Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Thực tế tôi đã trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ qua nhiều năm, hàng ngày tôi được giáo dục và tiếp xúc với trẻ, tôi nhận thấy có những cháu không tập trung, không hứng thú vào vận động, những cháu còn nhút nhát, có những cháu hay ốm yếu, thậm chí có những cháu còn rất chậm so với các bạn như vận động “bật liên tục qua 5 vòng” cháu không tự tin bật nhảy do thể lực của cháu bé hơn các bạn, ngược lại có những cháu bị thừa cân béo phì thì khi vận động bài tập tôi thấy các cháu có vẻ nặng nề khi tập luyện ví dụ như vận động bật xa các cháu đó sẽ khó bật nhảy hơn và bật nhảy sẽ không bật được xa như các bạn cùng lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi.
doc 21 trang skmamnonhay 11/09/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
 đoạn này , nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thể 
chất cho trẻ 5-6 tuổi.
 Thực tế tôi đã trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ qua nhiều năm, hàng ngày 
tôi được giáo dục và tiếp xúc với trẻ, tôi nhận thấy có những cháu không tập 
trung, không hứng thú vào vận động, những cháu còn nhút nhát, có những 
cháu hay ốm yếu, thậm chí có những cháu còn rất chậm so với các bạn như 
vận động “bật liên tục qua 5 vòng” cháu không tự tin bật nhảy do thể lực của 
cháu bé hơn các bạn, ngược lại có những cháu bị thừa cân béo phì thì khi vận 
động bài tập tôi thấy các cháu có vẻ nặng nề khi tập luyện ví dụ như vận động 
bật xa các cháu đó sẽ khó bật nhảy hơn và bật nhảy sẽ không bật được xa như 
các bạn cùng lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi. 
 Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 30 trẻ tại lớp 5-6 tuổi A7 hoạt 
động giáo dục thể chất – Trường mầm non Đào viên.( Tháng 9/2020 số trẻ ) 
30 trẻ. 
 STT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ
 1 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ 11/30 35%
 khi tham gia vận động
 2 Trẻ tích cực tự giác trong hoạt động 7/30 25%
 3 Trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, có thể 21/30 70%
 lực tốt 
 4 Trẻ có kĩ năng kĩ, kĩ xảo vân động 12/30 40%
 tốt
 a.Ưu điểm.
 - Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi 
không nhiều.
 2 Với các chủ đề khác nhau, cô giáo đã lên kế hoạch hoạt động, sau đó tôi 
lựa chọn các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với chủ đề của từng tháng, phù 
hợp với lứa tuổi của trẻ và tuỳ thuộc vào thời điểm để thực hiện, sau đó tôi 
soạn giáo án cho từng hoạt động, để các giờ hoạt động đạt kết quả cao hơn tôi 
đã chuẩn bị đồ dùng, rèn thói quen và kỹ năng cho trẻ tự thay trang phục để 
phục vụ cho các hoạt động được tốt hơn.
 Để đánh giá trẻ theo 107 mục tiêu đánh giá trẻ 5 tuổi thì tôi lựa chọn 
một số mục tiêu phù hợp để đưa vào trong kế hoạch giáo dục trẻ, trong các giờ 
hoạt động có chủ đích tôi đã lựa chọn một số trò chơi dân gian vào trong các 
hoạt động nhằm bổ trợ cho các vận động tinh của trẻ, nhằm rèn luyện kỹ năng 
cho trẻ. 
 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức 
cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động.
 Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi.Vậy muốn tổ 
chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau:
 *Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.
 Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và 
phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật 
chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, 
đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
 Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào 
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có 
hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị 
đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi.
 Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng 
và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú 
khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển 
tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính 
vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm 
 4 chủ đích, tôi phải lựa chọn thời điểm để đưa trò chơi vào một cách nhẹ nhàng 
sao cho hợp lý để gây hứng thú cho trẻ. Tôi thường đưa trò chơi dân gian vào 
trong phần trò chơi vận động, đa số các trò chơi vận động đều mang tính chủ 
đề, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tư duy tưởng tưởng của trẻ. Khi tham 
gia vào các trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, vì trò chơi vận động đòi hỏi phối 
hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Trò chơi vận động được 
sử dụng một cách tối đa, đó là một phương pháp hoàn thiện kỹ năng vận động 
của trẻ, nó còn rèn luyện cả về thể lực cho trẻ.
 * Với hoạt động ngoài trời.
 Trò chơi dân gian là loại trò chơi được phổ biến rất rộng rãi, đối với các 
loại lứa tuổi khác nhau, mức độ khó của các trò chơi khác nhau, địa điểm chơi 
cũng rất rộng rãi, trẻ có thể chơi trong lớp, chơi ngoài trời, ngoài ra về nhà trẻ 
cũng có thể chơi được. Với các giờ hoạt động ngoài trời trẻ có thể chơi ở sân 
chơi thoáng mát, rộng rãi phù hợp với rất nhiều các trò chơi dân gian khác 
nhau.
 *Trong các giờ hoạt động góc.
 Tôi có thể cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng hơn như trò chơi; Nu na 
nu nống, Chi chi chành chành, Vuốt hột nổ. Trẻ vừa được ngồi chơi mà các kỹ 
năng vận động của cơ bàn tay được vận động một cách khéo léo hơn.
 * Vận động sau ngủ dậy.
 Lúc này trẻ vừa mới ngủ dậy xong còn đang có cảm giác ngái ngủ chưa 
thực sự tỉnh táo. Vì vậy việc vận động nhẹ nhàng bằng các trò chơi dân gian là 
rất cần thiết đối với trẻ, sẽ giúp trẻ lấy lại tinh thần thoải mái để cho trẻ bước 
vào một hoạt động khác tự tin hơn. Tôi chải tóc cho trẻ bên cạnh đó tôi cho trẻ 
vận động nhẹ nhàng qua các trò chơi như : Nu na nu nống, chi chi chành 
chành, kéo cưa lừa xẻ.
 * Hoạt động chiều.
 Trong hoạt động chiều trẻ có rất nhiều thời gian để chơi với các đồ chơi, 
các vận động, để thay đổi tư thế, tôi cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, vừa 
giúp cho trẻ thay đổi không khí, vừa giúp tôi củng cố các vận động cơ bản của 
 6 * Tháng 10: Bé với gia đình của bé
 Tuần 1: VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
 TC: Truyền bóng
 Tuần 2: VĐCB: Bò thấp chui qua cổng
 TC: Mèo đuổi chuột
 Tuần 3: VĐCB: Bật xa 40 và 50 cm
 Ném xa bằng một tay
 Tuần 4: VĐCB: Trèo lên xuống 7 gióng thang
 TC: Tung bóng
 Biện pháp thứ 2: : Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ 
chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động.
 - Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ 
cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt 
dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. 
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần 
tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò 
chơi.
 Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ 
dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung 
chơi:
 + Mô hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao 
thông ứng dụng vào trò chơi “ Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông.
 + Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trò 
chơi “ Tìm về đúng chuồng”; “ Bắt bướm”. Và các đồ dùng đó được làm từ 
các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng 
cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, 
lốp xe máy, lốp ô tô, đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với 
từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề.
 + Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia 
chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; 
 8 chim đang bay lượn, lúc này cô kết hợp cho trẻ bắt chước làm chim bay, cò 
bay liệng giống như những con chim đang bay, hay trò chơi, xích đu, cầu trượt 
ngoài trời trẻ rất thích thú được leo lên, trượt xuốngnhững hình ảnh đó sẽ 
hình thành thị giác cho trẻ về vận động hoặc cô có thể cho trẻ kết hợp với âm 
nhạc như: hát, múa, hoặc nhảy các bài thể dục nhịp điệu về các chủ đề, hoặc 
những bài mà trẻ thích qua hát kết hợp với vận động, động tác ở mọi lúc mọi 
nơi, khi dạo chơi tham quan cô có thể lồng ghép cho trẻ hát, múa nhiều lần, 
thường xuyên điều chỉnh nhịp điệu giúp trẻ biết tiết kiệm năng lượng khi vận 
động như vậy kỹ năng vận động thể lực của trẻ ngày càng nâng cao và ngôn 
ngữ khi phát âm được phong phú hơn, trẻ sẽ nhanh thuộc hơn, trẻ nhút nhát 
cũng năng động tự tin mạnh dạn hơn.
 * Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác
 VD: Trong hoạt động làm quen văn học, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ghép 
tranh” Trẻ phải đi theo đường hẹp, rồi bật qua con suối để mang những miếng 
ghép lên bảng, ghép sao cho hợp lý theo yêu cầu của cô.
 Trong hoạt động khám phá khoa học, tôi cho trẻ chơi trò chơi như sau: 
Các con sẽ đi theo đường zíc zắc, mang những đồ dùng để đúng nơi quy định.
 Trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ đứng thành hai hàng dọc 
dưới vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đứng đầu hàng bật liên tục 
qua 5 vòng lên gắn sao cho đủ số lượng, quay về đập tay vào bạn tiếp theo rồi 
đứng về cuối hàng. 
 Trong hoạt động âm nhạc, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất” Trẻ 
sẽ được chơi với những chiếc vòng thể dục, trẻ sẽ vừa đi quanh vòng vừa hát 
khi có hiệu lệnh sắc xô của cô, trẻ sẽ nhanh chân nhảy vào vòng. Những bạn 
nào hảy được vào vòng sẽ là người thắng cuộc, còn những bạn chưa nhảy được 
vào vòng sẽ được cả lớp cổ vũ để nhảy lò cò.
 Hay trong hoạt động tạo hình như vẽ, cắt, xé dán...để giảm bớt căng 
thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi cho trẻ vận động "phút thể dục" theo bài: (Đây là 
anh cả. Béo trục béo tròn. Anh hai chỉ đường. Anh ba cao nhất. Anh tư hơi 
 10 thì hai bạn đổi vai cho nhau. ở trò chơi này trẻ được rèn luyện khả năng chạy 
bền, tính nhanh nhẹn, còn trẻ khác phát triển ngôn ngữ.
 Biện pháp thứ 5: Biện pháp giáo dục thể chất qua các hội thi:
 Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Bò rích rắc qua 5 điểm. Trò 
chơi vận động: Kéo co 
 Tôi đã tổ chức thành hội thi .
 + Khởi động: Màn chào hỏi của các đội tham gia hội thi.
 + Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể 
dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ đề này)
 + Vận động cơ bản: Phần thi tài năng (trẻ bò rích rắc qua 5 điểm)
 + Trò chơi: Phần thi đồng đội (trẻ kéo co)
 + Hồi tĩnh: (đi nhẹ nhàng theo vòng tròn)
 Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể 
hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Khi dạy trẻ chủ đề “Tết và mùa 
xuân” tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: Vui hội ngày xuân
 Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận 
động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh 
thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, 
phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện.
 b.Kết quả đạt được
 Đối với trẻ: 
 Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất 
với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả 
các hoat động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn , không e dè sợ sệt nữa. đa số 
trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vân động. Những trẻ lười vận 
động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động 
lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố 
mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một 
nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau. Từ đó 
phụ huynh lớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc