Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Với vai trò to lớn của bậc học mầm non được xem là nền tảng, là cơ sở, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo. Do vậy mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người trong thời đại 4.0, chúng ta phải chuẩn bị hành trang cho trẻ tính tích cực, ham học hỏi thích khám phá. Để trẻ bước vào lớp một ở trường phổ thông. Việc giúp trẻ lĩnh hội được các nội dung kiến thức để hoàn thiện bản thân là mong muốn chung của toàn xã hội, nhà trường và gia đình. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được những khái niệm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày hiểu một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi lĩnh hội các kiến thức để chuẩn bị vào lớp 1. Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”.
doc 37 trang skmamnonhay 08/10/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm 
sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung 
quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia 
đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với 
giáo dục mầm non. Theo cá nhân tôi, môi trường đó cần phải phù hợp với các 
điều kiện cần thiết để kích thích trẻ hoạt động một cách hứng thú, tích cực, thỏa 
mãn nhu cầu của trẻ qua đó, trẻ phát triển nhân cách được tốt hơn và 
thuận lợi.
 Với vai trò to lớn của bậc học mầm non được xem là nền tảng, là cơ 
sở, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo. Do vậy mục tiêu, nhiệm vụ của 
giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về 
thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu 
tiên của nhân cách con người trong thời đại 4.0, chúng ta phải chuẩn bị 
hành trang cho trẻ tính tích cực, ham học hỏi thích khám phá. Để trẻ bước 
vào lớp một ở trường phổ thông. Việc giúp trẻ lĩnh hội được các nội dung 
kiến thức để hoàn thiện bản thân là mong muốn chung của toàn xã hội, nhà 
trường và gia đình. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được 
những khái niệm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày hiểu một số đặc điểm 
của sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin 
khi lĩnh hội các kiến thức để chuẩn bị vào lớp 1. Không những thế, theo ý 
kiến các chuyên gia tại module mầm non thì các nhà giáo dục đều phải 
thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy 
trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm 
thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải 
quyết vấn đề của trẻ”. 
 Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội 
ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm 
vụ năm học 2018 – 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền 
giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức 
tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có 
phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề 
mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những 
thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách 
hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để 
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho 
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề nghiên cứu
 7.1.1. Cơ sở lý luận 
 Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò 
của nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: 
Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy trẻ làm trung 
tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và 
trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo 
viên làm trung tâm sang dạy học lấy trẻ làm trung tâm, đây là một xu 
hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
 Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết 
đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội 
dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi trẻ đều hiểu và 
nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành phương pháp học thụ động, 
thiên về ghi nhớ, không chịu suy nghĩ. Vậy để khắc phục tình trạng đó, cần 
phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả 
năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích 
cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao. 
 Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại 
Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp 
dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư 
duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể 
hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của 
trẻ”.Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục 
đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao.Mỗi mô hình, cách 
tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết 
các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận những mô hình kể 
trên đáng để nhân rộng.
 Tại trường Mầm non Thanh Vân, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm 
học 2018 - 2019 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông 
tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giá 
dục và Đào tạo Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Học mà 
chơi, chơi mà học”, thông qua các hoạt động đa dạng phong phú trẻ tích 
lũy kinh nghiệm và lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
 Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều 
kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của 
bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình 
giáo dục.
 4 * Về đội ngũ giáo viên
 Nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng: 39 trong đó 
có 2 cán bộ quản lý; 28 giáo viên; 1 kế toán; 1 nhân viên y tế; 5 nhân viên nấu 
ăn; 2 bảo vệ kiêm vệ sinh.
 Trong đó giáo viên 5 tuổi có 6
 + Cao đẳng, đại học: 6/6 = 100 %
 Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, năng động nhiệt tình say mê yêu nghề 
mến trẻ, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà 
trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ 
chuyên môn. Vào các dịp hè được tham gia học bồi dưỡng chuyên môn 
của Sở GD&ĐT, phòng giáo dục và đào tạo và của trường mở. Dự và dạy 
các hoạt động chuyên môn của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ 
đồng nghiệp tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao kiến thức 
chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân đã được bồi dưỡng về các nội dung 
giáo dục cho trẻ đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm ở trường mầm non.
 * Về số nhóm lớp và trẻ
 Nhóm lớp: 17 nhóm lớp trong đó nhà trẻ 3; mẫu giáo 14 trong đó nhóm lớp 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi có 5 lớp
 Tổng số trẻ: 497 trẻ trong đó:
 Nhà trẻ 68 trẻ, mẫu giáo 429 trẻ; 
 Trẻ 3 tuổi: 105 trẻ; Trẻ 4 tuổi: 159; Trẻ 5 tuổi: 165 trẻ;
 a) Thuận lợi
 - Về phía nhà trường:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về nhiệm vụ cụ thể năm học 2018 
- 2019 của các cấp: Sở giáo dục & đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng giáo 
dục & đào tạo Tam Dương; Trường mầm non Thanh Vân và sự quan tâm 
của đảng, chính quyền địa phương. Như phòng học cho trẻ đủ, rộng rãi, 
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên;
 Phát tài liệu, tập san để giáo viên tham khảo;
 Thường xuyên phát động phong trào giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
 Nhất là được sự ủng hộ và tạo điều kiện của ban giám hiệu trường 
mầm non Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc. 6 - Đối với phụ huynh: 
 Một số phụ huynh còn mải làm kinh tế nên không có nhiều thời 
gian quan tâm đến con và chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm. Còn một số phụ huynh có quan điểm sai về giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm, phụ huynh cho rằng đã là dạy thì dậy thế nào 
từ xưa đến nay vân dạy thế mà vân giỏi, vẫn biết. Vậy nội dung đó hụ 
huynh cho là không cần thiết trẻ còn nhỏ chưa cần cung cấp, khi nào lớn 
trẻ sẽ tự biết.
 - Về cơ sở vật chất: 
 Nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa, các nội 
dung thực hành giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa được chú ý, đôi khi 
thực hiện còn mang tính hình thức
 Môi trường và đồ dùng phục vụ cho hoạt động chưa nhiều, còn sơ 
sài và chưa phong phú chưa thu hút được sự tham gia của trẻ.
 Đa số các giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong 
việc tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó tài 
liệu để phục vụ chuyên đề còn nghèo nàn và đặc biệt trẻ mẫu giáo đang 
bước đầu hình thành, phát triển về các tác phẩm tạo hình, thể chấtnên 
việc thực hiện chuyên đề gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ trẻ đa 
phần ở nông thôn, cuộc sống khó khăn ngày nay cũng khiến cha mẹ quá 
bận rộn, không có thời gian quan tâm đến giá trị của môi trường giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ
 7.1.3. Thực trạng việc sử dụng biện pháp giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
 Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn 
nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, 
cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn 
dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói 
nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, 
chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.
 Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách 
lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy đòi hỏi 
người giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động, bên 
cạnh đó phải đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu, Cách bố trí mội trường 
hoạt động, đồ dùng, đồ chơi phong phú và sáng tạo, bền đẹp, hấp dẫn, an 
toàn cho trẻ, Chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả, khơi dậy ở trẻ tính 8 hoạch giáo dục trẻ mầm non; còn 16,7% giáo viên cho rằng không cần thiết GD 
lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường 
mầm non; ,16,7% giáo viên khắng định rằng không cần và 33,3 giáo viên không 
có ý kiến gì về GD lấy trẻ làm trung tâm, trong tổ chức hoạt động chơi; còn GD 
lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ thì 16,7% không có ý kiến gì; 
cuối cùng là GD lấy trẻ làm trung tâm trong Chăm sóc và giáo dục trẻ Dân tộc 
hiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn16,7% giáo viên khắng định rằng không 
cần và 33,3 giáo viên không có ý kiến gì
 Số giáo viên cho rằng không cần thiết không cần thiết Các nội dung khảo sát 
trên là cho rằng trẻ còn nhỏ, không biết gì nên không cần thiết;
 Khả năng còn hạn chế nên ngại, không chịu nghiên cứu, chưa chú trọng đầu 
tư chút thời gian vào công việc này.
 Bảng 2: Khảo sát chất lượng của trẻ 5 – 6 tuổi lần 1 tháng 8 năm 2018
 Kết quả khảo sát
 STT Tổng Đạt Chưa đạt
 Tiêu chí
 số trẻ Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 Số trẻ
 % trẻ %
 Trẻ tự tin, hứng thú tham gia vào 
 1 125 75,8 40 24,2
 các hoạt động.
 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt 
 2 117 70,9 48 29,1
 yêu cầu của từng hoạt động
 165
 Trẻ vận dụng linh hoạt, sáng tạo 
 3 108 65,5 57 34,5
 vào thực tế.
 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn 
 4 123 74,5 42 25,5
 ngữ rõ ràng, mạch lạc
 Nhìn vào biểu 2 tôi thấy vẫn còn 24,2% trẻ chưa tự tin, hứng thú tham gia 
vào các hoạt động; 29,1% trẻ chưa có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của từng 
hoạt động; còn 34,5% trẻ chưa biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế; và 
25,5% trẻ chưa có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
 Với kết quả ở bảng 2 cho thấy tỉ lệ trẻ chưa đạt tiêu chí: Trẻ tự tin, hứng 
thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của từng 
hoạt động. Trẻ vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Có kỹ năng sử dụng 
ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
 Giáo viên chưa có kế hoạch hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ 
lĩnh hội và tích lũy vốn kinh nghiệm của trẻ vào thực tế, Tuy nhiên còn một số 
giáo viên còn ngại, chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học. Tổ chức hình 
thức GD lấy trẻ làm trung tâm ;
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.doc