Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

Trẻ mầm non được ví như tờ giấy trắng và cô giáo mầm non chính là người đặt bút vẽ những nét đầu tiên nên tờ giấy trắng đó. Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi, mỗi việc làm, lời nói đều bộc lộ phần nào phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người. Chính vì thế ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ lời nói, hành động văn minh lịch sự. Cô giáo mầm non phải là người tạo ra cho trẻ môi trường sống tốt rèn luyện trẻ phải biết tu dưỡng bản thân từng ngày, từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, cư xử với niềm nở đúng mực với mọi người. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn tôi cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tôi nghĩ mình cần phải tìm hiểu các biện pháp hữu hiệu để giáo dục hành vi văn minh để khi lớn lên trẻ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội và trong từng xã hội cụ thể có mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục riêng nhằm xây dựng nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng được những đòi hỏi phát triển của xã hội. Tuy nhiên, giáo dục hành vi văn minh là một nội dung không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Hành vi văn minh mang đậm bản sắc địa phương, dân tộc, quốc gia, tạo nên lối sống tốt đẹp của mỗi người, mỗi xã hội, được biểu hiện hàng ngày, hàng giờ, rất phong phú, đa dạng, diễn ra trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người và con người với thế giới tự nhiên.
Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non là một cách nhìn tổng quan về hành vi văn hóa, bản chất sự phát triển hành vi của trẻ em và các quá trình giáo dục cũng như cách thức tổ chức và đánh giá giáo dục hành vi cho trẻ tuổi mầm non. Giáo viên cần đồng hành giúp trẻ rèn luyện bản thân từng ngày, từng giờ theo hướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, cư xử với mọi người niềm nở, lịch sự. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với các nhà giáo dục mầm non mà còn góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức của những người quan tâm tới vấn đề này nhằm chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt hơn.
doc 22 trang skmamnonhay 05/06/2024 3471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2
IV/ ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 - 16
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3 - 4
II/ THỰC TRẠNG 4 - 5
1/ Thuận lợi 4
2/ Khó khăn 4 - 5
3/ Điều tra thực trạng 5
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 5 - 14
1/ BP1: Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy 5 - 6
kinh nghiệm. 
2/ BP2: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở 6 - 7 
3/ BP 3: Hình thành ý thức về hành vi văn minh ở trẻ. 7 - 8
4/ BP 4: Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mọi lúc, mọi nơi 8 - 13
5/ BP 5: Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 13
6/ BP 6: Phối kết hợp với phụ nhuynh 13 - 14
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 14 - 15
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15 - 16
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯU
 Tìm ra những biện pháp hữu hiệu để việc giáo dục hành vi văn minh cho 
trẻ mang lại hiệu quả cao.
 III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021
 IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Trẻ lớp MGL A1 Trường Mầm non Dương Hà
 2 | 1 7 phong phú, đa dạng, diễn ra trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con 
người và con người với thế giới tự nhiên.
 Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non là một cách nhìn tổng quan 
về hành vi văn hóa, bản chất sự phát triển hành vi của trẻ em và các quá trình 
giáo dục cũng như cách thức tổ chức và đánh giá giáo dục hành vi cho trẻ tuổi 
mầm non. Giáo viên cần đồng hành giúp trẻ rèn luyện bản thân từng ngày, từng 
giờ theo hướng tốt, nói lời hay ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, cư xử với 
mọi người niềm nở, lịch sự. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ không chỉ có ý 
nghĩa to lớn đối với các nhà giáo dục mầm non mà còn góp phần tích cực vào 
việc nâng cao nhận thức của những người quan tâm tới vấn đề này nhằm chăm 
sóc, nuôi dạy trẻ tốt hơn.
 II/ THỰC TRẠNG 
 1/ Thuận lợi 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo đầu tư xây trường mới khang 
trang, sạch đẹp có đầy đủ các phòng chức năng: phòng nghệ thuật, phòng tin học 
ngoại ngữ góp phần cho việc thực hiện có hiệu quả chương trình chăm sóc, giáo 
dục trẻ trong trường mầm non
- Ban giám hiệu có nhiều kinh nghiệm và quản lý tốt, luôn ủng hộ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm việc, học tập lẫn nhau qua các buổi sinh 
hoạt chuyên môn. 
- Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tích cực chủ động tìm tòi thiết kế 
các hoạt động sáng tạo, quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ, có nhiều sáng 
tạo trong công tác chuyên môn.
- Bản thân giáo viên luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm thông qua các
bạn đồng nghiệp, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.
- Lớp có 36 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi và đều học qua mẫu giáo 
nhỡ. 
- Đa số phụ huynh đều nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ 
ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo 
để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 2/ Khó khăn
- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều. Một số trẻ nhút 
nhát và đi học không đều, một số trẻ lại quá hiếu động nên làm ảnh hưởng đến 
các hoạt động chung.
 4 | 1 7 Để việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ trong nhóm lớp đạt hiệu quả tôi đã 
căn cứ vào khung chương trình giáo dục mầm non, các mục tiêu phát triển của 
trẻ 5 tuổi, đặc điểm phát triển của trẻ để xác định các tiêu chí đánh và các nội 
dung cần giáo dục trẻ để đạt được các tiêu chí đánh giá. Cụ thể như sau:
 Tiêu chí 1: Các hành vi văn minh trong giao tiếp.
- Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù 
hợp với tình huống.
- Không nói tục chửi bậy.
- Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp 
và chờ đến lượt trong trò chuyện.
- Không nói leo, không ngắt lời người khác.
- Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác.
 Tiêu chí 2: Các hành vi văn minh trong ăn uống.
- Không nói chuyện khi ăn.
- Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa. 
- Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn.
- Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở suất ăn.
- Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe.
- Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi
 Tiêu chí 3: Các hành vi văn minh nơi công cộng.
- Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên 
nhiên môi trường sạch sẽ.
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi 
qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ.
- Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường 
đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.
 2/ Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở.
 Để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góp phần hình thành và rèn 
cho trẻ các hành vi văn minh thì việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện, 
cởi mở là rất cần thiết. Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và thống nhất với 
đồng chí giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp xây dựng môi trường, các góc hoạt 
động trong lớp phù hợp với diện tích lớp phù hợp có tính thẩm mỹ và thuận tiện 
giúp trẻ hoạt động tích cực.
 Bên cạnh đó, tôi cùng với trẻ thảo luận xây dựng nội quy lớp học treo 
ngay ở phòng đón trẻ và động viên, khuyến khích trẻ thi đua thực hiện theo bảng 
nội quy đã xây dựng. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy 
định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp ứng xử đúng mực trong khi chơi, 
 6 | 1 7 sửa sai cho trẻ để bản thân trẻ tự xây dựng ý thức, điều chỉnh hành vi của mình 
cho phù hợp. Cùng với việc tạo ra các tình huống, các điều kiện để trẻ thực hiện 
các chuẩn mực hành vi trong cuộc sống cô giáo phải kịp thời nắm bắt, tận dụng 
và khai thác những tình huống xảy ra một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống tập 
thể của lớp học để hình thành ý thức cho trẻ.
 Ví dụ: Trong một tiết học có một trẻ đi muộn tự ý ra ngoài mà không xin 
phép., tôi nhẹ nhàng nhắc trẻ: Đang trong giờ học con tự ý đi ra ngoài là đúng 
hay sai? Con đã ngoan chưa? Con sẽ làm gì và nói như thế nào ? Qua việc trả lời 
các câu hỏi giúp trẻ nhận ra hành vi của mình là chưa đúng từ đó đã giúp cho trẻ 
có những hành vi đúng đắn, phù hợp hơn trong mọi tình huống, hoàn cảnh giao 
tiếp, hình thành ý thức về hành vi giao tiếp có văn hoá.
 4/ Biện pháp 4: Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Hằng ngày trẻ đến lớp tham gia vào rất nhiều hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ, 
vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt của trẻ trong chế độ 
sinh hoạt một ngày đều là cơ hội đê trẻ được học và rèn luyện các hành vi. Muốn 
tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình 
cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện... trò chơi 
có nội dung nói về các hành vi văn minh. 
 Việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cần được luyện tập thường 
xuyên trong các sinh hoạt hàng ngày chính vì vậy mà tôi luôn tạo cơ hội để trẻ 
thực hiện các hành vi giao tiếp nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo thói quen giao 
tiếp văn minh mang lại hiệu quả cao hơn.. Đối với trẻ mầm non việc luyện tập 
cần nâng cao dần mức độ: Từ dễ đến khó; từ yêu cầu chỉ diễn tả bằng lời cách 
ứng xử của bản thân đến bằng hành động cụ thể; từ hình thức đơn giản đến phức 
tạp. Mặt khác giáo viên cần luyện tập từng thao tác, từng chuẩn mực riêng lẻ đến 
luyện tập kết hợp các thao tác, nhiều chuẩn mực cùng một lúc; từ tình huống giả 
định đến tình huống có thực trong cuộc sống hàng ngày Việc tổ chức chế độ 
sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và việc luyện tập đó phải được tiến hành thường 
xuyên để trở thành kỹ năng, kỹ xảo thói quen giao tiếp văn minh.
 4. 1/ Thông qua hoạt động đón trả trẻ. 
 Hoạt động đón trả trẻ là khoảng thời gian tôi tận dụng để trò chuyện và 
cung cấp kiến thức, rèn luyện cho trẻ một số thói quen, hành vi giao tiếp văn 
minh như biết chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống. 
Ngay từ những ngày đầu đón trẻ vào lớp, có những trẻ còn bẽn lẽn khi gặp cô 
giáo mới mà quên mất thói quen chào bố mẹ, tôi ân cần và chuẩn mực trong 
xưng hô với bố mẹ trẻ, đón trẻ vào lớp và không quên nhắc trẻ chào tạm biệt bố 
mẹ sau đó hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào tủ có kí hiệu riêng để từ các 
 8 | 1 7 + Khách hàng: Biết xếp hàng chờ đến lượt mình, không chen lấn xô đẩy, khi 
mua phải trả tiền.
 Trong quá trình trẻ chơi tôi cũng đóng một vai phụ nhẹ nhàng nhắc trẻ 
cùng thực hiện theo nội quy và các quy định ở góc chơi mà tôi cùng trẻ đã cùng 
thảo luận đưa ra trước đó: chơi đoàn kết, thực hiện đúng nội quy góc chơi, 
không nói to, lấy và đồ dùng đúng nơi quy định. Tôi theo dõi quan sát lắng nghe 
để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình 
thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. 
 Thực tế cho thấy càng ngày trẻ lớp tôi càng mạnh dạn, thành thạo dần trong 
giao tiếp ứng xử, chào hỏi đối với cô giáo, các bạn và mọi người gần gũi xung 
quanh mình và tình trạng nói trống không của trẻ cũng đã được khắc phục. Trẻ 
biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô lễ phép.
 4. 3/ Thông qua hoạt động ngoài trời 
 Thực tế cho thấy rằng thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo quanh sân 
trường, đi thăm quan 1 số nơi hay trò chuyện với trẻ về một đề tài nào đó giúp 
trẻ học được hành vi văn minh như : Chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ 
phép với người lớn, phù hợp với tình huống; chăm chú lắng nghe người khác, 
đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện, 
biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác; giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói 
quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên môi trường sạch sẽ; hành vi bảo vệ 
môi trường, chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông. ..
 Ví dụ: Cho trẻ đi thăm quan Trạm y tế giúp trẻ hiểu được một số công 
việc của các cô chú làm việc tại trạm qua đó giúp trẻ thể hiện tình cảm, lòng biết 
ơn của mình với các cô chú bác sĩ, y tá làm việc tại đó.
 Trước khi tổ chức cho trẻ đi dạo, đi thăm quan tôi thường trò chuyện với 
trẻ:
+ Các con đoán xem trong buổi thăm quan ngày mai cô sẽ cho các con đi đâu?
+ Nếu đi thăm quan Trạm y tế từ thì đi từ lớp mình sang đó mất bao lâu?
+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan Trạm y tế?
+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, 
chào hỏi mọi người, ). Vì sao phải làm như vậy?
+ Đến trạm y tế các con định làm gì và nói gì với những người con gặp ở đó?
 Chính nhờ sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và cung cấp cho trẻ một số kiến 
thức cho trẻ làm cho tất cả trẻ trong lớp đều háo hức về chuyến đi ngày mai. 
Không chỉ dừng lại ở đó 1 số trẻ còn biết trao đổi với nhau, biết chia sẻ kinh 
nghiệm, biết phải làm những gì để chuẩn bị cho chuyến đi và biết những hành vi 
mà mình cần thực hiện cho phù hợp với chuyến đi đó. Sau nhiều lần được cô tổ 
 10 | 1 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hanh_vi_van.doc