Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.
Xã hội hiện đại ngày càng cần đến những con người giàu sức sáng tạo nhằm phát triển và cải thiện mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, kinh tế và xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo cao hơn khi được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục có tính khuyến khích, cung cấp cơ hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được hình thành ngay từ những lứa tuổi mầm non, do đó, khuyến khích phát triển sự sáng tạo từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Sáng tạo trong quá trình hoạt động nghệ thuật tạo hình mang lại cho trẻ em những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ chọn đề tài “một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình”.
Xã hội hiện đại ngày càng cần đến những con người giàu sức sáng tạo nhằm phát triển và cải thiện mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, kinh tế và xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo cao hơn khi được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục có tính khuyến khích, cung cấp cơ hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được hình thành ngay từ những lứa tuổi mầm non, do đó, khuyến khích phát triển sự sáng tạo từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Sáng tạo trong quá trình hoạt động nghệ thuật tạo hình mang lại cho trẻ em những cảm xúc thẩm mĩ tích cực, ảnh hưởng tốt đến quá trình phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ chọn đề tài “một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình

3 1. TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 2.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 2.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Năng lực sáng tạo nghệ thuật có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về nghệ thuật, tìm ra cái mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào các tác phẩm nghệ thuật bằng những ý tưởng sáng tạo, khác biệt hoặc thông qua các ngôn ngữ nghệ thuật như hình, nét, mảng khối, màu sắc, bố cục,... Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, phản ánh hiện thực đời sống xung quanh của trẻ bằng những hình tượng nghệ thuật. Từ lâu hoạt động tạo hình vốn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Các nhà giáo dục mầm non cho rằng: “trẻ nhỏ nên tham gia vào các hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức chiêm ngưỡng sản phẩm của mình và của bạn”. Bởi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Chính vì thế phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo là một việc làm thiết thực và cần thiết. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Xã hội hiện đại ngày càng cần đến những con người giàu sức sáng tạo 5 hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Bộ tiêu chí thực hành quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của dự án tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, dựa vào thực trạng khả năng sở thích và đặc điểm riêng của trẻ. 2.5. Kinh nghiệm thực tiễn Năm học 2022 - 2023, lớp tôi có 40 trẻ. Đầu năm, tôi nhận thấy đa số trẻ chỉ tạo hình dựa theo hướng dẫn (mẫu) của cô mặc dù trẻ có một số kỹ năng vẽ tương đối, một số trẻ không tự tin thường không dám sáng tạo, nói với tôi rằng “cô ơi, con không biết vẽ”, “con vẽ không giống mẫu của cô”, “con vẽ vậy được không cô”. Có trẻ thì đã đến lớp mầm non từ nhỏ, nhưng có một số trẻ thì lần đầu đến lớp, nên kỹ năng và vốn kiến thức của trẻ còn hạn chế. Chính vì thế tôi nhận thấy cần mở rộng vốn kiến thức cũng như tạo cơ hội, khuyến khích cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình trong hoạt động tạo hình.Thực tế, ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hoạt động để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình là hoạt động có thể giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ nhanh nhất. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình. 3. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP 3.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng Đề tài được thực hiện trên đối tượng trẻ lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non Trúc Xanh 7 trẻ sẽ rất sinh động và phong phú theo trí nhớ và sự sáng tạo của riêng mình. (Phụ lục hình 1, 2) Đối với hoạt động “vẽ con vật” tôi cho trẻ quan sát con vật thật, trẻ được quan sát thực tế được sờ, nắn, vuốt ve, và chỉ vào các bộ phận thực tế của con thỏ khi trẻ quan sát. Trẻ nắm được hình ảnh một cách sát thực và rõ nét nhất, còn nếu không thể cho trẻ quan sát thật thì tôi cho trẻ xem các video quay về con vật, hay cho trẻ xem thêm hình ảnh,... khi vào thực hiện trẻ sẽ có những hình tượng cơ bản vì trẻ đã được quan sát và tìm hiểu rất nhiều trẻ sẽ không phải gò bó dưới bất kì hình dạng nào của con vật đó. Vì vậy, để trẻ thực hiện được các đề tài khác nhau trước tiên chúng ta nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều biểu tượng tạo hình khác nhau đến khi vào các đề tài thực tế trẻ sẽ thực hiện được bài làm của mình đẹp, sinh động hơn trẻ sẽ suy nghĩ và lựa chọn hình ảnh mà trẻ yêu thích nhất. (Phụ lục hình 3, 4) 3.2.2. Tạo môi trường phong phú hấp dẫn thân thiện với trẻ Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cảnh quan sân trường và cửa lớp học thể hiện được sự thân thiện, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thuộc với đời sống hàng ngày của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy được sự chào đón và nơi này thuộc về trẻ, có thể sử dụng các cây, nguyên liệu, đồ dùng, chất liệu phổ biến ở địa phương để dùng vào việc trang trí, sắp xếp cảnh quan trường lớp ( cổng, lối đi, sân vườn, khu vực chơi ngoài trời) thuận tiện cho các hoạt động của trẻ. (Phụ lục hình 5) Tạo môi trường bên trong lớp học: Không gian lớp học tôi bố trí hợp lí, thuận tiện, đảm bảo thân thiện với trẻ, có ánh sáng phù hợp, phải có đủ nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu từ nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lá tươi, lá khô, rễ cây, cát, sỏi, nước,.hoặc vật liệu, phế thải có thể tái sử dụng như: chai nước, ống hút, khăn, giấy, báo cũ, lỗi giấy, thìa, hộp sữa,.và một số sản phẩm do cô và trẻ làm từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và được thay đổi theo chủ đề, phù hợp theo chương trình. 9 của trẻ. Hiện nay, trong các hoạt động tạo hình của trẻ, vẫn sử dụng những nguyên vật liệu truyền thống: giấy màu, hồ dán, sáp màu để cho trẻ thực hiện, tôi nhận thấy ngoài những nguyên vật liệu truyền thống chưa đủ để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ, nên tôi đã mạnh dạn sưu tầm thêm một số nguyên vật liệu mở, sẵn có ở địa phương để trẻ hoạt động và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình vào từng tác phẩm của trẻ. (phụ lục hình 7) Ví dụ: Khi cho trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình về “làm khung ảnh gia đình” tôi đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động theo ý thích ( các hạt đá, giấy màu, lá cây, ống hút, que kem, hột hạt, thanh chiếu trúc,...). Lúc này sẽ có rất nhiều nguyên vật liệu thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ được quyền lựa chọn những nguyên vật liệu khác nhau mà trẻ thích để thực hiện sản phẩm của mình. (phụ lục hình 8) 3.2.4. Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ mọi lúc mọi nơi Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, bảng... để vẽ theo ý thích của trẻ. Tất cả những điều mà trẻ được tri giác, được trải nghiệm trong cuộc sống trẻ sẽ có cơ hội tưởng tượng và thể hiện theo cảm nhận của riêng mình. Từ đó cũng góp phần phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Với hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ dùng những viên phấn vẽ trên nền gạch sân trường, trẻ có thể tự do vẽ theo ý thích và vẽ theo sự tưởng tượng của trẻ một cách thoải mái nhất không theo một khuôn mẫu nào. (phụ lục hình 9, 10) Hoặc tôi cho trẻ nhặt những chiếc lá cây rụng ở ngoài sân trường và cho trẻ xé ghép theo sự tưởng tượng cũng như ý thích của trẻ, trẻ được tự do sáng tạo theo khả năng của mình và tạo ra các sản phẩm mà trẻ mong muốn. (phụ lục hình 11) Ngoài ra tôi còn lồng ghép hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác 11 tưởng. Để tăng cường tài liệu phong phú phục vụ cho các hoạt động, tôi tích cực khai thác các trang thông tin của ngành, các trang giáo án điện tử.... thường xuyên sưu tầm các hình ảnh nội dung trên mạng phù hợp để trẻ xem và tham khảo. Đây là nguồn tư liệu phong phú và đa dạng và chân thực. (phụ lục hình 12, 13) 3.2.6. Phối kết hợp với phụ huynh Để nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ cần có sự đồng bộ giữa nhà trường và gia đình, đặc biệt giữa cô giáo và chính phụ huynh trẻ. Thông qua các buổi họp lớp, hay vào giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về dự định cho ngày nghĩ thường dẫn trẻ đi những đâu, tôi nhờ phụ huynh hướng dẩn và phân tích các đối tượng mà trẻ được quan sát để giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức cũng như hình ảnh phong phú bên ngoài. Hằng ngày tôi thường trao đổi cũng như gởi những hình ảnh về các hoạt động mà trẻ thực hiện trên lớp đặc biệt tôi chú trọng đến hoạt động tạo hình, những sản phẩm của trẻ tôi gởi lên zalo nhóm lớp để phụ huynh có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm của trẻ. Qua đó phụ huynh có sự gần gũi và quan tâm nhiều hơn nữa đến khả năng cũng như sở thích của chính con em mình, phụ huynh có thể mạnh dạn trao đổi cũng như đóng góp nhiều hơn nữa về các nguyên vật liệu để giúp trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo trong các hoạt động. Tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ ở ngoài cửa lớp để phụ huynh có thể ngắm và nắm được khả năng cũng như sở thích của con em mình và có những biện pháp phối kết hợp với tôi và cô giáo trong lớp đạt hiệu quả tốt hơn. 4. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 4.1. Việc áp dụng hoặc áp dụng thử Tôi đã phối hợp với phụ huynh áp dụng những biện pháp trên cho trẻ lớp 5-6 tuổi D khi trẻ đến lớp từ tháng 9 đến tháng 12/2022 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án SRPP ban hành (Tháng 4/2016); Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 2. Lê Thanh Thuý. Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 3. Nguyễn Thanh Hương. Sách hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non 4. Học bồi dưỡng thường xuyên modun 27 phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 6. Tìm hiểu và đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích từ các trang mạng và chính thực tế của cuộc sống. 15 / Hình 3, 4: trẻ quan sát con thỏ Hình 5: Môi trường thân thiện gần gũi với trẻ 17 Hình 8: Trẻ hứng thú thực hiện hoạt động Hình 9,10: Trẻ vẽ sáng tạo trên nền gạch 19 / Ỵ Hình 14: Trao đổi với phụ huynh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_pha.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt độn.pdf