Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái
Qua năm tháng, cùng với sự phát triển vận động và nhận thức. Trẻ mẫu giáo lớn đã vận động linh hoạt hơn, trẻ tập những bài tập khó hơn, trên cơ sở trẻ đã được khám phá qua các lĩnh vực phát triển ở mẫu giáo bé và lớn, trẻ biết suy nghĩ tìm tòi, phán đoán, áp dụng cuộc sống vào vui chơi, nảy sinh kỹ năng học tập. Ngoài việc làm theo mẫu, theo yêu cầu của cô, trẻ còn biết tự độc lập suy nghĩ để giải quyết tình huống những mâu thuẫn xung đột xảy ra, biết trả lời câu hỏi khó hơn như: Vì sao lại thế, Nếu mà, hoặc biết tự sáng tạo cho tác phẩm của mình thêm phong phú, trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn. Đặc biệt là trong tiết học trẻ hứng thú với làm quen với chữ cái. Làm quen với chữ cái là hoạt động rất quan trọng làm tăng vốn từ cho trẻ là tiền đề giúp cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt sau này. Vì vậy là một giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái dưới nhiều hình thức và giúp trẻ nhận biết, phân biệt được 29 chữ cái Tiếng Việt để trẻ tự tin hơn, chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với chữ cái

20 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến 19 21 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 19 22 3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý 20 23 PHẦN IV: PHỤ LỤC 21 24 1.Tài liệu tham khảo 21 25 2.Tư liệu, hình ảnh minh họa 22 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” câu hát ấy mãi ngân vang khiến mỗi chúng ta đều tự hỏi: Mình phải làm gì và làm như thế nào để trẻ em hôm nay - những chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển một cách toàn diện. Trách nhiệm đó không phải của riêng ai mà của tất cả chúng ta, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt là của các nhà giáo dục, hơn thế với giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của trẻ thì mỗi giáo viên cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi để có biện pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả cao. Là người giáo viên mầm non đang trực tiếp làm công tác chăm sóc nuôi dư- ỡng và giáo dục trẻ, tôi nhận thấy: Ở tuổi mẫu giáo, vui chơi giữ vai trò chủ đạo. Vì qua vui chơi không những hình thành cho trẻ trí tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thực hiện năng lực, kỹ năng tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức, chơi là một cách để trẻ học tập. Qua chơi mà học, trẻ mẫu giáo được làm quen với các môn học theo 5 lĩnh vực phát triển như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội và phát triển thẩm mỹ. Đặc biệt, trẻ 5 - 6 tuổi giai đoạn cuối của mầm non để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, ngoài việc cho trẻ làm quen với văn học thì việc dạy trẻ làm quen với chữ cái là không thể thiếu được. Vậy việc dạy cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng nói, phát âm mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Qua năm tháng, cùng với sự phát triển vận động và nhận thức. Trẻ mẫu giáo lớn đã vận động linh hoạt hơn, trẻ tập những bài tập khó hơn, trên cơ sở trẻ đã được khám phá qua các lĩnh vực phát triển ở mẫu giáo bé và lớn, trẻ biết suy nghĩ tìm tòi, Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc qua hoạt động làm quen với chữ cái. Tạo cho trẻ được tham gia thông qua các hoạt động học tập, vui chơi phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ ghi nhớ có chủ đích, phát triển tư duy và óc sáng tạo chữ cái qua các nguyên vật liệu có sẵn. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ học tập phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làm quen với chữ cái. Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN ĐỀ CẬP ĐẾN 1. Thuận lợi. * Nhà trường. - Ban Giám hiệu nhà trường với trình độ chuyên môn cao, có phương pháp chỉ đạo rõ ràng, đúng đắn, hiệu quả và sự đồng thuận với đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Nhà trường đã sửa sang, tạo quang cảnh, môi trường sạch đẹp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho học tập. Lớp học khang trang sạch đẹp, rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng mỗi lớp học có công trình vệ sinh riêng, khép kín. - Các lớp đã được trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục, ở sân trường có nhiều loại đồ chơi ngoài trời cho các cháu sau mỗi giờ học, trong những thời gian hoạt động tự do. * Giáo viên. - Lớp có 2 giáo viên vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ luôn đảm bảo an toàn và trẻ được quan tâm đúng mức. - Thực hiện hoạt động làm quen với chữ cái theo đúng chương trình quy định. Bản thân là giáo viên, tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp các nội dung cần truyền đạt, nghiên cứu bài dạy đúng phương pháp bộ môn và có sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú và đa dạng. - Đặc biệt lớp có đủ nội dung tuyên truyền theo từng chủ đề được ghi thành các cụm từ có chứa nhiều chữ cái mà trẻ đang thực hiện. * Học sinh. - Trẻ có nề nếp tốt, ngoan ngoãn và chăm đến lớp. - Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. * Phụ huynh. Tốt Khá Trung bình Yếu STT Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % Trẻ nhận biết, phân 1 7/39 18 15/39 38 12/39 31 5/39 13 biệt đúng mặt chữ Phát âm chữ cái đã 2 học rõ ràng chính 6/39 16 14/39 36 15/39 38 4/39 10 xác Nhận biết đúng 29 3 8/39 21 15/39 38 12/39 31 4/39 10 mặt chữ cái Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI. 1. Giải pháp thứ 1: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng và rèn luyện mình: Rèn cách phát âm chuẩn, chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc viếtđể từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường và các cấp tổ chức, dự giờ chéo trong khối, nghiên cứu học tập các chương trình mới do Phòng Giáo dục tổ chức. Dựa vào các đặc điểm của trẻ và thực tế trên, tôi đã không ngừng học hỏi, tự học, tự rèn, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các môn học theo đúng chủ đề, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên cứu về chương trình giảng dạy, tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào? Để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực ở trẻ giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, sâu sắc đạt hiệu quả cao. 2. Giải pháp thứ 2: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen với chữ cái. Để trẻ hứng thú với tiết học chữ cái tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở hoạt động này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc, khô khan có phần "kỷ luật" vì vậy đòi hỏi tiết dạy phải hấp dẫn cuốn hút trẻ. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Chuẩn bị đồ dùng trực quan, một câu chuyện hấp dẫn, một bức tranh đẹp mới lạ. Để trẻ học và làm quen chữ cái được tốt hơn tôi còn tạo môi trường chữ cái ở ngay các bậc cầu thang, mỗi bậc cầu thang sẽ được in hoặc dán 1 chữ cái để trẻ làm quen.(hình ảnh 2) Ngoài ra ở khu vực sân chơi tôi cũng dành một khoảng rộng để cho trẻ làm quen chữ cái bằng việc cho trẻ xem tranh ảnh, truyện để trẻ tích lũy vốn chữ cái cho bản thân. 4. Giải pháp thứ 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học. Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng. Ví dụ: Với chủ điểm “Trường mầm non” Nhóm chữ cái o, ô, ơ tôi gây hứng thú bằng bài hát: “ Vịt con học chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu chuyện cũng kể về bạn vịt đấy, bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” (Cô cho trẻ phát âm, nói cấu tạo chữ o), khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu” (Cô cho trẻ phát âm chữ ô, và cấu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”. Cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay, ... Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu, ... Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng) Ai có thể tạo thành chữ ô? Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô. Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế. Hoặc với trò chơi “Tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy ô tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Cho nên với mỗi tiết học tôi luôm tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới mẻ hứng thú với trẻ. 6. Giải pháp thứ 6: Lồng ghép tích hợp các môn học khác. Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khó khăn so với các hoạt động khác vì thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực vì vậy tôi đã lên chủ đề lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ chủ động say mê tiết học. * Tích hợp hoạt động âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ, vì vậy tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp với từng chủ đề. VD: Nhóm chữ o, ô, ơ chủ đề trường mầm non tôi cho trẻ hát và vận động bài "Vịt con học chữ", hay "Hát chữ o tròn". VD: Chủ đề động vật cho trẻ hát bài "Tôm cá cua thi tài". * Tích hợp hoạt động văn học. Để tiết học logic và xuyên suốt tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. VD: Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã học. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con chữ cái v,r. Với các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca, hò vè, câu đố để gây hứng thú: VD: Chữ V “Quả gì tên gọi dịu êm Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào” (Quả vú sữa) Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài: "Gánh gánh gồng gồng", "Rềnh rềnh ràng ràng", "Vè con cua", "Cây đào", hay một số bài thơ cô tự sáng tác. * Tích hợp hoạt động tạo hình. Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ cắt dán, tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình. * Tích hợp hoạt động môi trường xung quanh.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.docx