Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi

Hoạt động làm quen với toán vẫn luôn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Trẻ làm que với biểu tượng toán từ nhỏ rất thuận lợi. Bởi lẽ trẻ càng nhỏ khả năng luu trữ thông itn càng dễ dàng hơn, đây là lợi thế vượt trọi của trẻ. Chúng ta đều nhất trí cần thiết phải cho trẻ học toán ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều hào hứng khi học toán, đây cũng là vấn đề mà tôi quan tâm. Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo. Chính vì lẽ đó cho trẻ làm quen với toán tốt nhất là thông qua các hoạt động vui chơi, khám phá trải nghiệm...trước tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán ở bậc học mầm non, giáo viên đã quan tâm và chú trọng đến việc hình thành những biểu tượng toán học cho trẻ nhất là trẻ 5- tuổi, chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều giáo viên còn hạn chế khi sử dụng những biện pháp khơi gợi, kích thích trẻ chú ý quan sát, khám phá các vấn đề liên quan đến toán. Vì vậy cần tạo cơ hội cho trẻ học toán qua các hoạt động gần gũi, bình thường hàng ngày trong cuộc sống. Làm quen với toán ngay từ nhỏ là một việc làm rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh. Xuất phát từ nhận thức đó là một giáo viên mầm non trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ để đưa ra các biện pháp nhanh chóng giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin trong các tiết học toán, giúp các con có được các biểu tượng về toán, nhận biết các biểu tượng về con số, đong đo, sắp xếp theo quy tắc, kích thước,..... một cách chính xác nhất, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo. Giúp bản thân có kiến thức, kỹ năng trong việc dạy trẻ học tốt môn toán, từ đó tạo ra được niền tin yêu từ các em cũng như các bậc phụ huynh.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi dịch bệnh covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non, nhà nước ta đã thực hiện biện pháp trẻ không tới trường và ở nhà, tránh lây nhiễm, nhưng vấn đề đặt ra cho chúng ta những nhà giáo dục là cần phải làm gì và làm như thế nào để đảm bảo khi ở nhà, ở tại gia đình trẻ cũng được tham gia các hoạt động một cách tích cực nhất. Chính vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Để việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trao đổi thông tin với cha mẹ trẻ cần phải có những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động phụ huynh chủ động phối hợp với giáo viên và nhà trường để cùng nhau thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ thực tế và nhu cầu đó, đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phối hợp với phụ huynh để cung cấp đến trẻ các kiến thức, kỹ năng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển theo đúng hướng mà không bị gián đoạn bởi dịch bệnh xảy ra. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5- 6 tuổi"
doc 31 trang skmamnonhay 13/03/2025 1701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi
 MỤC LỤC
 TT NỘI DUNG TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lý do chọn đề tài 1-2
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi ngiên cứu 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 - 17
I. Nội dung lý luận 3
II. Thực trạng vấn đề 4 - 6
1. Thuận lợi 5
2. Khó khăn 5
III Các biện pháp tiến hành 6 - 17
 Biện pháp 1: Lựa chọn những nội dung dạy cốt lõi, 
1. cần thiết để dạy cho trẻ làm quen với toán trong thời 6 - 8
 gian nghỉ dịch tại nhà.
 Biện pháp 2: Nâng cao trình độ công nghệ thông tin 
2. để xây dựng những bài giảng điện tử và video hấp 8 - 9
 dẫn trẻ.
 Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên 
3. 10 - 16
 tiến trong việc cho trẻ làm quen với toán .
 Biện pháp 4 : Làm tốt công tác tuyên truyền và phối 
4. 16 - 17
 kết hợp với phụ huynh học sinh.
IV. Kết quả đạt được 17 - 19
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 - 21
I. Kết luận 20
II. Kiến nghị 20 - 21
D. ẢNH MINH HỌA
 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh. Xuất phát từ nhận thức 
đó là một giáo viên mầm non trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, tôi 
không khỏi băn khoăn, suy nghĩ để đưa ra các biện pháp nhanh chóng giúp trẻ 
hứng thú, mạnh dạn, tự tin trong các tiết học toán, giúp các con có được các biểu 
tượng về toán, nhận biết các biểu tượng về con số, đong đo, sắp xếp theo quy 
tắc, kích thước,..... một cách chính xác nhất, đồng thời phát triển tư duy sáng 
tạo. Giúp bản thân có kiến thức, kỹ năng trong việc dạy trẻ học tốt môn toán, từ 
đó tạo ra được niền tin yêu từ các em cũng như các bậc phụ huynh.
 Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi dịch bệnh covid-19 đang diễn biến 
hết sức phức tạp, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non, nhà nước ta đã thực 
hiện biện pháp trẻ không tới trường và ở nhà, tránh lây nhiễm, nhưng vấn đề đặt 
ra cho chúng ta những nhà giáo dục là cần phải làm gì và làm như thế nào để 
đảm bảo khi ở nhà, ở tại gia đình trẻ cũng được tham gia các hoạt động một cách 
tích cực nhất. Chính vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai 
trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ. Để việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả cao 
đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trao đổi thông tin với cha mẹ trẻ cần 
phải có những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể làm tốt công tác tuyên 
truyền, hướng dẫn, vận động phụ huynh chủ động phối hợp với giáo viên và nhà 
trường để cùng nhau thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Từ thực tế và nhu cầu đó, đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần phối hợp với 
phụ huynh để cung cấp đến trẻ các kiến thức, kỹ năng trong nuôi dưỡng, chăm 
sóc, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển theo đúng hướng mà không bị gián đoạn bởi 
dịch bệnh xảy ra. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5- 6 tuổi"
 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CÚU:
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2021 đến tháng 3/ 2022.
 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng hoạt động 
làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi.
 Phạm vi nghiên cứu: 33 trẻ lớp mẫu giáo lớn 1 Trường MN Bình Minh.
 2/21 Hơn nữa dưới tác động của dạy học, trẻ lớn không chỉ biết đếm xuôi mà 
còn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các số từ 1-10. Trẻ hiểu rằng 
mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết, và muốn 
biết được số lượng các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, 
mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng. Việc cho trẻ làm 
quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trìu tượng cho trẻ, phát triển 
khả năng xuất số lượng khỏi những vật cụ thể, dạy trẻ thao tác với các ký hiệu 
con số.
 Trẻ mẫu giáo lớn cần tiếp tục học phép đếm xác định số lượng trong phạm 
vi 10, trẻ được làm quen với cách lập các số tiếp theo 5 số đầu của dãy số tự 
nhiên (6,7,8,9,10) trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể có độ lớn bằng nhau 
hoặc hơn kém nhau một đơn vị. Trẻ học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất 
định bằng cách thêm, bớt. Trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước 
bằng cách thêm 1 đơn vị vào số đứng trước, qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ 
giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên. Dạy trẻ nhận biết các con số từ 1-10.
Để củng cố và phát triển kỹ năng đếm cho trẻ 5-6 tuổi, cần tổ chức cho trẻ luyện 
tập đếm các nhóm vật được xếp theo các cách khác nhau trong không gian. Qua 
luyện tập đếm, kỹ năng đếm của trẻ không chỉ được củng cố và phát triển mà nó 
còn giúp trẻ hiểu rằng, số lượng của nhóm vật không phụ thuộc vào tính chất 
của các vật, vào cách sắp đặt của chúng, cũng như vào hướng đếm (đếm từ trái 
qua phải, từ trên xuống dưới. ). Cần dạy trẻ đếm tách các nhóm vật có số 
lượng trong phạm vi 10 theo số lượng mẫu và theo con số cho trước, luyện tập 
đếm bằng các giác quan khác nhau, nhận biết độ lớn các tập hợp trong phạm vi 
10. Các bài luyện tập này đồng thời cũng góp phần phát triển độ nhạy cảm của 
các giác quan.
 Ngoài ra, đong, đo, sắp xếp theo quy tắc, định hướng không gian, thời gian 
 còn cung cấp cho trẻ một số kĩ năng và nền tảng ban đầu cho mọi lĩnh vực 
giáo dục như: Biết đo để tìm ra dây dài hơn, biết các buổi trong ngày, sắp xếp 
theo quy tắc hợp lý để lựa chọn màu trong trang trí, trình tự thời gian ( hôm qua, 
hôm nay, ngày mai) Qua quá trình dạy trẻ hoạt động, tôi nhận thấy khả năng 
hứng thú của trẻ học toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với 
toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình.
 Nhận thức được tầm quan trọng nói trên năm học 2021– 2022 tôi đã chọn 
một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5 - 6 
tuổi.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 1. Đặc điểm tình hình.
 Như chúng ta đã biết để phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi làm 
quen với toán tại nhà trong thời gian nghỉ dịch do ảnh hưởng của dịch Covid - 
19 cho trẻ mầm non là một việc làm rất khó đòi hỏi người giáo viên phải có sự 
kiên trì, bền bỉ.... Và kết hợp giữa gia đình, nhà trường và giáo viên một cách 
chặt chẽ đồng thời phải có các kiến thức về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 
một cách chính xác nhất.
 4/21 toán, nhận biết các biểu tượng về con số, đong đo, kích thước, hình dạng, .... và 
chỉ cần cho trẻ làm những việc mà trẻ thích là được.
 3. Khảo sát thực tế:
 Từ những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực trạng trên, dẫn đến kết 
quả của quá trình giáo dục làm quen với toán cho trẻ chưa cao. Qua khảo sát 
tương tác của trẻ với cô qua các bài học offine tôi thấy số trẻ nắm được kiến 
thức và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng, so 
sánh thêm bớt và chia nhóm đối tượng, đong, đo, sắp xếp theo quy tắc của trẻ 
chưa đạt kết quả cao, trẻ hoạt động chưa thoải mái, tự tin. Tôi đã tìm ra một số 
biện pháp dạy trẻ hình thành biểu tượng số lượng nhằm nâng cao chất lượng khi 
dạy trẻ làm quen với môn toán chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
 Trước thực nghiệm
 Khảo sát trẻ thực hành về số 
 Tổng 
 lượng, con số, phép đếm, đong, đo, Tốt Khá TB
 sắp xếp quy tắc số trẻ
 10 trẻ 12 trẻ 11 trẻ
 33
 Đếm đúng số lượng 30 % 36 % 34 %
 8 trẻ 10 trẻ 15 trẻ
 33
 So sánh thêm, bớt 24 % 30 % 46 %
 8 trẻ 11 trẻ 14 trẻ
 Chia nhóm đối tượng 33
 24% 33% 43%
 7 trẻ 10 trẻ 16trẻ
 33
 Đong, đo, sắp xếp theo quy tắc 22% 30 % 58 %
 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
 Qua khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia 
hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt, kĩ năng 
đong, đo các đối tượng, sắp xếp theo quy tắc của trẻ chưa đạt kết quả cao, trẻ 
hoạt động chưa thoải mái, tự tin.
 Làm quen với toán là một môn học khó lại cứng nhắn, khô khan nhưng 
nó lại là môn học chiếm vị trí quan trọng. Để trẻ cảm thấy thích thú tích cực 
trong giờ học thì tôi đã đưa ra các biện pháp:
 1. Biện pháp 1: Lựa chọn những nội dung dạy cốt lõi, cần thiết để dạy 
cho trẻ làm quen với toán trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. 
 Mục tiêu của việc lựa chọn nội dung cần thiết cốt lõi để dạy trẻ nhằm giúp 
trẻ làm quen với toán tại nhà trong thời gian nghỉ dịch, giúp hình thành ở trẻ 5-6 
tuổi các biểu tượng sơ đẳng về toán, chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào lớp 1 
một cách chủ động mà không bị gián đoạn khi nghỉ dịch. Để giúp trẻ làm quen 
với toán tại nhà một cách phù hợp và hiệu quả, đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên 
phải nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức và phương pháp truyền tải đến trẻ 
như thế nào để từ đó phát huy được hết khả năng của trẻ. Tôi đã lập ra kế hoạch 
hoạt động cho trẻ làm quen với toán cho cả năm.
 6/21 Tuần 4 - Sắp xếp theo quy tắc ABBC-ABBC-ABBC
 Tuần 5 - Dạy trẻ xem đồng hồ.
 - Dạy trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc AABBCC-
 Tuần 1
 AABBCC-AABBCC
 Tuần 2 - Dạy trẻ xem lịch.
 4
 Tuần 3 - Dạy trẻ hình thành biểu tượng về tuần lễ
 Tuần 4 - Dạy trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc AABCC-
 AABCC-AABCC.
 Tuần 1 - Dạy trẻ hình thành các biểu tượng về các mùa trong năm
 Tuần 2 - Dạy trẻ đo độ dài các đối tượng bằng 1 đơn vị đo.
 5 Tuần 3 - Dạy trẻ đo độ dài 1đối tượng bằng nhiều đơn vị đo.
 Tuần 4 - Dạy trẻ đo đối tượng có dung tích khác nhau bằng 1 đơn 
 vị đo.
 2. Biện pháp 2: Nâng cao trình độ công nghệ thông tin để xây dựng 
những bài giảng điện tử và video hấp dẫn trẻ..
 Tâm sinh lý trẻ lứa tuổi này lứa tuổi này thường bị thu hút bởi những gì 
màu sắc, kích thước... mức độ nhận thức của trẻ ngày càng đa dạng và phong 
phú. Các chức năng chủ yếu của cơ thể trẻ dần hoàn thiện và hoàn thiện cấu trúc 
tâm lí ở trẻ và xuất hiện kiểu tư duy trực quan.
 Nhằm giúp hình thành ở trẻ 5-6 tuổi các biểu tượng sơ đẳng về toán, 
chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào lớp 1 một cách chủ động mà không bị gián 
đoạn khi nghỉ dịch. Để giúp trẻ làm quen với toán tại nhà một cách phù hợp và 
hiệu quả, đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung kiến 
thức và phương pháp truyền tải đến trẻ như thế nào để từ đó phát huy được hết 
khả năng của trẻ.
 Nhận thức được điều đó tôi đã tiến hành tìm hiểu cách xây dựng các 
video, hình ảnh, các bài giảng có nội dung dạy toán cho trẻ..... như thế nào để 
phù hợp với trẻ mầm non, tôi có thể sử dụng các hình ảnh trên mạng Internet, 
các hình ảnh do bản thân tự quay và thực hiện, các đoạn video ...Tôi thường sử 
dụng một số phần mềm như: camtasia, cắt ghép video, chỉnh sửa video, chỉnh 
sửa âm thanh, nhạc nền, phần mềm trang tính, Quiz, violet chương trình paint để 
cắt dán hình ảnh theo ý tưởng của mình, phối màu, tạo được tính thẩm mỹ 
caocho các slide. Khai thác các tư liệu, hình ảnh trên mạng: Mạng internet là 
một thư viện khổng lồ về mọi thông tin, tư liệu, hình ảnh.
 Ví dụ: Tiết toán số 8: Đếm đến 8, nhận biết chữ số 8. Chủ đề thực vật.
 Bước 1: Tôi sưu tầm tranh ảnh về ngày tết, lễ hội mùa xuân, hoa, quả 
trên trang http//www.goolge.com.
 Bước 2: Sau khi tải về máy tôi bắt đầu thiết kế các slide để bắt đầu dạy trẻ 
đếm, 8 bông hoa, 8 quả cam phần chơi củng cố. Ở phần nhận biết số 8 tôi cho 
trẻ quan sát số 8, sau đó trẻ tưởng tượng số 8 giống cái gì?( cho chạy hiệu ứng 
tưởng tượng của chữ số 8: giống con lật đật, người tuyết) theo hiệu ứng xuất 
 8/21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc