Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học
Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tỡnh huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thử nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú.
Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thử nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học

Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm - Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ làm quen với môi trường xung nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ. - Đề tài thành công trẻ sẽ khám phá khoa học một cách hứng thú có tác dụng giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực... - Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở 5- 6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng : 1.Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 5 - 6 tuổi Lớp A4 – Trường mầm non Liên Hà - Huyện Đan Phượng. 2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: - Năm học 2020 - 2021từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. Trường mầm non Liên Hà, lớp mẫu giáo lớn số 4 – Khu Thượng thôn IV. Phương pháp nghiên cứu: Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu, sau đó ứng dụng tìm ra các phương pháp như: - Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu - Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo để nghiên cứu. - Xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến. B NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Môi trường xung quanh rất phong phú, đa dạng, sinh động và hấp dẫn với trẻ em. Tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc, hoạt động với thiên nhiên, với các đồ dùng, đồ chơi, thích được giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, ngắt hoa, hái quả...Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao điều thắc mắc: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Hoa ấy là hoa gì? Con vật ấy tên là gì? Quả này có ăn được không? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay đi đâu?...Người lớn khó mà có thể trả lời hết mọi câu hỏi do trẻ đặt ra. 2/16 Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu trẻ - Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng internet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn - Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức * Phụ huynh học sinh: Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường, lớp. Kết hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao... 2. Khó khăn: - Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. - Bản thân chưa mạnh dạn xây dựng các hoạt động khám phá vào kế hoạch hoặc nếu có xây dựng thì còn mang tính hình thức, khuôn khổ, gò bó. - Số lượng trẻ trong lớp quá đông nên ảnh hưởng đến các hoạt động. 3. Điều tra thực trạng. + Bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện biện pháp mới. - Số trẻ : 38 trẻ Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm và trả lời được tên gọi đặc điểm 28 73,6 10 26,4 của các đối tượng khám phá 2 Khả năng so sánh , phân loại các 29 76.3 9 23.7 đối tượng khám phá 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái độ 27 71 11 29 hành động phù hợp 4 Có kỹ năng sống và khả năng giao 26 68,4 12 31,6 tiếp tốt Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy khám phá khoa học về MTXQ đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 4/16 lý thú đối với trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi : Cô ơi, mẹ ơi vì sao xung quanh ta lại có nhiêu cái lạ thế? lại có cháu nói cô ơi cháu biết rồi, trẻ phán đoán và tìm ra câu trả lời trí tưởng tượng của trẻ 5 tuổi sẽ bay xa, bay cao và phát triển một cách tốt nhất. Với biện pháp này tôi đã áp dụng rất thành công ở trẻ lớp tôi, tôi đưa ra đây một số thí nghiệm cho chị em cùng tham khảo: * Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt - Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được. - Chuẩn bị: Một số hạt đậu tương, đậu đen2 khay có chứa đất, bình tưới nước. - Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên . Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản thân . - Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ hạt gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được. * Thí nghiệm 2: Nam châm hút gì? - Mục tiêu: Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại, còn những vật không làm bằng chất kim loại thì nam châm không hút. - Chuẩn bị: Cục nam châm, cái đinh, cái kéo, cái thước nhựa, cục gôm, thìa nhựa và một số đồ dùng khác trong lớp. - Tiến hành: + Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất liệu của từng đồ dùng. + Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ: Vật đó có tên là gì? làm bằng gì? 6/16 Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho cháu thí nghiệm đạt hiệu quả cao giúp trẻ say mê khám phá khoa học. 3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe, chơi với chúngTrong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa được hình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con người trẻ học được cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng rộng vốn từ của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trên trong quá trình giảng dạy hàng ngày tôi luôn tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như giờ đón trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác bằng các hình thức cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, băng hình.. Hàng ngày trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ về các công việc của trẻ ở nhà, những người thân trong gia đình, công việc của bố mẹ của cô giáo, các phương tiện hàng ngày bố mẹ đưa trẻ đến lớp. Hàng tháng tôi tôi tổ chức cho trẻ thăm quan các công việc của bác cấp dưỡng, của cô giáo. Tổ chức cô trẻ cùng nhau lao động, lau chùi đồ dùng đồ chơi, chăm sóc góc thiên nhiên, trẻ biết tác dụng của đất và nước đối với cây, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Qua các công việc này trẻ rất hứng thú tham gia, qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc về con người lao động: Đó là ai? làm gì? ở đâu? Trẻ phải có thái độ như thế nào với người đó và sản phẩm của họ, trong hoạt động ngoài trời đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất, ở hoạt động này tôi luôn chuẩn bị tốt các đồ dùng cho trẻ quan sát trực tiếp hoặc qua tranh. Ví dụ: Khi thực hiện về chủ đề thực vật tôi cho trẻ đi thăm quan khu vườn trường tạo cơ hội cho trẻ được quan sát và tri giác các loại cây, hoa, rau trong vườn trường. Qua các buổi học tôi đều đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ và yêu cầu cho trẻ như trẻ phải nêu được tên gọi, đặc điểm của các, sự giống và khác nhau của các cây, hoa Sau khi giao nhiệm vụ tôi thấy các cháu chú ý nhìn quan sát và sờ, ngửi.. sau đó trả lời các câu hỏi một cách tích cực và hứng thú học tập giờ học đạt kết quả cao. Ngoài ra, để trẻ được trải nghiệm, trực tiếp tìm hiểu mọi sự vật hiện tượng xung quanh chứ không phải qua tranh ảnh, đàm thoại bằng lời nói tôi cũng đã tổ 8/16 ( Con gà trống ) Con gì hai mắt trong veo Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau ( con mèo) Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng, làm quen với phương tiện giao thông đường sắt, cô và trẻ cùng đếm số toa tàu sau đó hát bài về tàu hỏa, sự kết hợp ấy giúp tiết học không nhàm chán, khô khan mà còn giúp trẻ tìm hiểu được một cách tổng quát nhất về tàu hỏa . Trong thời gian hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực ở các góc như : góc thiên nhiên, góc trò chơi xây dựng và trò chơi đóng vai theo chủ đề, góc thực hành kỹ năng cuộc sống, góc tạo hình Ví dụ : Sau khi trẻ được làm quen với các loại rau, củ, quả cô cho trẻ chơi trò chơi: xây dựng nông trại với những vườn rau, vườn cây ăn quả... ở góc xây dựng, góc nấu ăn chế biến các món ăn từ rau, củ, quả, chăm sóc các chậu rau ở góc thiên nhiên, vẽ nặn , xé dán các loại rau củ quảTừ đó trẻ có kiến thức sâu rộng hơn về các loại rau củ quả. Góc thực hành kỹ năng cuộc sống mới được bổ xung trong lớp tôi cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định mà còn giúp trẻ so sánh, phân tích tổng hợp.... Những kỹ năng mà trẻ được thực hiện là những kinh nghiệm bổ ích đối với thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện kỹ năng rót nước từ cốc trong sang cốc đục rèn cho trẻ sự tập trung, chú ý, khéo léo của đôi bàn tay để nước không bị rớt ra ngoài. Không những thế, nhờ được trực tiếp thực hành, trải nghiệm và những gợi ý của cô giáo trẻ sẽ phát hiện ra tính chất của nước: nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và ở cốc trong thì dễ nhìn hơn cốc đục Cũng như vậy, kỹ năng chuyển hạt sẽ giúp trẻ phát hiện ra chuyển hạt bằng nhíp sẽ khó khăn hơn chuyển hạt bằng kẹp hay bằng thìa. 5.Biện pháp 5: Cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau. Với đặc điểm tâm lý “Học mà chơi, chơi mà học”. trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật qua các hình ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tốt hơn, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung, 10/16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc