Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca
Âm nhạc có vai trò quan trọng thì âm nhạc dân gian cũng như các làn điệu dân ca còn quan trọng hơn của trẻ thường gắn liền với trò chơi, được thể hiện rõ qua các bài hát dân ca. Trò chơi và âm nhạc, âm nhạc và trò chơi, hai loại hình này đã hòa quyện lại với nhau tạo cho trẻ một sự hứng thú và cũng thông qua hoạt động này đã góp phần hình thành những kỹ năng khéo léo, phát triển tư duy và nhân cách. Việc đưa các làn điệu dân ca thuộc các vùng miền khác nhau vào các hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm Non không chỉ có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà cha ông để lại mà còn mang lại cho các em sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, của dân tộc mình.
Trên thực tế hiện nay trẻ tại trường mầm non Thái Hòa, tôi thấy việc trẻ yêu thích các làn điệu dân ca còn nhiều hạn chế. Trong chương trình, những bài hát dân ca dành cho trẻ rất ít, nếu có thì chỉ dàn dựng cho một vài trẻ biểu diện trong chương trình lễ hội, chưa áp dụng rộng cho mọi cháu. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát. Những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi lắm với trẻ, làm cho trẻ không hứng thú lắm với dân ca. Tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca… còn trẻ của ngày nay dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”.
Đó là điều đã làm tôi luôn trăn trở. Là một giáo viên mầm non và nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức mang dân ca đến gần với trẻ 5-6 tuổi ở trường ra sao? Và làm như thế nào để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ trong việc đưa dân ca đến gần với trẻ? Xuất phát từ những vấn đề trên,để đưa được dân ca đến gần với trẻ trong mầm non nói chung và trong trường mầm non Thái Hòa nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca”.
Trên thực tế hiện nay trẻ tại trường mầm non Thái Hòa, tôi thấy việc trẻ yêu thích các làn điệu dân ca còn nhiều hạn chế. Trong chương trình, những bài hát dân ca dành cho trẻ rất ít, nếu có thì chỉ dàn dựng cho một vài trẻ biểu diện trong chương trình lễ hội, chưa áp dụng rộng cho mọi cháu. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với dân ca qua hình thức nghe cô hát. Những bài hát dân ca mà cô hát lại không gần gũi lắm với trẻ, làm cho trẻ không hứng thú lắm với dân ca. Tuổi thơ của những thầy cô giáo chúng ta đã trải qua đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca… còn trẻ của ngày nay dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”.
Đó là điều đã làm tôi luôn trăn trở. Là một giáo viên mầm non và nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức mang dân ca đến gần với trẻ 5-6 tuổi ở trường ra sao? Và làm như thế nào để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ trong việc đưa dân ca đến gần với trẻ? Xuất phát từ những vấn đề trên,để đưa được dân ca đến gần với trẻ trong mầm non nói chung và trong trường mầm non Thái Hòa nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca
Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca” A.PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Đã là người Việt Nam đừng bao giờ quên những khúc hát dân ca và phải biết cả dân ca ba miền”(Hồ Chí Minh) Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Việt Nam ta. Âm nhạc được coi là một món ăn tinh thần trong đời sống của người dân Việt Nam. Âm nhạc phản ánh cuộc sống của con người bằng những hình tượng âm nhạc. Một nhà văn hóa đã ví dân ca: “Như dòng sông mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình”.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của cha ông, dân tộc mình. Bên cạnh đó, hầu hết trẻ em hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. Trẻ dần lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là dân ca, phần lớn là do cuộc sống hiện đại, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đất nước đang trên đường mở cửa du nhập những nền văn hóa khác nhau thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của ông cha ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Trên thực tế, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, những bài nhạc trẻ sôi động.hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí chẳng bao giờ tiếp xúc với bài hát dân ca. Chính vì thế bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng bị nhạt phai trong lòng giới trẻ. Nghị quyết Trung Ương V của Đảng đã chỉ rõ:“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển, nhưng vẫn luôn luôn phải bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Âm nhạc có vai trò quan trọng thì âm nhạc dân gian cũng như các làn điệu dân ca còn quan trọng hơn của trẻ thường gắn liền với trò chơi, được thể hiện rõ 18/19 Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca” - Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca phát huy tính nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp khảo sát thực tế thu thập thông tin. - Phương pháp trao đổi - Phương pháp thực hành, trải nghiệm - Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu - Áp dụng các biện pháp đề xuất. - Kiểm tra, so sánh sau 34 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Khi giảng dạy và nghiên cứu đề tài, tôi đã kết hợp linh hoạt các biện pháp. B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Nghệ thuật của cha ông hay lắm, tốt lắm, phải cố gắng giữ gìn, âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo. Việt Nam có rất nhiều câu hát dân ca hay cần phải khai thác và phát triển. Thanh niên phải làm nòng cốt tiếp thu và phát triển âm nhạc dân tộc”...Đúng như vậy, thế hệ trẻ là những mầm non tương lai của đất nước, sự phát triển đất nước cũng như gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc đều nằm trong những mầm non đó, không chỉ riêng Việt Nam mà bất cứ một quốc gia nào cũng vậy đều mang cho mình một nét văn hóa riêng biệt. Đối với Việt Nam dân ca là một di sản văn hóa Phi vật thể của đất nước cần được gìn giữ và phát huy những nét độc đáo đặc sắc của dân tộc. Việc lựa chọn và dạy dân ca cho trẻ là một việc vô cùng khó, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi còn là vấn đề mới mẻ. Đối với trẻ mầm non âm nhạc quan trọng, thì âm nhạc dân tộc càng quan trọng hơn đối với trẻ. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này sang đời khác, đã làm cho các làn điệu dân ca tác động nhiều thế hệ. Vì vậy, ngay từ khi còn trong nôi, chúng ta hãy đem đến cho trẻ những nguồn vui trong nghệ thuật dân ca Việt Nam. Bằng những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và giáo dục trẻ về tình yêu gia đình, quê hương đất nước từ khi nằm nôi và cùng lớn lên theo những tiếng hát, lời ru đó. Trong năm học 2019 - 2020, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công phụ trách lớp Trẻ 5 - 6 tuổi lớp A3. Qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, tôi thấy khả năng thích ứng với các làn điệu dân ca của trẻ trong lớp tôi còn hạn chế, các cháu tham gia hoạt động còn nhút nhát, chưa hứng thú. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi rất quan tâm đến 18/19 Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca” trong công việc. *Khó khăn: - Trường nơi tôi công tác là vùng nông thôn, đời sống nơi đây còn nghèo, vì vậy nhận thức của phụ huynh học sinh chưa đồng đều, chưa thực sự quan tâm chú trọng đến vấn đề về phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Đặc biệt có một số trẻ sống ở làng chài hàng vạn đến độ tuổi 5 – 6 tuổi phụ huynh mới bắt đầu cho con đi học, do chưa được làm quen với môi trường lớp học nên trẻ rất nhút nhát và chưa hòa đồng với các bạn ở lớp. - Phụ huynh đa phần làm nông hoặc công nhân xí nghiệp nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của trẻ. - Các bài hát dân ca thường mang tính chất vùng miền, không phù hợp với chất giọng ở tất cả tỉnh khác. - Những bài hát dân ca có trong chương trình chủ yếu là hát cho trẻ nghe, có rất ít bài dạy cho cháu hát Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo, từ ngữ chưa chính xác không lôi cuốn trẻ tập trung vào hoạt động, khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học. Cho nên hoạt động mang dân ca đến gần với trẻ chưa đạt hiệu quả cao. 2.Khảo sát thực trạng. - Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức những hoạt động cho trẻ làm quen với các làn điệu dân ca và nhận thấy khả năng nhận thức qua các hoạt động âm nhạc của trẻ chưa thực sự được tốt. - Khi chưa thực hiện đề tài, kết quả trên trẻ thông qua từng hoạt động dạy được tôi tổng hợp trong bảng sau. BẢNG KHẢO SÁT THEO CÁC NỘI DUNG: STT Nội dung Số trẻ Đạt Tỉ lệ (%) Chưa đạt Tỉ lệ (%) Trẻ có kỹ năng 1 15 54% 13 46% hợp tác Khả năng cảm thụ 2 âm nhạc (tiết tấu, 12 43% 16 57% giai điệu) 28 Trẻ thể hiện tốt kỹ 3 13 46% 15 54% năng ca hát Trẻ mạnh dạn,tự 4 tin, thể hiện nghệ 11 39% 17 61% thuật khi biểu diễn 18/19 Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca” mình vào giấc ngủ ngon. Từ đó giáo dục trẻ phải thật ngoan,vâng lời người lớn, biết giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với sức của mình để đáp lại tình yêu và nỗi vất vả của mẹ. Ngoài ra tôi còn lựa chọn một số bài đồng dao phổ nhạc. Bởi nói đến đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, đồng dao mang tính chất truyền khẩu, bản thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồngdao, ca dao thông qua những trò chơi dân gian. Do đó những bài đồng dao phổ nhạcgiúp trẻ dễ dàng tiếp cận và nhanh thuộc. Ví dụ: Tập tầm vông, kéo cưa lừa sẻ,chi chi chành chành 2.Biện pháp 2. Giúp trẻ hiểu nội dung của làn điệu dân ca. Kho tàng dân ca Việt Nam không chỉ mang 1 màu sắc riêng biệt mang mà nó còn tính chất vùng miền rõ rệt như: Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Nam Bộ, dân ca Thái, dân ca Cống Khao, dân ca Thanh Hóa. Tuy mang tính chất vùng miền nhưng những ca từ trong dân ca thường rất gần gũi, giản dị mà sâu lắng, chất chứa tất cả những tâm tư tình cảm của người dân lao động. Vì vậy muốn trẻ yêu thích các làn điệu dân ca thì giáo viên cần phải giúp trẻ hiểu được nội dung của bài dân ca đó. * Ví dụ: Bài hát: “Cái bống” “Cái bống là cái bống bang Kéo sẩy, kéo sàng cho mẹ nấu cơm Mẹ bống đi chợ là chợ đường xa Bống ra là ra gánh giúp, để chạy cơn mưa ròng” Qua bài “ Cái bống” tôi giới thiệu cho trẻ biết đây là bài dân ca bắc bộ, bài hát này thể hiện việc làm hiếu thảo của người con đối với mẹ của mình. Bài hát miêu tả Cái Bống giúp mẹ với những việc làm rất khéo léo “kéo sẩy kéo sàng” và giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn mưa. Ngoài ra tôi còn giải thích những từ có trong bài hát như từ “Bống” là tên riêng của một cô bé người ở miền Bắc, “Kéo sẩy kéo sàng” là động tác sàng lúa, bống dùng một cái sàng xoay tròn để những hạt lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của cái Bống, tuy còn rất nhỏ nhưng Bống đã biết làm những việc đơn giản để gúp mẹ. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm gia đình, người trong một nhà phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, biết kính trọng ông bà cha mẹ. *Ví dụ: Bài hát: “Mưa rơi” dân ca Xá, Qua bài hát giúp trẻ hiểu về các hiện tượng tự nhiên: Mây, mưa, nắng, gió... Bài dân ca còn nói lên ước mơ cuộc sống ấm non hạnh phúc, mưa thuận gió hòa của đồng bào dân tộc miềm núi phía bắc. Bài hát ca ngợi cảnh núi rừng Việt Bắc 18/19 Đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích làn điệu dân ca” + Bước 4: Để thay đổi hình thức tôi cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Khi trẻhát tôi khuyến khích trẻ bằng hình thức trò chơi: Hát nối, hát to, nhỏ, và một số hình thức khác + Bước 5: Khi dạy trẻ học hát đã thuộc tôi tự biên đạo các động tác múa minh họa cho các làn điệu dân ca sau đó dạy trẻ múa, biểu diễn các làn điệu dân ca đó. Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ múa VĐMH bài “Quê hương tươi đẹp” làn điệu dân ca Nùng. Đầu tiên tôi tổ chức cho trẻ ôn lại bài hát thông qua hoạt động trò chơi, nghe nhạc đoán tên bài hát, sau đó tôi cùng trẻ hát bài hát, từ đó tôi hướng trẻ đến với hoạt động Múa VĐMH. Tôi múa mẫu cho trẻ xem lần 1, lần 2. Sau đó tôi tổ chức cho trẻ múa VĐMH theo hình thức cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. Khi trẻ đã biết múa VĐMH tôi tổ chức cho thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau. Ngoài ra trong hoạt động tôi cũng đã kết hợp nghe hát bài “cây trúc xinh” dân ca Quan họ Bắc Ninh. Qua hoạt động dạy múa VĐMH tôi thấy trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và thấy được tình cảm của trẻ đã dần dần yêu thích làn điệu dân ca nhiều hơn. c. Kết hợp các làn điệu dân ca thông qua hoạt động ngoài trời. Hiện nay do công nghệ ngày càng phát triển trẻ được tiếp xúc với công nghệ như máy tính, điện thoại nên trẻ em hôm nay dần như không còn hứng thú,với các làn điệu dân ca, hay tham gia vào các trò chơi dân gian. Thậm trí là chẳng bao giờ nghe. Vì vậy tôi muốn kết hợp các làn điệu dân ca vào trong giờ học để giáo dục trẻ bảo tồn giá trị văn hóa và nét đặc trưng của người Việt. Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi đã kết hợp các làn điệu dân ca, các bài đồng dao vào hoạt động học của trẻ. Mặc dù các bài dân ca, đồng dao đã được sử dụng trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non, nhưng còn hạn chế.Việc kết hợp các làn điệu dân ca trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn... và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Qua thực tế tôi nhận thấy ở mỗi độ tuổi có một mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế các làn điệu dân ca cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. d. Vận động nhẹ nhàng theo các làn điệu dân ca sau khi thức dậy chiều Cũng giống như ngủ dậy buổi sáng những động tác vận động và vui nhộn sẽ khiến cơ thể tăng cường sức lực cho cơ thể, tạo ra nguồn năng lượng để cơ 18/19
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_yeu.docx