc với trò chơi này, trẻ có thể tự luân phiên hỏi và trả lời. Trẻ cũng 
có thể được yêu cầu tìm các đồ vật với hình dạng, họa tiết khác nhau/sắp xếp ở 
các vị trí khác nhau. Nhưng lưu ý khi tổ chức trò chơi: Nội dung, hành động và 
luật chơi phải nâng dần từ đơn giản đến phức tạp.
 Trong quá trình chơi, giáo viên phải tùy vào khả năng tiếp thu của trẻ để 
nâng dần mức độ, yêu cầu của trò chơi bằng cách phức tạp dần của trò chơi, điều 
kiện chơi, hiệu lệnh, luật chơi để trẻ được thực sự luyện tập, củng cố kiến thức 
của mình.
 Tôi đã nhận thấy trẻ rất thích thú với không gian mới lạ, gần gũi tự nhiên 
nên tôi đã mạnh dạn thay đổi tổ chức cho trẻ hoạt động học dưới sân trường với 
không gian trong lành, cảm nhận sự chuyển động của cây cối hoa lá trẻ sẽ học 
“bằng chơi chơi bằng học”,tôi cho trẻ sư dụng các thanh gỗ đã qua sử dung để 
xếp ngôi nhà theo yêu cầu của cô vừa xếp trẻ vừa học đếm số lượng và nhận biết 9
2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giúp trẻ làm 
quen với toán
 Phát triển tư duy cho trẻ mầm non là một việc quan trọng, tuy nhiên, bạn 
không thể buộc trẻ học bằng những bài học khô khan hay áp đặt mà hãy biến nó 
thành một hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí là một trong những trò chơi vui. Từ đó 
trẻ sẽ dần dần tiếp nhận và phát triển mà không cảm thấy gò bó hay khó 
chịu.Một ngày trên lớp trẻ có các hoạt động theo chế độ sinh hoạt rất khoa học 
nên tôi tận dụng tất cả các hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục lặp lại đó 
vào dạy toán cho trẻ lớp tôi giúp trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên thường xuyên, 
liên tục.
Ví dụ: “Khi xếp hàng rửa mặt rửa tay” tôi cho trẻ thành hai hàng một hàng bạn 
nam một hàng bạn nữ và cho trẻ đếm số lượng từng hàng? Hoặc đếm bao nhiêu 
bạn mặc áo váy? Bao nhiêu bạn mặc áo phông hay hay hoa?. Lúc thì xếp hàng 
xen kẽ một bạn trai thì đến một bạn nữ xen kẽ nhau trẻ vô cùng thích.
Ví dụ: “Khi rửa mặt” tôi cho trẻ đọc số trên khăn của mình để sử dụng qua đó 
giúp trẻ củng cố nhận biết mặt số. (Hình ảnh 4) 
Ví dụ: “Khi đi đến lớp” tôi định hướng trẻ xếp theo đôi tương ứng lên giá gọn 
gàng trẻ rèn kĩ năng ghép đôi và ý thức gọn gàng ngăn nắp.
2.5. Biện pháp 5: Giúp trẻ làm quen với toán thông qua hoạt động văn học, 
tạo hình
 Nhận thức phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo dưới ảnh hưởng của các hoạt 
động khác nhau: tạo hình, làm quen văn học. Quá trình phát triển các hoạt động 
nhận thức nói chung và hoạt động nhận thức LQVT cũng diễn ra khi trẻ được 
nghe kể chuyện hay đọc thơ. Các câu chuyện dành cho trẻ có những giá trị văn 
học nhất định nên thu hút được sự chú ý, cảm xúc nghệ thuật của trẻ giáo nên tôi 
đã tận dụng truyện thơ như một phương tiện để giáo dục nhân cách nói chung và 
nhận thức các biểu tượng toán tôi chọn những câu chuyện, bài thơ theo nội dung 
giáo dục có biểu tượng về toán.
Ví dụ: Truyện “ Gấu con chia quà”:
 Câu hỏi đàm thoại: Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Gấu chia quà với số 
lượng là mấy? Vì sao lại thiếu quà? Muốn đủ số quà bạn gấu phải làm gì?
 Thông qua hoạt động tạo hình nhiều kiến thức toán học được trẻ vận dụng 
vào hoạt động nhận thức như: hình dạng, màu sắc, to nhỏ, bố cục, xác định vị 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc