Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nhà trường là cơ sở giáo dục có định hướng của xã hội với thế hệ trẻ. Bên cạnh gia đình, nhà trường là một tác nhân giáo dục tích cực giúp trẻ trưởng thành, cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, sự phát triển toàn diện về nhân cách. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm tới nhu cầu và hứng thú của trẻ, hướng dẫn dạy dỗ phù hợp với khoa học giáo dục, dựa trên sự phát triển của từng trẻ sẽ đem lại những kết quả giáo dục tích cực. Với tầm quan trọng trên cũng như qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi" làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy vọng những việc làm của chúng tôi sẽ góp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
doc 15 trang skmamnonhay 04/04/2025 610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi
 Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia 
đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, 
quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những 
nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với 
xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định.
 Nhà trường là cơ sở giáo dục có định hướng của xã hội với thế hệ trẻ. Bên 
cạnh gia đình, nhà trường là một tác nhân giáo dục tích cực giúp trẻ trưởng 
thành, cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, sự phát triển toàn diện về 
nhân cách. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm tới nhu cầu và hứng 
thú của trẻ, hướng dẫn dạy dỗ phù hợp với khoa học giáo dục, dựa trên sự phát 
triển của từng trẻ sẽ đem lại những kết quả giáo dục tích cực.
 Với tầm quan trọng trên cũng như qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã 
đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 
và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi 
văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi" làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy 
vọng những việc làm của chúng tôi sẽ góp phần vào sự hình thành và phát triển 
toàn diện nhân cách của trẻ. 
 2. Phạm vi áp dụng của đề tài ; Đề tài “ Một số biện pháp giáo dục thói 
quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi” được áp dụng rộng rãi trong trường 
mầm non
 II. NỘI DUNG
 1.Thực trạng
 Trường mầm non nơi tôi giảng dạy là một trường vùng giữa của huyện Lệ 
Thủy, dân số đông, phụ huynh chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Các cơ quan, 
điểm công cộng đóng trên địa bàn nhiều, nên các thói quen hành vi văn hóa của 
trẻ bị tác động bên ngoài rất lớn.
 Trong những năm qua bản thân tôi được Phòng giáo dục, nhà trường tập 
huấn về cách lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, xây dựng các 
tiết dạy mẫu, cung cấp tranh ảnh, băng đĩa cho giáo viên nghiên cứu... song thói 
quen hành vi văn minh của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế.
 2 - 50% Trẻ có ý thức trong việc thu dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi tham gia 
các hoạt động, biết giúp đỡ cô giáo và các bạn những công việc phù hợp.
 - 60% trẻ có thói quen văn minh trong ăn uống. 
 => Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, bản thân tôi đã thực hiện một số 
biện pháp sau nhằm giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ: 
 2. Biện pháp
 2.1. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc 
nuôi dưỡng.
 Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài 
năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, 
tiếp đến là làng xóm và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc 
còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu 
thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân 
cách mặc dù chưa được thể hiện rỏ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước 
hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – 
sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Đo đó trong quá trình chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ giáo viên cần:
 * Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày:
 Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ mầm non. Nó 
là phương tiện giáo dục nói chung và là phương tiện giáo dục thói quen hành vi 
văn minh cho trẻ nói riêng. Chế độ sinh hoạt tạo cho trẻ có một thói quen thực 
hiện giờ nào việc nấy và giúp trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt 
động khác. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi cô giáo phải thực hiện nghiêm 
túc các hoạt động theo chế độ sinh hoạt.
 Ví dụ: Sau khi trẻ tham gia hoạt động góc xong, trẻ biết cất dọn đồ chơi 
vào nơi quy định, sau đó ra xếp hàng rửa tay – lau mặt, chuẩn bị vào giờ ăn. 
Hoặc sau khi ngủ dậy trẻ biết vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch sẽ tỉnh táo để ăn quà 
xế... 
 Tuy nhiên, chúng ta không nên cứng nhắc, gò bó đối với trẻ mà phải tạo 
điều kiện cho trẻ luyện tập thoải mái, nhẹ nhàng, thực hành thông qua các nội 
 4 6 bạn. Ví dụ hôm nay trong bàn có bạn vắng trẻ biết hỏi cô, hỏi bạn vì sao bạn 
vắng. Đó cũng chính là sự quan tâm lẫn nhau giữa các trẻ trong lớp. 
 *Thông qua giờ ngũ: Trong giờ ngủ tôi thường tập cho trẻ có thói quen 
đi ngủ phải nằm đúng chỗ của mình, ngủ đúng giờ, tạo cho trẻ thói quen đã nằm 
là ngủ ngay, không được nói chuyện riêng, nằm đúng tư thế (có thể thay đổi tư 
thế ngửa, nghiêng). Khi ngủ không được kéo chăn trùm kín đầu, không được 
nằm sấp, úp mặt vào gối, không được nằm cả người lên gối. Khi có nhu cầu đi 
vệ sinh phải xin cô và đi nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 
Với cách hướng dẫn cụ thể, tận tình và được thực hiện có nề nếp thường xuyên 
như vậy đã giúp cho trẻ có được thói quen tốt khi ngủ. Hầu hết trẻ ngủ đẩy giấc, 
đúng giờ. Thông qua giờ ngủ, chúng tôi còn tập luyện và hình thành cho trẻ kỹ 
năng tự phục vụ (trực nhật theo tổ), trẻ chưa có thể nhắc sạp nhưng đã biết giúp 
cô trải chiếu, sắp xếp gối và lấy chăn cho bạn. Sau khi ngủ dậy biết giúp cô thu 
dọn đồ dùng. Cô giáo nhắc nhỡ trẻ về nhà phải tự thu xếp đồ dùng trước và sau 
khi ngủ để được bố mẹ khen ngợi.
 2.2 . Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo 
dục.
 * Thông qua các hoạt động khám phá tự nhiên và xã hội: Giáo dục 
thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động học có nhiều ưu thế nhằm 
hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá, tôn trọng tập thể, chờ 
đến lượt, giữ gìn trật tự trong giờ học.Thông qua các hoạt động khám phá tự 
nhiên và xã hội. Ngoài việc cung cấp kiến thức - kỹ năng cho trẻ phù hợp với 
yêu cầu bài dạy, tôi đã dành thời gian để trẻ tự liên hệ và nói lên cảm xúc của 
mình.
 + Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “Bác nông dân”, trẻ biết được công việc 
vất vả của bác để làm ra sản phẩm giúp mọi người có được cái ăn, từ đó trẻ có ý 
thức hơn trong việc ăn hết suất, không lãng phí các thực phẩm, kính trọng và 
yêu quý bác nông dân.
 * Thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ (thơ và chuyện). 
 6 cô....Thông qua bài hát trẻ có thể tiếp nhận những cái hay cái đẹp một cách dễ 
dàng. Đây chính là phương tiện kỳ diệu, rất thích hợp với việc giáo dục đạo đức 
- thẫm mĩ là thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống hành vi văn minh của 
trẻ nhỏ.
 Bên cạnh các hoạt động học, giáo viên đã chú ý lồng ghép giáo dục và hình 
thành các hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động khác như: hoạt động 
ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều.
 * Thông qua hoạt động vui chơi: 
Đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ mẫu giáo, trò chơi thường gây hứng thú và say mê nhất, 
vì trò chơi tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của các cháu. Cũng như nghệ 
thật, chơi là người bạn đồng hành của tuổi thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không 
chơi trẻ không thể phát triển được. Hầu hết các trò chơi đều có tác động đến trẻ 
nhiều mặt ( Thể chất, trí tuệ, đạo đức , thẫm mỹ). Nhưng trong việc giáo dục đạo 
đức, hình thành hành vi văn hóa cho trẻ thì loại trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò 
chơi có hiệu quả nhất. Bỡi vì trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động có chủ đạo 
đối với trẻ mẫu giáo. Thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề như: bán hàng, 
cô giáo, khám bệnh, nấu ăn... trẻ được thỏa sức sắm vai, được làm người lớn và thể 
hiện vai chơi của mình qua giao tiếp, cử chỉ, thái độ với mọi người xung quanh. 
Đúng là một xã hội thu nhỏ đối với các cháu. Cũng có thể là trẻ học được từ bố mẹ, 
qua xem ti vi, phim ảnh, qua cuộc sống xung quanh, nhưng vai trò của cô giáo vẫn 
là quan trọng nhất. Chúng tôi quan sát và hướng dẫn kịp thời khi trẻ lúng túng, 
cung cấp thêm nội dung và các kỹ năng chơi cho trẻ. 
 + Ví dụ: Qua trò chơi “khám bệnh”. Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, 
xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ ở nào? Bác đã ăn những thứ gì? Đi ngoài 
nắng bác có đội mũ không? Biết khuyên bảo bệnh nhân uống thuốc đầy đủ. Ăn 
nhiều hoa quả. Nghỉ ngơi ở nhà; sau khi uống hết thuốc phải đến kiểm tra 
lại.....cô Y tá phát thuốc biết dặn bệnh nhân uống ngày mấy lần, bệnh nhân nhận 
thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
 Qua trò chơi “bán hàng” Người bán hàng phải biết chào, mời, hỏi khách: 
Cô, chú mua gì ạ? Người mua: Bao nhiêu tiền một cân cá vậy cô? Người bán 
 8 cùng cô giáo và háo hức chờ đón ngày đứng trên sân khấu để biểu diển, được cô 
giáo trang điểm, được mặc áo quần đẹp, được nhận quà.... Tất cả những cái đó 
tạo cho trẻ có thêm động lực muốn đến lớp, đến trường, khả năng biểu diễn, tự 
tin...
 * Trong lao động - trực nhật:
 Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), trong trường các cháu đã là đàn anh, 
đàn chị. Trẻ đã biết nhận thức và thể hiện cái tôi của mình. Thông qua các hoạt 
động trực nhật và lao động tại lớp, tại sân trường. Trước khi thực hiện chúng tôi 
phân chia trẻ theo từng nhóm, phân công nhóm trưởng, nhóm phó và giao nhiệm 
vụ cho trẻ. Ví dụ: nhóm 1 do bạn Vũ làm nhóm trưởng, bạn Nhi làm nhóm phó, 
các bạn sẽ dọn dẹp, sắp xếp và lau chùi ở góc xây dựng; tương tự các nhóm khác 
cũng vậy. Trong khi trẻ thực hiện cô giáo là người bao quát, nhắc nhỡ, giúp đỡ 
và động viên tinh thần làm việc của các bé. Từ ý thức thi đua với nhau giữa các 
nhóm và thi đua giữa các bạn trong cùng một nhóm, trẻ có thể tự đánh giá khả 
năng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và của bạn bè từ đó có ý thức phấn đấu 
vươn lên để có kết quả tốt như bạn.
 2.4 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh - cộng đồng xã hội trong 
việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ.
 Công tác phối hợp với phụ huynh về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo 
dục trẻ là việc làm thường xuyên, thiết thực. Thực tế cho thấy giáo viên nào làm 
tốt công tác phối hợp với phụ huynh thì chất lượng của trẻ trong lớp đạt kết quả 
cao. Việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ lại càng phải cần công tác 
phối hợp. Qua các thời điểm đón, trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa 
năm, cuối năm hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền 
cách nuôi dạy con theo khoa học và việc giúp trẻ duy trì các thói quen hành vi 
văn minh ở lớp lúc về nhà. 
 Ví dụ: Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như nhắc nhỡ trẻ vệ 
sinh thân thể (rửa tay - lau mặt - đánh răng) vào các thời điểm cần thiết để hình 
thành ở trẻ thói quen; trước và sau các bữa ăn, giấc ngủ phụ huynh cần động 
viên trẻ tự phục vụ và có thể giúp mẹ những việc làm phù hợp nhằm hình thành 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_ha.doc