Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm góp phần giúp trẻ nhận biết được một số chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người và đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0-5 tuổi nói chung trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Như chúng ta đã biết vấn đề dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng. Có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cơ thể trẻ. Vì vậy chương trình lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của vấn đề dinh dưỡng đối với cơ thể con người và tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ lứa tuổi mẫu giáo đến lứa tuổi học đường. Tiến hành giáo dục cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe. Biết lựa chọn một cách thông minh tự giác trong ăn uống, để đảm bảo sức khỏe của mình, đẩy lùi bệnh tật, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
docx 15 trang skmamnonhay 11/04/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi
 sức khỏe con người và đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0-
5 tuổi nói chung trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
 Như chúng ta đã biết vấn đề dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng. Có ảnh 
hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cơ thể trẻ. Vì vậy chương trình 
lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp 
trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của vấn đề dinh dưỡng đối với cơ thể con người và 
tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ lứa tuổi mẫu giáo đến lứa tuổi 
học đường. Tiến hành giáo dục cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng trong chiến 
lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh 
dưỡng, sức khoẻ. Biết lựa chọn một cách thông minh tự giác trong ăn uống, để đảm 
bảo sức khoẻ của mình, đẩy lùi bệnh tật, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
 Mục đích của nền giáo dục XHCN Việt Nam là đào tạo ra những con người có 
kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo 
và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành 
mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
 Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển 
hài hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình và 
xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền 
tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới XHCN :
 Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối.
 Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra những cái đẹp xung 
quanh.
 Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng 
(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận) cần thiết để lên lớp lớn và tiếp tục 
vào trường phổ thông, thích đi học. Số lượng trẻ trong lớp đông, đa phần trẻ là con thuần nông, thậm chí nhiều gia 
đình bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên 
có phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Năm học 2012 - 2013, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mẫu giáo vẫn còn. Vào 
đầu năm học tỷ lệ suy dinh dưỡng ở lớp dưới (lớp nhỡ chuyển lên) tỷ lệ suy dinh 
dưỡng, thấp còi chiếm tỷ lệ cao cụ thể: Trẻ suy dinh dưỡng vừa 5/41 trẻ chiếm tỷ lệ 
12,2 %, thấp còi độ 1 là 4/41 trẻ chiếm tỷ lệ 9,7 %.
 Số trẻ nắm bắt kiến thức về dinh dưỡng còn thấp, trẻ chưa ý thức được tầm quan 
trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
 Sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của một số trẻ còn chậm làm cho quá trình lồng 
ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động của trẻ càng khó khăn hơn.
 Mỗi trẻ có một đặc điểm tâm lý riêng, khẩu vị riêng, hoàn cảnh sống riêng. Trẻ 
từ lớp nhỡ mới chuyển lên nên số trẻ biếng ăn, kén ăn, ăn chậm còn nhiều làm ảnh 
hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
 Đứng trước những khó khăn trên bản thân tôi vô cùng lo lắng, làm thế nào 
để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống mức thấp nhất.
 Vào đầu năm học trẻ lớp nhỡ mới chuyển lên. Sự tiếp thu, lỉnh hội kiến thức 
còn chậm. Đa số trẻ mới chỉ biết được tên gọi của các loại thực phẩm như: Thịt, cá 
trứng, các loại rau củ quả và mới chỉ biết sơ đẵng một số dưỡng chất thiết yếu. 
Ví dụ trẻ mới chỉ biết thịt giàu chất đạm, bí đỏ giàu vitamin A... Nhưng trẻ chưa biết 
những dưỡng chất đó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người phát triển như thế 
nào
 Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi mầm non: Sự phát triển chú ý có chủ 
định còn hạn chế. Do đó trên tiết học sự chú ý có chủ định của trẻ chỉ trong thời gian 
ngắn, trẻ chưa tập trung chú ý vào hoạt động. Vì vậy sự tích hợp lồng ghép dinh 
dưỡng vào tiết học càng khó khăn hơn đòi hỏi người giáo viên cần linh hoạt sáng tạo 
trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ. Khi sử dụng hình thức này cần đạt các yêu cầu sau:
 Phát huy tính tự giác, chủ động của trẻ, đảm bảo không khí vui tươi thoải mái nhẹ 
nhàng, không gò bó áp đặt trẻ.
 Giờ học phải có trọng tâm, tránh dàn trải, lan man, cần biết phối hợp các phương 
pháp một cách linh hoạt, sáng tạo và hợp lý.
 VD: Cô cho trẻ làm quen một số loại Rau. Sau khi trẻ quan sát, nhận xét về đặc 
điểm, cách chế biến và biết đâu là rau ăn củ, đâu là rau ăn lá, đâu là rau ăn quả. Cô 
khái quát và lồng ghép giáo dục dinh dưỡng: Trong các loại rau, củ, quả có nhiều 
Vitamin và khoáng chất ăn vào giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh, chống đỡ 
mọi bệnh tật. Đặc biệt các loại rau, củ, quả có màu đỏ và màu xanh đậm như: Rau 
ngót, rau dền đỏ, bí đỏ, cà chua, cà rốtcó rất nhiều Vitamin A ăn vào giúp da dẻ 
hồng hào, mắt sáng, tóc mượtvà các loại Vitamin này các con phải biết ăn đủ và 
ăn theo nhu cầu.
 VD: Hoạt động học “Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình ”
 Sau khi cho trẻ quan sát nhận xét về đặc điểm của con bò => Cô khái quát lại kết 
hợp lồng giáo dục dinh dưỡng: Bò là động vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con, 
bò có màu vàng, trên đầu có đôi sừng, có đôi mắt có mõm, đuôi bò dài , bò thường 
hay ăn cỏ. Nuôi bò để kéo xe, lấy thịt, lấy sữa, thịt bò có nhiều chất đạm ăn vào rất 
tốt cho cơ thể con người, sữa bò có nhiều canxi và các Vtamin. Các loại sữa tươi sữa 
hộp mà ở nhà cũng như đến lớp các con được bố mẹ cô giáo cho uống hàng ngày 
đều được pha chế từ sữa bò. Vì vậy các con phải uống sữa để giúp cho cơ thể khoẻ 
mạnh thông minh chóng lớn.
 Sau khi cho trẻ quan sát và nhận xét về đặc điểm nổi bật của con gà cô lồng 
giáo dục dinh dưỡng: Trong thịt gà, trứng gà có chất đạm, giúp cho cơ thể phát triển 
cân đối khoẻ mạnh Trò chơi “cửa hàng ăn uống” phải biết chế biến ra các món ăn từ các thực phẩm ược 
mua về và nói được các chất dinh dưỡng của nhóm đó khi khách hỏi.
 Hoạt động chiều:
 Tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động chiều dưới hình thức ôn 
luyện các hình thức đã học, nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức hơn.
 VD: Khi thực hiện chủ đề “Động vật sống dưới nước” thì vào buổi chiều cô cho trẻ 
ôn luyện qua trò chơi “Đố vui” về các loại cá. Sau đó cô nói cho trẻ biết có rất nhiều 
loại cá chúng sống ở khắp nơi như ao, hồ, sông, suối. Trong cá chứa rất nhiều chất 
đạm, canxi là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, cá chế biến rất nhiều 
món ăn, cho trẻ kể các món ăn được chế biến từ cá... và giáo dục trẻ cần ăn thức ăn 
chế biến từ cá.
 Tổ chức cho trẻ thực hiện “bé tập làm nội trợ” như pha nước chanh, pha nước cam, 
pha sữa, làm muối lạcKhi được trực tiếp chế biến trẻ cảm thấy tự tin và khắc sâu 
giá trị dinh dưỡng của sản phẩm khi trẻ tạo ra.
 VD: Pha nước chanh không những trẻ biết làm công việc tự phục vụ cho bản thân 
và người khác mà còn biết được giá trị dinh dưỡng trong ly nước chanh đó là có 
nhiều Vitamin uống vào giúp cơ thể sảng khoái, da dẻ mịn màng. Hoặc cho trẻ pha 
sữa trẻ biết được trong sữa có nhiều chất đạm, uống vào giúp cơ thể khỏe mạnh, 
thông minh. Hoặc cho trẻ làm muối lạc trẻ sẽ khắc sâu giá trị dinh dưỡng trong muối 
lạc đó là trong muối lạc giàu chất béo
 Thông qua tổ chức bữa ăn cho trẻ.
 Trong bữa ăn của trẻ tại trường hàng ngày trẻ được cô nhà bếp chế biến các món 
ăn hợp khẩu vị của trẻ và thường xuyên thay đổi món ăn nên khi tổ chức bữa ăn cho 
trẻ giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
 Ví dụ: Trong giờ ăn trưa, trước khi ăn cô giáo giới thiệu các món ăn, sau đó giới 
thiệu luôn giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó như: Hôm nay cô cho các con ăn 
món cá sốt cà chua. Trong Cá sốt cà chua có rất nhiều chất đạm ăn vào giúp cơ thể Giáo viên đứng lớp cùng với giáo viên dinh dưỡng làm tốt công tác đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm. Bát, thìa, nồi đựng thức ăn của trẻ trước khi ăn phải được 
nhúng qua nước sôi. 
 Ngoài ra, cùng với giáo viên dinh dưỡng tìm kiếm các giống rau, củ, quả như; 
Khoai lang, rau cải, bí đỏ, bí đao, mướp ngọt, hành lá, ngò rí. trồng vườn rau của 
bé đảm bảo đủ rau sạch cung cấp cho trẻ ăn hàng ngày và tạo được môi trường vườn 
rau phong phú.
 Bên cạnh đó thường xuyên phối hợp với nhân viên Y tế kiểm tra chất lượng bữa 
ăn của trẻ về đảm bảo vệ sinh an toàn thưc phẩm. Hàng quý cân đo trẻ xem tình trạng 
sức khỏe của trẻ như thế nào. Trẻ có tăng cân bình thường không, có giảm tỷ lệ suy 
dinh dưỡng so với quý kế trước không để có kế hoạch kịp thời điều chỉnh. 
 Biện pháp 4: Tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng đến các bậc phụ huynh.
 Tuyên truyền kiến thức khoa học về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo 
vệ sức khỏe cho trẻ. Trước hết tạo niềm tin và uy tín đối với phụ huynh để họ yên 
tâm gửi con đi học. Qua công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ làm cho phụ 
huynh thấy cần thiết phải đưa con đến trường.
 Tổ chức các buổi họp phụ huynh: Giáo viên phổ biến kiến thức dinh dưỡng và vệ 
sinh an toàn thực phẩm, nuôi dạy con theo khoa học. Phổ biến thực phẩm giàu chất 
đạm, chất béo, chất bột đường, chất vitamin muối khoáng có sẵn tại địa phương đảm 
bảo rẻ tiền nhưng giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ 
biến cách bảo quản thực phẩm sống, thực phẩm chín một cách an toàn, tránh thực 
phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng 
của việc cho trẻ ăn hết suất ăn, động viên trẻ trong khi ăn giúp trẻ ăn ngon miệng 
hơn. Đóng góp mức tiền ăn phù hợp với giá cả thị trường để suất ăn đảm bảo đúng 
định lượng. 
Xây dựng góc tuyên truyền: Thông qua góc những điều cha mẹ cần biết và góc 
tuyên truyền của nhà trường, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết “10 nguyên Nắm được tâm sinh lý, sự tiếp thu bài của từng trẻ. Từ đó có những biện pháp tác 
động phù hợp giúp trẻ nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng làm hành trang cho trẻ vào 
lớp 1 ở trường phổ thông.
 Có cơ sở khoa học trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. 
Góp phần cùng với đội ngũ giáo viên trong nhà trường giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng 
xuống mức thấp nhất.
 Đối với các bậc cha mẹ
 Tất cả phụ huynh đồng tình ủng hộ về sự kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 
thông qua lồng ghép kiến thức dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Đã 
có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc 
nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Từ đó trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống.
 3 . PHẦN KẾT LUẬN
 3.1 Ý nghĩa của việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi
 “Giáo dục dinh dưỡng” là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển 
của trẻ. Khi trẻ hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của các chất dinh dưỡng đối 
với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể thì lúc đó trẻ ý thức được việc cung cấp chất 
dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Trẻ hiểu được thực phẩm nào có nhiều 
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó loại trừ được thói quen lười ăn kém ăn. 
Để giáo dục dinh dưỡng đạt kết quả tốt giáo viên cần có sự kiên trì liên tục, mọi lúc 
mọi nơi và lồng ghép có sáng tạo vào các môn học khác.
 Thông qua các lĩnh vực phát triển cho trẻ sẽ góp phần hình thành và phát triển 
toàn diện về thể chất cũng như nhân cách của trẻ sau này. Lĩnh vực này đã cung cấp 
cho trẻ một số kiến thức đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng đối với cả trẻ em và 
người lớn.
 Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ góp phần quan trọng trong chiến lược con

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_c.docx