Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là ngôn ngữ chung của nhân loại, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường.
Đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục âm nhạc lại càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua âm nhạc sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kiến thức một cách tích cực hơn, tạo cảm giác hưng phấn và vui tươi. Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, hứng khởi trong khi tham gia các hoạt động
Là một giáo viên, tôi nhận thấy việc tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ là cần thiết. Chính vì điều đó, tôi luôn cố gắng, trăn trở để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ của lớp mình.
doc 14 trang skmamnonhay 16/12/2024 162
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là ngôn ngữ chung của nhân loại, là món ăn tinh 
thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Trong chương trình giáo 
dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là 
hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ 
thuật. Nó là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở 
trường.
 Đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục âm nhạc lại càng có vai trò đặc biệt quan trọng. 
Thông qua âm nhạc sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kiến thức một cách tích cực hơn, tạo cảm 
giác hưng phấn và vui tươi. Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, hứng 
khởi trong khi tham gia các hoạt động
 Là một giáo viên, tôi nhận thấy việc tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng 
giáo dục âm nhạc cho trẻ là cần thiết. Chính vì điều đó, tôi luôn cố gắng, trăn trở 
để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ của 
lớp mình
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm 
non.
- Tạo cho trẻ sự thoái mãi, thư giãn mỗi khi tới trường, tới lớp.
- Giúp trẻ hứng thú nắm bắt được kiến thức một cách tự nhiên.
- Rèn luyện cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trước đám đông.
- Giúp trẻ có phản xạ nhanh nhẹn, cảm thụ âm nhạc tốt thông qua các trò chơi âm 
nhạc.
- Giúp các bậc phụ huynh và giáo viên có nhiều sự tương tác, hiểu trẻ và giúp trẻ 
phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả giáo dục âm nhạc cao. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Trẻ từ 5 – 6 tuổi
 2/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 Về phía trẻ: Số trẻ đi học chuyên cần cao. Các trẻ đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, 
ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi. Lớp được phân theo đúng độ tuổi quy định.
b. Khó khăn
 * Về phía trẻ
 Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hay hát sai lời. Trẻ hát chưa hòa 
quyện giọng hát của mình với giọng hát tập thể.
 Khả năng tiếp thu âm nhạc của trẻ trong lớp cũng chưa đồng đều, có trẻ rất 
thích nghe hát, nhưng có trẻ lại thờ ơ với các bài hát. Trẻ chưa hứng thú với các 
hoạt động âm nhạc do hình thức tổ chức còn sinh động, hấp dẫn.
 Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hay hát sai lời. Trẻ hát chưa hòa 
quyện giọng hát của mình với giọng hát tập thể. 
 Kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc của trẻ còn mơ hồ, chưa rõ ràng và không 
biết thể hiện cảm xúc ra bên ngoài bằng ngôn ngữ hình thể. Trẻ còn chưa có nhiều 
sáng tạo trong các hoạt động vận động theo nhạc (hoặc múa).
* Về phía phụ huynh
 Còn một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học của trẻ trong trường mầm non.
3. Các biện pháp thực hiện
3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú 
phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
 Môi trường hoạt động dạng mở hấp dẫn với những bộ đồ dùng, dụng cụ âm 
nhạc phong phú, sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏ nâng cao 
hơn nữa hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc. Nó không chỉ góp phần làm cho giờ 
học thêm phần sinh động, hấp dẫn mà còn giúp cô giáo thể hiện tốt, hay, trọn vẹn 
tác phẩm âm nhạc đó đến với trẻ. 
 Bản thân tôi cũng đã tìm tòi, trang trí trong lớp học của mình một môi trường 
hoạt động âm nhạc đẹp mắt và gần gũi, thân thiện đối với trẻ.Tùy vào mỗi chủ đề 
tôi lựa chọn những hình ảnh đẹp mắt, ngỗ nghĩnh để trang trí làm mới lạ cho góc.
 Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các loại nguyên vật liệu từ phế thải và từ 
thiên nhiên như: Các loại chai lọ, lon bia, nước ngọt,tre nứa, sọ dừa khô, vỏ hộp 
bánh các loại, giấy gói hoa, quà.. để làm các dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động. 
Bên cạnh đó tôi còn tận dụng những tờ giấy gói hoa, quà, bao đựng vỏ táo, lê... để 
tạo ra các loại váy áo, nơ tay mà trẻ rất thích. 
 4/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
giáo , bạn bè, trường lớp lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Tôi đã lựa 
chọn cho trẻ nghe hát các bài hát có chủ đề đi học có giai điệu vui tươi trong sáng .
 Hoạt động ngoài trời và giờ tập thể dục sáng: Khi tổ chức cho các con tập thể 
dục sáng ở ngoài trời hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời, tổ chức cho các con đi 
chơi công viên.Khi đó tôi chọn bài : Em đi chơi thuyền ( Trần Kiết Tường) , Khúc 
hát dạo chơi ( Trần Hữu Du) cho trẻ hát để tạo niềm hân hoan, phấn chấn.
 Hoạt động góc: Khi tổ chức cho các con hoạt động góc tôi cho trẻ nghe nhạc 
không lời có giai điệu đẹp, ngắn gọn và có âm thanh nhẹ nhàng giúp giữu trật tự 
cho số đông trẻ chơi. Cho trẻ chơi ở góc âm nhạc được phát huy hết khả năng âm 
nhạc của mình: Hát, vận động các bài hát đã được học để phát triển sự mạnh dạn, 
tự tin biểu diễn ở trẻ.
 Âm nhạc trong các ngày lễ hội: tôi tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ trong các 
ngày hội, ngày lễ: Khai giảng, Trung thu, ngày 20-10, 20-11 rèn sự mạnh dạn tự 
tin cho trẻ. Trẻ rất hào hứng và mạnh dạn tham gia. Ngoài giờ âm nhạc, tích hợp 
âm nhạc trong các gìờ hoạt động khác. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, 
truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên 
phong phú hơn.
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
 Để đạt hiệu quả cao trong việc phối kết hợp với phụ huynh, tôi tạo niềm tin, sự 
đồng tình, ủng hộ của phụ huynh bằng cách: bản thân tôi luôn tự giác lo lắng, chăm 
sóc nuôi dưỡng dạy dỗ các cháu thật tốt, có kết quả rõ rệt trên trẻ từ đó phụ huynh 
sẽ tin tưởng, chia sẻ, đồng tình ủng hộ đóng góp về tinh thần, vật chất cho cô và 
cháu. 
 Tôi trao đổi với các bậc phụ huynh về vai trò của bộ môn âm nhạc đối với các 
cháu 5 - 6 tuổi. Tôi trao đổi riêng với các bố mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ, 
hay trẻ nhút nhát trong giao tiếp, trẻ nói ngọng... để cùng họ có những biện pháp 
kết hợp nhuần nhuyễn có hiệu quả nhằm giúp trẻ tiến bộ hơn khi tham gia vào các 
hoạt động âm nhạc.
 Vào đầu năm học thông qua các cuộc họp phụ huynh tôi tuyên truyền động 
viên khuyến khích phụ huynh tìm mua những băng nhạc, đĩa hình phù hợp với độ 
tuổi của trẻ như: đĩa đồ rê mí, bé xuân mai. để cho trẻ nghe thêm ở nhà. Tôi còn 
phối hợp cùng với phụ huynh tìm ra những cháu có năng khiếu về âm nhạc để có 
kế hoạch bồi dưỡng nâng cao. Với những cháu còn yếu tôi dành thời gian trao đổi 
 6/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
- Phụ huynh tin tưởng vào cô giáo và sự chăm sóc giáo dục ở trường. 
- Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về công việc của một giáo viên mầm non: 
Nghề giáo viên mầm non không phải chỉ ra lớp để trông trẻ như quan niệm của 
nhiều người mà giáo viên mầm non cũng có chuyên môn cao như các bậc học 
khác. Từ đó, phụ huynh hiểu và chia sẻ với công việc của giáo viên mầm non hơn.
- Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Vì 
vậy, phụ huynh tin yêu và phối hợp tốt hơn với giáo viên trong quá trình chăm sóc, 
giáo dục trẻ tại lớp.
- Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên, từ đó kết hợp giữa nhà 
trường với gia đình trẻ ngày càng gắn bó
 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Bài học kinh nghiệm
a. Kinh nghiệm cụ thể:
 Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 
tuổi trong trường mầm non” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt 
động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo 
thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 
b. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mầm non là một vấn đề mới và khó, chúng ta 
được biết rằng âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ 
cuộc sống. Âm nhạc có một sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách 
tinh tế thế giới nội tâm của con người. Đối với trẻ em âm nhạc trước khi là một đối 
tượng thẩm mỹ, có còn là đối tượng của giáo dục. Vì vậy muốn tiến hành tốt việc 
giáo dục âm nhạc cho trẻ, cô giáo mẫu giáo cần phải:
- Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, 
hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bọ minh hoạ cho bài hát.
- Có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học.
- Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài 
hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
 8/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 HÌNH ẢNH MINH HỌA
 1. 1. Hình ảnh Góc Âm nhạc
 10/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 4. Trẻ chơi trò chơi Âm nhạc
 5. Thể dục buổi sáng
 12/13 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 8. Trao đổi với phụ huynh
 14/13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc