Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm

Hiện nay vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm đã được Đảng, nhà nước quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân để người dân hiểu được ích lợi của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm không chỉ được tuyên truyền cho người lớn mà cần được tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh trong các nhà trường để các em có những hiểu biết ban đầu về các nguồn tài nguyên năng lượng như: than, dầu, điện, sức nước ... và vai trò của chúng đối với đời sống cũng như việc hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày đối với mọi người nói chung và với trẻ mầm non nói riêng .
Đối với trẻ mầm non việc hình thành cho trẻ thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là vô cùng khó khăn vì nhận thức của trẻ chủ yếu là nhận thức cảm tính chưa có sự tự chủ, trẻ có đặc điểm chóng nhớ mau quên, đặc biệt trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá cái mới. Nên việc hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng khó khăn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống con người, sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất luôn là vấn đề cần được quan tâm ở tất cả các trường học trong đó có trường mầm non. “Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho một hành tinh xanh”. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ mỗi con người trong xã hội phải ý thức được hành động của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, hơn thế nữa phải giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục trẻ mầm non nói riêng biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Hiện nay vấn đề giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở trường mầm non đã được đưa vào lồng ghép trong các hoạt động, xong chưa được chú trọng, một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức. Mặt khác một số giáo viên chưa thường xuyên giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả mà chỉ làm cho xong hoặc với thái độ chống đối có kiểm tra mới làm, do vậy ý thức tiết kiệm năng lượng của trẻ chưa có, trẻ còn xả nước bừa bãi, khi ra khỏi phòng chưa tắt điện, khi xem ti vi xong không tắt.... Trước tình hình đó để giúp trẻ có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả góp phần giữ gìn bảo vệ nguồn năng lượng và tăng chất lượng thực hành các kỹ năng trong cuộc sống cho trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm” .
doc 21 trang skmamnonhay 05/06/2024 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Mục đích nghiên cứu 2
 3 Đối tượng nghiên cứu 2
 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 2
 5 Phương pháp nghiên cứu 2
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2
 Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết 
 vấn đề 3
 1 Cơ sở lý luận 3
 2 Cơ sở thực tiễn 3
 3 Khảo sát thực trạng: 4
 4 Những biện pháp thực hiện đề tài 5
 Biện pháp 1:Tự bồi dưỡng kiến thức chung về tiết kiệm 
4.1 năng lượng . 5
 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng 
4.2 lượng tiết kiệm tích hợp thông qua các chủ đề 6
 Biện pháp 3: giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm 
4.3 thông qua các hoạt động trong ngày 8
 Biện pháp 4: giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng qua các thời 
4.4 điểm trong ngày 12
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục 
4.5 trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 12
 5 Kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài 13
 Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị. 14
 1 Kết luận. 14
 2 Khuyến nghị. 15
 “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm”
cho trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu 
giáo 5 – 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm” .
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu 
giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm 
 - Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ sử dụng 
năng lượng tiết kiệm hiệu quả và cùng kết hợp với nhà trường chung tay giáo 
dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 
 - Cung cấp cho giáo viên những biện pháp để tích hợp nội dung giáo dục 
sử dụng năng lượng tiết kiệm vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
 - Qua việc thử nghiệm đề tài giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ 
năng để trẻ thực hiện việc sử dụng tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết 
kiệm 
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi lớp A3, tổng số 31 trẻ. Trường Mầm non Minh 
Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Khi thực hiện nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp quan sát
 + Phương pháp dùng lời nói
 + Phương pháp khảo sát
 + Phương pháp thực hành
 + Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 + Phương pháp động viên khuyến khích
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi 
A3. Tổng số trẻ là 31. Trường Mầm non Minh Châu.
 - Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến 
tháng 5 năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên đề tài kéo dài 
đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
 2/15 “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm”
năng lượng cho trẻ nghe để phần nào trẻ hiểu hơn về lợi ích của việc tiết kiệm 
năng lượng trong cuộc sống hàng ngày.
 Là một giáo viên mầm non tôi cho rằng: Việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng 
lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là vô cùng cần thiết. 
 Nên tôi đã xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý 
trong các tháng, các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải, nặng nề trong 
thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng 
nhằm giúp trẻ đạt được mục tiêu: 70 trong chương trình kế hoạch giáo dục trẻ 5-
6 tuổi năm học 2019-2020: “ Mục tiêu 70: Quan tâm đến môi trường: Tiết kiệm 
trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, 
không để thừa thức ăn . . . Nhận thức được một số hành vi đúng, hành vi sai của 
con người đối với môi trường”.
 Từ những cơ sở trên, bản thân tôi đã dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của 
bản thân và của những người đi trước, bạn bè đồng nghiệp xung quanh, dựa vào 
sách, báo , . . .tôi xin đưa ra: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 
sử dụng năng lượng tiết kiệm ” 
3. Khảo sát thực trạng
 a. Thuận lợi:
 Lớp tôi là lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi nên trẻ có nề nếp thói quen tốt, có 
khả năng thực hành trải nghiệm. Các bậc phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tới 
phong trào giáo dục của lớp, của nhà trường.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học 
tập và thực hành sử dụng tiết kiệm năng lượng qua nhiều phong trào, hoạt động 
và các việc làm như: tiết kiệm điện nước khi ra khỏi phòng, khóa nước, tắt nước 
khi không dùng. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm trò chơi, câu chuyện về 
tiết kiệm năng lượng để dạy cho trẻ. Nhà trường tạo góc sách tư liệu về tiết kiệm 
năng lượng cho giáo viên, trẻ, và phụ huynh cùng xem. Ngoài ra nhà trường còn 
đẩy mạnh phong trào “Bé chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” 
trong trường.
 Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp mẫu giáo lớn 
nhiều năm: tôi luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần 
học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm vững vàng.
 b. Khó khăn: 
 -Tài liệu về nguồn năng lượng cho giáo viên tham khảo chưa phong phú 
còn hạn chế.
 - Do đặc thù của công việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các 
tư liệu để dạy cho trẻ học và thực hành tiết kiệm năng lượng.
 4/15 “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm”
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết 
kiệm tích hợp thông qua các chủ đề
 Trong các trường mầm non các nội dung giáo dục đều được xây dựng và 
triển khai qua các chủ đề. Trong mỗi chủ đề lại có nội dung giáo dục khác nhau 
và nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm có thể lồng ghép được 
vào các chủ đề một cách phù hợp. Tôi mày mò nghiên cứu và tích hợp nội dung 
giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm vào các chủ đề như sau:
 * Đối với chủ đề Trường mầm non 
 Dạy trẻ biết lợi ích của điện.
 Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non và 
trong gia đình trẻ.
 - Lợi ích của điện trong lớp học và trong gia đình:
 Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng.
 Giúp cho ti vi, máy catset hoạt động.
 - Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm:
 Tắt bóng đèn, quạt, máy tính, tivi khi không dùng.
 Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi đang bật máy điều hòa
 Sử dụng tiết kiệm nước: khi rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh tôi 
dạy trẻ vặn vòi nước vừa phải, khi không dùng khoá vòi nước, không để nước 
chảy tràn lan... ( Hình ảnh 1: Trẻ biết vặn vòi nước vừa phải khi rửa tay)
 * Đối với chủ đề Bản thân
 Dạy trẻ biết được bản thân trẻ cũng rất cần năng lượng như: Bé cần điện 
để xem tranh, nghe nhạc, xem ti vi, chơi kissmast, quạt cho mát.
 Dạy trẻ cần phải làm gì để tiết kiệm năng lượng như: Không mở cửa sổ, 
cửa ra vào khi máy điều hòa.
 Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng.
 Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa 
tủ lạnh.
 Tắt máy đài, tắt ti vi, khi không nghe, không xem.
 Tắt điện, tắt quạt khi không sử dụng. (Hình ảnh 2: Trẻ tắt điện, tắt quạt 
khi không sử dụng)
 Có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết kiệm 
năng lượng.
 Giáo dục trẻ có thể nhận ra được những người sử dụng năng lượng tiết 
kiệm, và nhận ra những người nào sử dụng năng lượng không tiết kiệm.
 * Đối với chủ đề Gia đình
 - Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
 6/15 “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm”
 + Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu 
nạp ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
 + Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô 
hoặc là ủi quần áo .
 + Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối phát triển.
 + Năng lượng mặt trời làm cho ô tô chuyển động.
 - Lợi ích năng lượng gió :
 + Những chiếc tua -bin khổng lồ có thề sử dụng năng lượng gió tạo ra điện.
 + Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
 + Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
 - Lợi ích năng lượng sức nước :
 + Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gổ.
 + Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
 Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch 
khi cần thiết, làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay sạch sẽ tiết kiệm nguồn 
nước , không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí. 
 Dạy trẻ câu khẩu hiệu “Giọt nước quí hơn vàng”
 * Đối với chủ đề Quê hương - Bác Hồ.
 Dạy trẻ biết về Thủ đô Hà Nội có những phong trào tiết kiệm năng lượng 
được phát động như: Tình nguyện xanh, tiết kiệm nước, Giờ trái đất...
 Cô cho trẻ xem tranh, đọc thơ, truyện và trò chuyện về sự tiết kiệm năng 
lượng như: truyện “Đom đóm thắp sáng”. và các hình ảnh về tiết kiệm năng 
lượng. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê 
hương đất nước và giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng.
4.3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm thông qua các 
hoạt động trong ngày:
 * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích:
 Hoạt động học tuy không phải là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, 
song lại là hoạt động có nội dung rất phong phú giáo dục trẻ ở nhiều lĩnh vực 
phát triển cho trẻ, chính vì vậy mà chúng ta có thể tích hợp nội dung giáo dục sử 
dụng năng lượng tiết kiệm vào các hoạt động học rất đa dạng phong phú và hiệu 
quả.
 Ví dụ 1: Trong giờ làm quen văn học tôi dạy trẻ bài thơ:
 Cô giáo dạy con
 Mẹ ơi cô giáo dạy Cần nhắc nhở mọi người
 Khi có việc ra ngoài Khi điều hòa đang chạy 
 Cần tiết kiệm điện năng Làm như lời cô dạy
 8/15 “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm”
 - Sưu tầm tranh ảnh về các công việc của các bác công nhân nhà máy 
điện, nhà máy xăng dầu.
 - Nhận biết các hành vi sử dụng tiết kiệm năng lượng.
 - Bên cạnh đó, cần giáo dục cho trẻ biết là trẻ còn nhỏ, không nên đụng 
vào hay sờ vào các thiết bị điện hay ổ cắm điện vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
 Ví dụ 3: Qua hoạt động làm quen với toán
 Tôi chuẩn bị các đồ dùng và cho trẻ đếm, và chia nhóm các đồ dùng sử 
dụng điện như: Đếm số bóng đèn và số quạt điện.
 Hoặc tôi dạy trẻ đọc và nhận biết ý nghĩa của các con số trong hóa đơn 
thu tiền điện hàng tháng của gia đình. Từ đó giáo dục trẻ nếu gia đình nào dùng 
ít số điện thì số tiền sẽ hết ít hơn vì biết tiết kiệm điện khi sử dụng.
 Ví dụ 4: Qua Hoạt động tạo hình 
 Trước khi cho trẻ bước vào hoạt động, tôi thường tổ chức cho trẻ quan sát 
hình ảnh một số ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà có nhiều cửa sổ và trần mái nhà 
có tấm pin thu nạp ánh sáng mặt trời, để trẻ vẽ, xé dán ngôi nhà hoặc đồ dùng 
sử dụng điện tiết kiệm.
 Vẽ lớp học của bé có nhiều cửa sổ, sân trường có nhiều cây xanh
 * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
 Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua hoạt 
động ngoài trời giáo viên có thể giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng rồi 
hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu, trong đó có việc giáo dục môi trường 
cho trẻ ngay tại bậc mầm non, tham gia hoạt động này trẻ sẽ được bảo vệ nguồn 
nước, tiết kiệm nước.
 Ví dụ: Khi cho trẻ đi dạo cô gây tình huống để trẻ quan sát, khám phá tên 
gọi, đặc điểm, ích lợi của vòi nước, bể nước, sau đó đưa ra các tình huống để 
phát huy tính tích cực của trẻ về việc sử dụng tiết kiệm nước.
Trong hoạt động ngoài trời trẻ được chơi tự do sáng tạo ra các sản phẩm từ các 
vật liệu thiên nhiên như lá cây, cát, sỏi, nước nên khi kết thúc hoạt động tôi cho 
trẻ xếp hàng rửa tay. trong khi trẻ rửa tay tôi luôn bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ 
mở vòi nước vừa phải, tắt vòi khi không sử dụng nước.
 * Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vệ sinh lao động:
 Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia tưới nước, trồng cây trong vườn trường 
nhưng tôi luôn theo dõi nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nước, tưới cây vừa đủ 
không tưới ít quá, không tưới nhiều quá, không để nước văng vãi ra ngoài, phải 
biết giữ gìn nguồn nước.
 - Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới 
nước bắt sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp.
 10/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.doc