Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi

Trăn trở và bức xúc trước thực tế xã hội đang diễn ra , tôi nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết và quan trọng nó là một trong những yếu tố hình thành nhân cách ban đầu và góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Giúp trẻ có hiểu biết, có hành vi ứng xử và thái độ đúng đối với các mối liên hệ, kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của trẻ ở mức độ đơn giản, hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân, biết ứng xử trong gia đình ở trường lớp, với môi trường tự nhiên – xã hội. Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục phép tắc, hành động, cách ăn nói, giao tiếp ứng xử lễ phép có văn hoá đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay. Đây cũng là vấn đề mà giáo viên và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là “Dễ nhớ, mau quên” và tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường vốn hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng đưa trẻ vào môi trường thân thiện thật lành mạnh và trong sáng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 đến 6 tuổi ” để nghiên cứu.
doc 16 trang skmamnonhay 05/06/2024 2010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi
 này được áp dụng góp phần giúp trẻ có kỹ năng sống, biết ứng xử phù hợp trong các 
mối quan hệ xã hội.
 Trong đề tài nguyên cứu này, tôi sử dụng một số biện pháp như dùng lời giải 
thích, trò chuyện với trẻ, dùng câu chuyện kể, cho trẻ xem tranh và nhận xét nội dung 
tranh, giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các trò chơi, khích lệ nêu gương . Ở đó, 
trẻ là chủ thể tích cực hoạt động, trò chuyện, giao tiếp, thể hiện tự lực, tự tin, tự 
nguyện, thực hiện cảm xúc, tình cảm, nhận thức và các mối quan hệ và như vậy 
thông qua hoạt động chơi, trẻ được rèn tính cách, hành vi ứng xử hàng ngày. 
4/ Mục đích nghiên cứu:
 Theo tình hình gần đây cho thấy, đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có 
những hành vi cần thiết phù hợp theo độ tuổi, trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, luôn 
ỷ lại vào người lớn.
 Một số phụ huynh chưa có kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, luôn nóng vội trong 
việc dạy con, do đó khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm 
toán thì lo lắng một cách thái quá tạo áp lực lên trẻ khiến trẻ trở nên lầm lì, xa cách, 
ít giao tiếp, nói năng thiếu lễ độ. 
 Xuất phát từ đặt điểm chung của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo 
cho trẻ tôi đã nghiên cứu một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 ->6 tuổi.
5/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 Lên kế hoạch cụ thể về giáo dục lễ giáo.
 Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 Giáo dục trẻ lễ giáo mọi lúc mọi nơi, làm chuẩn hành vi thói quen lời nói lễ giáo 
trong kế hoạch thành những hoạt động bình thường gần gũi và đang diễn ra trong 
cuộc sống hàng ngày của trẻ.
II/NỘI DUNG:
 1/ Cơ sở lý luận:
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là một phần rất quan trọng trong nội dung giáo 
dục trẻ, là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.Vì vậy trong mục tiêu trong 
giáo dục mầm non ghi rõ.Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con 
 2 Đứng trước thực trạng đó, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những 
biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với 
chuẩn mực xã hội, chính vì thế “ Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5->6 tuổi” là một 
lựa chọn đúng đắn.
 3. Các biện pháp: 
 Thực tế tại lớp, tôi sử dụng một số biện pháp như dùng lời giải thích, trò chuyện 
với trẻ, dùng câu chuyện kể, cho trẻ xem tranh và nhận xét nội dung tranh, giáo dục 
lễ giáo cho trẻ thông qua các trò chơi, khích lệ nêu gương... Bằng những nội dung 
giáo dục gần gũi kết hợp với cách tác động đúng lúc đã giúp tôi thực hiện có hiệu 
quả việc giáo dục cho trẻ tại lớp.
 3.1 Xây dựng kế hoạch:
 Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ, thì trước 
hết người giáo viên đề ra kế hoạch giáo dục, phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí từng 
cá nhân trẻ, tạo nhiều tình huống lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo nhẹ nhàng ở 
thời điểm thích hợp nhất.
 Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, trẻ được 
“Học mà chơi chơi mà học”. Để việc dạy trẻ có chất lượng trong hoạt động giáo dục 
lễ giáo thì cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền; dạy trẻ thông qua các tiết 
học, hoạt động vui chơi, mọi lúc mọi nơi; xây dựng môi trường trong và ngoài lớp; 
khích lệ nêu gương; giáo dục trẻ thông qua việc kết hợp với phụ huynh. Các vấn 
đề này có liên quan mật thiết với nhau, xuyên suốt trong quá trình thực hiện giáo dục 
lễ giáo cho trẻ mẫu giáo. 
 3.2 Giáo dục lễ giáo thông qua giờ học:
 Đưa nội dung giáo dục lễ giáo vào các giờ học nhằm hình thành cho trẻ những 
thói quen, hành vi có văn hoá.
 4 + Phát triển thẩm mỹ: "Vẽ người thân trong gia đình" giáo dục trẻ biết yêu 
thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. Hay qua 
bài hát "Bông hồng tặng cô" giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì cho người lớn nên 
trao nhận bằng hai tay, nói lời cảm ơn. 
 + Phát triển ngôn ngữ: Qua chuyện "Hai anh em" cô giáo dục trẻ lòng thật 
thà, yêu lao động, làm việc thiện hình thành cho trẻ tính siêng năng chăm chỉ và có 
lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. Chuyện “Quả bầu tiên” biết yêu thương 
chăm sóc con vật, quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người xung quanh.
 3.3 Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi: 
 Đối với lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, 
trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc 
sống của người lớn, thể hiện một xã hội thu nhỏ, vì vậy tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo 
vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào 
hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tayĐây là hoạt động mà trẻ được hoạt 
động tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách của từng trẻ. Chính vì thế, tôi theo dõi quan 
sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa phù hợp. Qua đó giúp trẻ 
hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
 6 bằng. Công bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt.Tránh sự thiên vị.Giáo 
viên khuyến khích trẻ bọc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói, 
dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông. Giáo viên chấp nhận trẻ học bằng cách Thử - 
Sai.Cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng. Không cần thiết chỉnh sửa quá 
nhiều.
 + Ví dụ: Khi trẻ vẽ tranh giáo viên không nên chê trẻ vẽ không đẹp mà gợi ý trẻ 
và động viên, khuyến khích trẻ. 
 * Môi trường vật chất:
 Xây dựng môi trường lớp học theo từng chủ đề, nội dung giáo dục bằng tranh ảnh, 
bài thơ, các câu thành ngữ, tục ngữ về lễ giáo kết hợp với hình ảnh minh hoạ và tôi 
luôn chú ý tạo cảnh môi trường thân thiện trong lớp, đồ dùn g đồ chơi được sắp xếp 
gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ, góc chơi tôi luôn làm mới, gây sự 
chú ý, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là 
góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh tạo không gian xanh, để mỗi 
ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh ( Nhổ cỏ, tưới cây) giáo dục trẻ biết 
yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, thể hiện tình cảm của trẻ 
với thiên nhiên.
 8 Giáo viên giáo dục bằng những tình huống thực xảy ra trong các hoạt động hàng 
ngày.
 Ví dụ : Khi dẫn trẻ quan sát ngoài trời trẻ bứt hoa , hái lá.qua đó tôi hỏi trẻ. 
Con thấy cây hoa này như thế nào ? Vậy chú bảo vệ trồng cây hoa để làm gì? Muốn 
hoa được luôn tươi tốt vậy chúng ta chăm sóc như thế nào?... để có hướng giáo dục trẻ 
tốt hơn.
 Tôi dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, trong giờ chơi, giờ sinh hoạt của trẻ, giờ đón, trả trẻ. 
 Ví dụ: Trẻ cùng cô dạo chơi ngoài trời thấy các cô, các chú bảo vệ trẻ phải biết tự 
chào hỏi không đợi cô nhắc nhở, trong giờ ăn có khách đến phải biết mời khách dùng 
cơm.
 Tôi đọc thơ, trò chuyện, cho trẻ xem tranh, kể chuyện ngắnCó nội dung giáo 
dục trẻ nề nếp tập thể, nhưng cũng có lúc rèn luyện cá nhân, nhắc nhở trẻ khi đến lớp 
phải chào cô, chào ba mẹ rồi mới vào lớp. 
 Ví dụ: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố 
mẹ trẻ, tôi tập trẻ có thói quen đến lớp chào cô, sau đó chào bố mẹ để vào lớp học.
 10 xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh nhằm để tìm hiểu và nắm bắt được những 
nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình của từng cháu để có biện pháp giáo dục kịp thời 
phù hợp với trẻ. 
 Tôi thường trao đổi vào các buổi họp phụ huynh, bầu không khí gia đình ảnh 
hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ nó liên quan chặt chẽ với nếp sống truyền thống 
gia đình. Quan niệm sống của con cái phụ thuộc vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy 
ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, trẻ ở độ tuổi này kinh nghiệm sống còn ít, 
trẻ bắt chước cả cái xấu lẫn cái tốt, trẻ có thể tiếp thu rất nhiều trí thức, kĩ năng, kĩ 
xảo, thói quen những đặc điểm và phẩm chất nhân cách chỉ được hình thành chủ yếu 
trong gia đình, cho nên trước gia đình cần phải củng cố và xây dựng cho mình một 
bầu không khí tâm lí, lành mạnh, vui tươi, đầm ấm, thương yêu để có thể phát triển 
cả về thể chất lẫn tinh thần cho con cái được tốt hơn, tạo tâm thế vững chắc cho con 
trẻ vững vàng khi bước vào trường Tiểu học.
 Trong buổi họp đầu năm tôi trao đổi với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, thơ ca 
trong sách báo viết về lứa tuổi trẻ thơ có tính chất giáo dục cao mang vào lớp để cô 
đọc cho trẻ nghe.
 Hàng tháng tôi đưa yêu cầu lễ giáo cần đạt ở trẻ vào trọng tâm tháng ghi rõ ở 
trang đầu sổ bé ngoan kèm theo lời nhận xét của giáo viên và phát về cho phụ huynh 
xem vào cuối tháng. 
 Ví dụ:
 + Tháng 9: - Bé đi học đều, đúng giờ.
 - Biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
 - Biết xin phép cô khi ra vào lớp.
 - Biết chào hỏi cô, ba mẹ khi đến lớp và ra về.
 + Tháng 10: - Biết chào hỏi khi có khách đến thăm.
 - Biết xưng hô “bạn” với bạn bè..
 12 kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, các hoạt động, tạo niềm tin vững vàng đến 
phụ huynh và các đồng nghiệp.
5/ Khả năng ứng dụng và triển khai: 
 Sau quá trình thực hiện số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm 
non của tôi đã được áp dụng thành công trên trẻ trong lớp mà còn nhân rộng, vận 
dụng trong trường vì nó là nội dung phù hợp, đúng đắn và cần thiết.
6/ Ý nghĩa của sáng kiến:
 Đất nước ta đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song song đó, nền tảng 
văn hóa lễ nghi, cần phải được duy trì truyền thống giáo dục lễ giáo cho trẻ là một 
việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong thời đại này để đào tạo những con 
người hiện đại với đầy đủ những hành vi kỹ năng lễ giáo chuẩn mực. 
III- KẾT LUẬN:
1/Những bài học kinh nghiệm:
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 -> 6 tuổi là giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu 
tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng phong phú 
hơn, thường xuyên thay đổi môi trường theo từng chủ đề phù hợp với nội dung giáo 
dục hàng tháng để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ; các tiết học lồng ghép nội dung giáo dục 
lễ giáo dưới hình thức hò vè, ca dao, câu đố vào bài học để hình thành nền tảng đạo 
đức, cơ bản đầu tiên ở trẻ. Bên cạnh đó phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương 
và kể chuyện hàng tuần hoặc tổ chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ.
 Gia đình của trẻ thật sự là mái ấm đầy tình thương, bố mẹ là những tấm gương 
sáng và mẫu mực về hành vi ứng xử, tinh thần trách nhiệm đối với trẻ.Cô giáo là tấm 
gương sáng để trẻ noi theo, giàu tình yêu thương, thận trọng trong mọi hành vi của 
mình, biết lắng nghe trẻ nói tôn trọng trẻ, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt 
mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành 
những em bé ngoan.
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.doc