Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định
Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
docx 20 trang skmamnonhay 20/03/2025 451
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái
 vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân 
tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 
tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái 
không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận 
dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến 
thức của bộ môn chữ cái.
 Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không 
thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những 
hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình 
giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và 
ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển .
Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn 
ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái 
nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với 
chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ 
tiếng việt.
 Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung 
quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn 
ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, 
thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ 
phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định
Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị 
tích cực cho trẻ vào trường tiểu học
 Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi 
luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp 
thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào 
giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều 
kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ 
cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, 
nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả 
năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện 
các nhân cách cho trẻ.
 Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái,Bản thân tôi 
đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên 
cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin,giáo án 
điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của 
tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động , giờ học trở nên khô khan, 
cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng 
được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
 Mặt khác trẻ ở trường tôi phần đa là con em nông nghiệp,tuy cùng một độ tuổi 
nhưng nhận thức của trẻ cũng chưa được đồng đều.
6.3. Khảo sát tình hình thực tế lớp 5 tuổi A1
 *Để biết được chính xác khả năng học tập của trẻ về môn chữ cái ngay từ đầu năm 
tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 28 cháu như sau : 
 Mức độ đạt được 
 TT Nội dung
 Tỉ lệ
 Số lượng
 %
 1 - Trẻ nhận biết, nhớ đúng 
 12/28 43%
 mặt chữ cái đã học 
 2 -Trẻ phát âm chữ cái rõ 
 13/28 46%
 ràng chính xác.
 3 Tô viết trùng khít lên chấm 
 mờ hoàn thành vở tập tô 16/28 57%
 sạch sẽ.
 4 Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi 
 14/28 50%
 ,cách cầm bút
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Tên đề tài.
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái
 2.Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: tạo môi trường làm quen chữ cái.
Biện pháp 2: dạy trẻ làm quen chữ viết mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 3:dạy trẻ làm quen chữ cái trong hoạt động học.
Biện pháp 4: dạy trẻ làm quen chữ cái bằng trò chơi.
Biện pháp 5: lồng ghép tích hợp trong các hoạt động khác.
Biện pháp 6: ứng dụng CNTT vào dạy trẻ làm quen chữ viết.
Biện pháp 7:giáo dục cá nhân trẻ phối hợp với phụ huynh. Ảnh góc bé làm quen chữ viết
 Ví dụ : Ở chủ điểm “ Thế giới động vật”
 -Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ, gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu 
của cô về các con vật, cho trẻ chơi ngân hàng từ, chơi kẹp chữ... .
 - Cho trẻ bù từ còn thiếu trong các từ, sau đó nối các từ dưới hình ảnh có sẵn 
,hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in 
đậm.
 Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những 
ở góc “Bé học chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như 
hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình . Hoặc dán xung quanh lớp các cụm từ như : Bút chì 
thông minh, bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa 
tầm nhìn với trẻ . Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm 
như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm 
chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để 
đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì,bút màu, vở 
tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa 
lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô
 Các góc chơi đều có môi trường chữ ,cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập 
gắn ,viết và gài chữ theo mẫu. Như góc học tập trẻ gắn những chữ cái đã học và 
cùng phát âm, cho trẻ gạch chân chữ cái trong bài thơ hoặc câu truyện, nặn các chữ 
cái đã học, tô đồ chữ rỗng.....
 Ảnh trẻ hoạt động ở góc học tập
 + Giờ hoạt động ngoài trời : 
 Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên 
sân những chữ đã học rồi cùng phát âm.
 +Giờ ăn :
 Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như món cá 
gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. 
 + Giờ ngủ: 
 Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ ,kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát 
triển lời nói .
 + Giờ hoạt động chiều: từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và cấu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài 
tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô 
. Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng 
chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu 
thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ 
nói mắt, đầu ..
Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng)
Ai có thể tạo thành chữ ô?
 Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng 
thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô.
 Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế.
 Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các 
chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các 
con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy o tô, 
cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ 
dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
 Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ 
thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích 
cự và tư duy của trẻ. 
 Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam. Chữ y giống cái nạng.
 Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút 
đúng , cách mở sách, cách tô sao cho đúng , tô trùng khít chữ như khi tô các con phải 
ngồi ngay ngắn lưng thẳng,nđầu hơi cúi,ncầm bút bằng tay phải bằng ba ngón tay,mở 
sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ tô chữ o các con đặt bút 
chì từ đỉnh giữa chữ o tô ừ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép 
kín .
 Cách chơi trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng hái những 
chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình, đội nào hái 
được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
 *Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu,cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh 
hoạ,cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó.
Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt 
,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời 
gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái , 
và tích cực tham gia.
 Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài 
học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về 
cấu tạo chữ được làm quen.
 Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách 
chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để 
tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
 Ảnh cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động trò chơi chữ cái
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác: Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh gồng 
gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng” “vè con cua” “ Cây đào” hay một số bài thơ cô tự sáng 
tác.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
 Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ 
được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho 
trẻ cắt dán tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình.
* Tích hợp môn môi trường xung quanh.
 Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung 
quanh. Mà môn chữ cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có 
tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
 Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i,t,c. chủ điểm “ Thế giới động vật” Tôi cho 
trẻ tìm hiểu chữ t qua từ “Con Tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm về 
đặc điểm bên ngoài của con tôm từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ . 
 Hoặc trò chơi “Thi gắn chữ cái ” nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó 
tôi gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp 
chủ điểm tăng thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh 
về thế giới xung quanh.
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
 Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết 
chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau 
gắn chữ rồi đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là 
mấy . Cô cùng trẻ đọc chữ cái và đếm xem gắn được bao nhiêu chữ cái .

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.docx