Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc.
Khi trẻ bước vào tuổi Mẫu giáo, nhất là từ 5 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc hay. Tuy nhiên do hoàn cảnh sống và điều kiện tiếp xúc với âm nhạc khác nhau nên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu cũng khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, và giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế giáo dục âm nhạc cho trẻ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đặc biệt để nâng cao chất lượng trong giờ học âm nhạc, tăng sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, giáo viên phải đổi mới trong cách dạy, sáng tạo đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.
docx 16 trang skmamnonhay 16/04/2024 3610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc
 2
Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn.
Phương pháp tham khảo tài liệu.
Phương pháp thực hành trải nghiệm.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Trong trường mầm non Phú Cường, nơi tôi đang công tác.
Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. 4
 2.2. Khó khăn
 Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5 tuổi A3 tôi đã có điều 
kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ đối với hoạt 
động âm nhạc tuy nhiên tôi thấy, các cháu ở cùng độ tuổi nhưng trình độ không 
đồng đều. Có cháu thể hiện niềm yêu thích của mình khi nghe nhạc nghe hát, thể 
hiện cảm xúc trên nét mặt, đung đưa, nhún nhẩy, có cháu thì thờ ơ, lãnh đạm, có 
cháu thuộc rất nhanh các bài hát, biết hát đúng nhạc và tự tin khi thể hiện ngược 
lại rất nhiều cháu thụ động, chưa mạnh dạn, nhiều cháu phát âm còn ngọng, hát 
chưa rõ lời, chưa đúng giai điệu, khẳ năng hát và kết hợp vận động minh hoạ, 
múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc còn hạn chế, hầu như trẻ chưa theo kịp nhạc hay 
còn hạn chế trong việc cảm nhận sắc thái thể hiện trong âm nhạc.
 Bên cạnh đó giáo viên mầm non chỉ được học một số kiến thức khá cơ bản 
về âm nhạc, nên chưa có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc, thời gian 
đứng lớp cả ngày nên việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng âm nhạc còn gặp nhiều 
khó khăn mặc khác việc đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn âm nhạc còn 
ít, chưa thật sự mang lại hiệu quả khi sử dụng.
 Phụ huynh của các cháu đa số làm nghề nông, đi làm xa, công viện bận rộn 
chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của trẻ.
 2.3. Khảo sát thực trạng
 Khảo sát đầu năm:
 + Thực trạng: 
 Qua khảo sát đánh giá đầu năm trên trẻ tôi thấy việc dạy cho trẻ biết cảm 
nhận cái đẹp và hứng thú tham gia vào bộ môn âm nhạc là một vấn đề tôi phải 
đầu tư suy nghĩ.
 (Minh chứng 1: Bảng khảo sát đầu năm)
 Về phía giáo viên:
 Trong thực tế ở trường mầm non nhiều giáo viên còn hạn chế về trình độ âm 
nhạc, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức dạy trẻ, dạy trẻ trên hình 
thức một chiều. 
 Về phía phụ huynh:
 Ít giành thời gian cho con, và sự phối hợp với giáo viên còn nhiều hạn chế 6
 Môi trường hình ảnh: Trong giờ hoạt động âm nhạc trẻ được cảm nhận không 
gian lớp học hấp dẫn với nhiều hình ảnh, dụng cụ, trang phục âm nhạc phong phú 
liên quan đến bài hát, trẻ được xem cô biểu diễn được hát các bài hát và cùng cô 
trò chuyện về ý nghĩa, nội dung bài hát sẽ giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật âm nhạc 
một cách dễ dàng.
 Ví dụ: Với hoạt động nghe hát, bài hát “Địu con đi nhà trẻ” tôi và trẻ cùng 
mặc trang phục dân tộc và biểu diễn cho trẻ xem để bài hát thêm sinh động và 
tăng sự thu hút, hứng thú của trẻ.
 (Minh chứng 3: Cô giáo và trẻ mặc trang phục dân tộc biểu diễn)
 Ngoài việc tạo môi trường hình ảnh phục vụ trong giờ giáo dục âm nhạc, thì 
việc trang trí trong góc âm nhạc cũng được tôi chú ý. Ngoài giờ hoạt động chung 
trẻ sẽ được chơi ở góc âm nhạc, thể hiện bản thân qua lời ca, tiếng hát qua các 
điệu múa hay sử dụng các dụng cụ âm nhạc chính vì điều đó tôi luôn sắp xếp các 
phương tiện âm nhạc gọn gàng vừa tầm với trẻ, các đồ dùng ở góc âm nhạc tôi 
thiết kế treo vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ dàng lấy và cất. 
 (Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ biêu diễn ở góc âm nhạc)
 4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hình thức đổi mới, linh 
hoạt, sáng tạo
 Trong mọi hoạt động học tập hay vui chơi của trẻ ở trường Mầm non, việc 
chủ động linh hoạt, sáng tạo của cô trong tiết học đều mang lại hiệu quả cao, trẻ 
sẽ không cảm thấy nhàm chán khi tham gia hoạt động mà tỏ ra vô cùng hào hứng, 
hưởng ứng tích cực và tiếp thu các kiến thức âm nhạc một cách tự nhiên không 
gò ép. Trong giải pháp này tôi muốn đề cập đến 3 nội dung quan trọng để tổ chức 
hoạt động âm nhạc theo hướng đổi mới, linh hoạt, sáng tạo.
 Thứ nhất là sáng tạo, linh hoạt trong hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc. 
Tôi thường thay đổi linh hoạt các hình thức dạy trẻ giúp trẻ trở nên thoái mái hơn 
trong các giờ học âm nhạc.
 Ví dụ: Để rèn luyện cho trẻ hát bài “ Gà gáy le té” ( Dân ca Cống Khao), tôi 
tổ chức cho trẻ hát qua hình thức trò chơi “Hát đối đáp”. Ở trò chơi này, trẻ sẽ 
được thể hiện bài hát theo đội chơi (đội nữ - đội nam), hai đội sẽ hát xen kẽ từng 
câu một trong bài hát. 8
 Ngoài ra, tôi còn cho trẻ làm đồ dùng âm nhạc từ các nguyên liệu phế thải
như: giấy, vỏ dừa, lon bia, bìa cattong, đũa gỗ,
 (Minh chứng 7: Một số đồ dùng âm nhạc tự tạo)
 Thứ ba là ứng dụng CNTT vào hoạt động âm nhạc. Ứng dụng CNTT vào 
giảng dạy tạo điều kiện cho giáo viên mầm non không những phát huy được tối 
đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, 
sáng tạo, trong thời đại mà xã hội đang phát triển như hiện nay. Các phần mềm 
tiện ích trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và 
giảng dạy trên tivi, máy tính, máy chiếu, và rất nhiều kênh thông tin kiến thức hữu 
ích trên các trang wed chính thống, vừa tiết kiệm được thời gian cho giáo viên 
vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, 
hiệu quả của giờ dạy. Có thể nói ứng dụng CNTT vào các hoạt động âm nhạc 
trong trường mầm non là rất cần thiết nên tôi thường sử dụng CNTT để kết hợp 
dạy trẻ trong các giờ học âm nhạc.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”, khi dạy trẻ vận động theo nhạc bài hát 
“Trường chúng cháu là trường mầm non” tôi đã tự mình chụp ảnh và quay video 
khung cảnh của trường sau đó chiếu cho trẻ xem để dẫn dắt vào bài, tôi thấy trẻ 
rất tập chung và hứng thú.
 (Minh chứng 8: Hình ảnh cô quay video trường và sử dụng máy chiếu)
 4.3. Sưu tầm cải biên một số trò chơi âm nhạc, tạo lời mới cho bài hát
 Để giúp trẻ trở nên thoái mái hơn với các giờ học âm nhạc thì việc tạo ra 
những trò chơi âm nhạc mới lạ, sáng tạo sẽ góp phần củng cố tình yêu âm nhạc 
cho trẻ. Sau đây là một số trò chơi âm nhạc tôi đã sưu tầm và cải biên lại để phù 
hợp hơn với điều kiện trường, lớp:
 Ví dụ 1: Trò chơi: Ghi nhớ dấu chân
 Mục đích: trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các tiết tấu 
khác nhau và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
 Chuẩn bị: Các hình bàn chân, 5-6 vòng tròn, trống lắc, xắc xô.
 Cách chơi: Cô cho trẻ đứng vòng tròn, để từ 5-6 vòng tròn ở giữa, số trẻ mỗi 
lần chơi tương ứng với số vòng, cô đặt các hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh 
dấu theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ xung quanh vòng tròn, trẻ phải đi 10
viên thực hiện xuyên suốt từ trước đến nay trong mọi tiết học, nó giúp trẻ cảm 
thấy thoải mái hứng khởi khi tham gia vào hoạt động lĩnh hội tri thức. Cho nên ở 
biện pháp này tôi xin phép không đề cập đến nội dung này mà chủ yếu đề cấp đến 
việc đưa âm nhạc vào các hoạt động khác trong ngày như: Đón trẻ, tập thể dục, 
ăn trưa, khi nghỉ ngơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, giờ trả trẻ.
 Trong giờ thể dục sáng: kết hợp luyện tập theo những bài hát trong chủ đề 
có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe khoắn; các bài hát sẽ giúp trẻ hứng khởi 
tập luyện.
 Ví dụ: Các bài hát “Đàn gà con”, “Trường chúng cháu là trường mầm non” 
hoặc một số bài hát tiếng anh mới lạ như: Littel Apple, Baby Shack,...
 Trong hoạt động ngoài trời: nên chọn những bài hát có nội dung gần gũi với 
thiên nhiên, bài hát phù hợp với các trò chơi ngoài trời.
 Ví dụ: khi cho cháu quan sát vườn hoa, cô giáo có thể mở nhạc bài hát “Ra 
chơi vườn hoa”, “Màu hoa”,...
 Trong giờ chơi ở góc trẻ được rèn luyện, trẻ được thể hiện sự tự tin, khả năng 
của trẻ, chính vì vây cô giáo luôn gợi ý cho trẻ tự sáng tạo múa, hát, vận động, sử 
dụng nhạc cụ riêng hoặc chơi cùng nhóm.
 (Minh chứng 10: Trẻ biểu diễn âm nhạc)
 Âm nhạc trong giờ ăn: Trẻ em cũng có nhu cầu như người lớn, ăn cũng cần 
có yếu tố thư giãn. Giờ ăn trưa ngoài việc giáo dục trẻ có thói quen trong ăn uống 
tốt tôi thường cho trẻ nghe một số giai điệu nhẹ nhàng, âm thanh đủ nghe (có thể 
là nhạc không lời) để trẻ có thể có một bữa ăn ngon miệng hơn.
 Vào giờ ngủ trưa, trong khoảng thời gian ban đầu để vào giấc ngủ tôi mở 
những âm điệu du dương ca ngợi tình cảm gia đình, quê hương những bài dân ca 
đã được phổ nhạc, tính chất nhẹ nhàng của các thể loại này khiến trẻ dễ dàng tìm 
đến một giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn. Ví dụ như bài hát : Những điều mẹ chưa 
kể, chúc bé ngủ ngon, ầu ơ ví dầu, công cha nghĩa mẹ, ru con Nam Bộ
 Sau khi trẻ ngủ dậy: theo cá nhân tôi quan sát và nhận thấy trẻ dường như 
chưa kịp tỉnh giấc sau giờ ngủ trưa. Vậy nên cần cho cháu có một chút thời gian 
để làm cho cơ thể tỉnh táo hơn bằng một giai điệu vui nhộn hoặc một bài hát tiếng 
anh, dù chỉ mất khoảng vài phút nhưng có thể đem lại cho trẻ sự thư thái, sẵn sàng 
tham gia vào các hoạt động trong buổi chiều. Ví dụ như bài hát: Finger Family, 12
 Ngoài ra, ở cuối mỗi chủ đề, tôi thường phối hợp cùng các giáo viên trong 
tổ, khối tổ chức cho trẻ giao lưu văn nghệ.
 (Minh chứng 13: Trẻ giao lưu văn nghệ)
 4.6. Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục âm nhạc cho trẻ
 Chúng ta biết rằng việc kết hợp với phụ huynh là việc làm vô cùng quan 
trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng. 
Khi có sự kết hợp chặt chẽ cô sẽ nắm rõ được tình hình, sở thích, đặc điểm tâm lý 
của trẻ để từ đó cô có cách dạy trẻ sao cho phù hợp.
 Để kết hợp với phụ huynh được tốt tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ 
huynh vào các giờ đón trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm được tình hình sở thích âm 
nhạc của trẻ, ngoài việc trao đổi trực tiếp tôi còn thường xuyên trao đổi với phụ 
huynh trên trang zalo nhóm lớp.
 Tôi phô tô các bài hát, gửi cho phụ huynh các bản nhạc để cho phụ huynh 
xem và đồng thời cũng trao đổi với những phụ huynh nhà có nối mạng vào một 
số các trang web dowload các bài hát, nhạc về cùng dạy trẻ ở nhà.
 Nhờ phụ huynh thu nhặt giúp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi âm 
nhạc cho trẻ. Không những vậy tôi còn khuyến khích phụ huynh cùng làm đồ chơi 
âm nhạc với trẻ và cùng trẻ tham gia các buổi văn nghệ của trường, lớp.
 (Minh chứng 14: Hình ảnh phụ huynh cùng tham gia văn nghệ)
 Nhờ phụ huynh tìm tòi, sưu tầm những bài hát hay, mới lạ. Cùng với phụ 
huynh tìm ra năng khiếu và phát huy năng khiếu của con em mình. Hoặc tìm ra 
những chỗ trẻ còn yếu mà hướng dẫn, tập luyện cho trẻ.
 Tích cực trao đổi với phụ huynh trên trang zalo nhóm lớp, khuyến khích phụ 
huynh chia sẻ hình ảnh, video trẻ múa, hát, biểu diễn của con khi ở nhà lên nhóm 
lớp.
 (Minh chứng 15: Hình ảnh phụ huynh chia sẻ lên nhóm zalo lớp)
 Với cách làm như vậy tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt 
tình từ phía phụ huynh. Qua đó mà việc tôi dạy âm nhạc cho trẻ cũng thuận lợi dễ 
dàng. Giúp tôi phát huy được tính tính cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc.
 5. Kết quả thực hiện
 Qua một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.docx