Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

Thực tế, trẻ 5 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo lớn nói riêng do tôi phụ trách cũng đã có sự tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở lớp học hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường xuyên xảy ra và đặc biệt trong giờ học các bé thường không nói hoặc nói rất bé chính vì vậy làm hiệu quả của giờ học chưa cao. Cùng với đó rất nhiều phụ huynh thường xuyên than phiền với cô giáo vì bé ở nhà rất nhút nhát và rất ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 5-6 tuổi khắc phục được tính tự ti, nhút nhát hiệu quả. Để trả lời trăn trở này, tôi luôn tìm tòi, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi khắc phục tính tự ti, nhút nhát và có cơ hội được thể hiện mình khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát”
doc 11 trang skmamnonhay 06/06/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát
 nhát giáo viên cần thực hiện trong mọi hoạt động, mọi lúc và mọi nơi để trẻ cởi 
 mở, chia sẻ và thể hiện sự sáng tạo của mình. Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6 
 tuổi là lứa tuổi đặc trưng phải tiếp xúc với nhiều kiến thức nhất bậc học mầm 
 non lại sắp chuyển tiếp lên tiểu học nên có rất nhiều trẻ thường tự ti, nhút nhát 
 thu mình lại. Trong khi đó ở lứa tuổi này rất cần có tính mạnh dạn, tự tin. Thực 
 tế, trẻ 5 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo lớn nói riêng do tôi phụ trách 
 cũng đã có sự tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn 
 đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở lớp học hiện tượng các bé nhút 
 nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường xuyên xảy ra và 
 đặc biệt trong giờ học các bé thường không nói hoặc nói rất bé chính vì vậy làm 
 hiệu quả của giờ học chưa cao. Cùng với đó rất nhiều phụ huynh thường xuyên 
 than phiền với cô giáo vì bé ở nhà rất nhút nhát và rất ít giao tiếp với mọi người 
 xung quanh. Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo 
 lớn, nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin đối với sự phát triển của trẻ, tôi 
 đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 5-6 tuổi khắc phục được tính 
 tự ti, nhút nhát hiệu quả. Để trả lời trăn trở này, tôi luôn tìm tòi, áp dụng các 
 biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi khắc phục tính 
 tự ti, nhút nhát và có cơ hội được thể hiện mình khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè 
 và mọi người xung quanh và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã 
 lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khắc phục tính tự ti, 
 nhút nhát”
 III. Mục đích nghiên cứu:
 Xây dựng một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn khắc phục tính tự ti, nhút nhát 
 IV.Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn khắc phục tính tự ti, nhút nhát
 V.Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 Trẻ lớp Mẫu giáo lớn A4 trường Mầm non Tuổi Hoa
 VI.Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, báo, các tài liệu có liên quan đến 
 đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát. Phương pháp điều 
 tra. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp xử lý số liệu.
 VII.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện có hạn nên đề tài chỉ thực hiện được với 36 
 trẻ lớp 5 tuổi.
 - Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 – 2021 đến tháng 4 năm 2022.
VIII.Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
 - Năm học 2021 – 2022 lớp tôi được giao với sĩ số là 36 cháu. Qua kinh nghiệm 
 của bản thân và theo dõi quá trình hoạt động, học tập của các cháu trên lớp trong 
 tháng đầu tiên của năm học. Tôi đã nhận thấy: Trẻ vẫn còn chưa mạnh dạn tự tin 
 trong các hoạt động. Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát 100 % số trẻ trên lớp và có 
 số liệu cụ thể như sau:
 2/10 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học 
hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp, qua sách, báo khắc phục những khó 
khăn để trẻ lớp tôi tự tin, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động.
II. Các biện pháp chung:
 Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo 
cùng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện 
pháp sau: 
Biện pháp 1: Tạo không khí lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với 
cô và các bạn trong lớp
Biện pháp 2: Khắc phục tính tự ti, nhút nhát thông qua hoạt động trong ngày.
Biện pháp 3: Tích cực tổ chức hoạt động giao lưu, ngày lễ, ngày hội cho trẻ
Biện pháp 4: Tạo điều kiện để trẻ được thực hành, trải nghiệm.
Biện pháp 5. Phối hợp với phụ huynh khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ
III. Các biện pháp cụ thể giúp trẻ 5 – 6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát
Những biện pháp trên được thực hiện cụ thể như sau:
 Biện pháp 1: Tạo không khí lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện 
mình với cô và các bạn trong lớp:
 Với mục đích giúp trẻ hào hứng, thích thú tham gia vào các hoạt động 
trên lớp, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin trao 
đổi, chia sẻ giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Tôi đã lên kế hoạch và 
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc 
hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như điều kiện của nhà 
trường để có các góc chơi mang lại hiệu quả cho trẻ. Trường, lớp học an toàn, 
sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là 
những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy tôi đã đẩy mạnh việc 
xây dựng môi trường lớp học như sau: Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở 
các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng tháng. Sau mỗi 
tháng tôi thay đổi cách bố trí và hình thức hoạt động ở các góc để tạo cảm giác 
mới lạ hấp dẫn trẻ. Trong các giờ chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm 
của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Khen ngợi, động viên là biện pháp vô 
cùng hữu hiệu để kích thích, nhằm củng cố lòng tin cho trẻ trong học tập hiệu 
quả. Bất kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường nào đều có nhu cầu vươn lên 
khẳng định chính mình. Do đó, tôi đã phải tìm mọi cách thức để kịp thời động 
viên, khích lệ sự vươn lên đó ở trẻ. Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích 
thích trẻ đem hết năng lực của mình để hoạt động. Ngược lại, nếu không có sự 
khích lệ đúng đắn của giáo viên trước những thành quả mà trẻ đạt được, thì sẽ 
làm thui chột những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Và qua những lời khích lệ kịp thời 
dù là từ những việc nhỏ cũng đã phần nào xây dựng được sự tự tin trong trẻ. Tôi 
nhận thấy rằng lòng tự tin của trẻ em thực chất là được xây trên những hành 
động thực tế, được mọi người thích thú và chấp nhận. Với cách làm này tôi chủ 
động khen trẻ trong mọi hoạt động. Đặc biệt tôi chú ý đến những trẻ rụt rè, nhút 
nhát, dù những trẻ ấy làm được việc bình thường so với các bạn khác tôi cũng 
kịp thời động viên, khích lệ để lần sau trẻ tự tin hơn trong các hoạt động khác.
 4/10 khó, khích lệ trẻ giơ tay xây dựng bài, tôi chú ý gọi những trẻ hay rụt rè. Khi trẻ 
trả lời được giáo viên nên khen, động viên trẻ để lần sau trẻ chủ động phát biểu 
bài, từ đó sẽ khắc phục được tính tự ti, nhút nhát của trẻ. Trẻ hoạt động nhóm sẽ 
hợp tác với nhau, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, cải thiện được khả năng 
giao tiếp.
 Ngoài ra, tôi còn cho trẻ vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: 
 Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ 
 đệm theo bài hátcô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ 
 học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Trong các hoạt 
 động trực nhật đa số trẻ đều rất thích giúp cô để được cô khen. Cô luôn giao 
 cho trẻ những việc vừa với sức khỏe, khả năng của trẻ như: Trẻ lớn giúp cô 
 các việc như: Kê bàn, ghế; trẻ nhỏ giúp cô gấp khăn Với việc giao cho trẻ 
 những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công việc được giao đã kích thích 
 được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành công việc đến cùng. Qua các 
 buổi trực nhật tôi thấy trẻ trực nhật với không khí rất vui vẻ. Hoặc dưới hình 
 thức kiểm tra kiến thức trẻ. Tôi thường xuyên quan tâm trẻ, nói chuyện với trẻ 
 về chuyện mà trẻ thích: Hôm qua ở nhà có gì vui, con kể cho cô và các bạn 
 cùng nghe? Những ngày nghỉ ở nhà con làm gì, con được bố mẹ cho đi chơi ở 
 đâu? Tôi gợi mở, động viên khuyến khích trẻ hỏi thăm tôi: khen chiếc áo đang 
 mặc, khoe với tôi món đồ trẻ đang có và hỏi xem tôi có không Đồng thời tôi 
 mời thêm nhiều bạn cùng trò chuyện cùng thảo luận với nhau. Đối với trẻ lứa 
 tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Qua các hoạt 
 động hàng ngày trẻ được giao tiếp, đối thoại với nhau. Đây là hoạt động mà 
 trẻ được hoạt động tích cực. Chính vì thế, tôi theo dõi quan sát lắng nghe, kịp 
 thời khích lệ trẻ. Qua đó, giúp trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người.
 Biện pháp 3: Tích cực tổ chức hoạt động giao lưu, ngày lễ, ngày hội 
cho trẻ
 Hoạt động giao lưu văn nghệ là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo 
 rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các 
 mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Để tiến hành hoạt 
 động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi 
 luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đẹp, hấp dẫn trẻ để trẻ có 
 điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình. Từ đó sẽ giúp trẻ khắc phục 
 tính rụt rè, nhút nhát ở trẻ.
 Trong kế hoạch hoạt động hàng tháng ở trường mầm non, mỗi tháng đều 
có ngày lễ, ngày hội với đặc thù khác nhau. Có thể nói, hoạt động trong ngày lễ, 
ngày hội là một hoạt động giáo dục cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ mầm non. Việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình 
thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc 
tích cực. Thông qua đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo, 
bạn bè và cha mẹ. Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày 
lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo 
nhạc. Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để 
 6/10 chung đó là khắc phục tính tự ti, nhút nhát và giáo dục cho trẻ tính mạnh dạn tự 
tin khi giao tiếp với mọi người. Khi trẻ cùng nhau chơi với cát, nước thì chúng 
thường học cách chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, thương lượng, kiên trì chờ đến 
lượt mình... đồng thời sự phát triển ngôn ngữ cũng được kích thích. Trong ngày 
lễ Noel tôi đã tổ chức cho trẻ “viết thư gửi ông gìa noel” tôi cho trẻ viết điều ước 
của mình thông qua việc vẽ tranh, làm bưu thiếp, tôi cùng phụ huynh sắm cho 
mỗi trẻ một chiếc mũ đỏ và mặc áo đồng phục, rất nhiều bạn được bố mẹ mua 
cho quần áo noel với màu đỏ rực. Điều đó làm cho không chỉ các bạn được mặc 
mà các bạn cùng lớp cũng rất thích thú với trang phục này. Việc được tham gia 
lễ noel vô cùng ý nghĩa với trẻ, trẻ được ông gia noel tặng quà. Với những trẻ 
nhút nhát, rụt rè tôi đã quan tâm đặc biệt và nhờ ông già noel chú ý để khi tặng 
quà sẽ dặn dò. Việc được ông gia noel dặn trẻ vô cùng ghi nhớ và khắc sâu đã 
khắc phục được rất nhiều hạn chế ở trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi về lớp 
học.
 Biện pháp 5. Phối hợp với phụ huynh cùng khắc phục tính tự ti, nhút 
nhát cho trẻ
 Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề được ví với câu “làm dâu 
trăm họ” mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ở giáo viên khác 
nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong cô chiều chuộng 
con...Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy việc xây dựng hình ảnh của 
người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của cô trong mắt phụ huynh tốt 
sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách chăm sóc giáo dục con họ và sẽ tạo 
được sợi dây nối kết giữa cô giáo với phụ huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin. 
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng 
trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng 
quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là 
những người thầy đầu tiên của bé” ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm 
non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con 
suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng 
vững chắc cho bé khi trưởng thành. Xác định được tầm quan trọng của mối quan 
hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp 
chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn 
trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp 
thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ. Bên cạnh đó, 
chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ “Qua trao đổi trực tiếp, 
bảng thông tin, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin 
cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có 
biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho 
phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản 
mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi trao đổi kinh nghiệm khắc phục tính rụt rè, 
tự ti trong giao tiếp với mọi người. Phụ huynh được tiếp đón trong một không 
gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên mạnh 
dạn nói lên mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, 
 8/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_56_tuoi_khac.doc