Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi

An toàn giao thông luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong xã hội hiện nay, số người chết vì tai nạn giao thông từng giờ, từng ngày lên đến mức báo động. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông như đi đúng tốc độ, đi đúng phần đường... Đối với trẻ mẫu giáo để trẻ nắm được một số quy định về giao thông thì chúng ta cần giúp trẻ bằng cách lồng ghép, tích hợp vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ có được những kĩ năng khi tham gia giao thông.
Trẻ mầm non rất dể tiếp thu hình thành những thói quen tốt giúp trẻ sau này thành công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có những kiến thức một cách sơ đẳng về luật lệ giao thông. Có những thói quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông, biết được những hậu quả tai hại của các vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đã làm cho nhiều người chết, bị thương, nhiều trẻ em phải mồ côi cha mẹ khi còn quá nhỏ cũng do tai nạn giao thông gây ra. Vì vậy tôi đã xây dựng một số biện pháp: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non; Tổ chức tốt các hoạt động dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông an toàn; Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi; Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giao thông để từ đó hình thành tính tự giác thực hiện hành vi văn hoá trong giao thông; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông ngay từ nhỏ, biết cách giữ an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông. Hiểu biết về vấn đề giao thông trẻ sẽ tự tin khi đi ra ngoài đường và cẩn thận hơn.
doc 16 trang skmamnonhay 02/04/2025 1200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi
 2
vÒ v¨n minh trËt tù khi qua ®­êng. Qua ®ã trÎ biÕt ®­îc c¸c tÝn hiÖu ®Ìn giao 
th«ng, c¸ch ®i qua ng· t­, ®i bé bªn ph¶i, bªn lÒ ®­êng, ®i trªn vØa hÌ, khi ngåi 
trªn thuyÒn... §Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ vÒ tai n¹n giao th«ng.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo 
dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi”
 1.2 Điểm mới của đề tài:
 An toàn giao thông luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là 
trong xã hội hiện nay, số người chết vì tai nạn giao thông từng giờ, từng ngày lên 
đến mức báo động. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều 
phải chấp hành nghiêm luật giao thông như đi đúng tốc độ, đi đúng phần đường... 
 Đối với trẻ mẫu giáo để trẻ nắm được một số quy định về giao thông thì 
chúng ta cần giúp trẻ bằng cách lồng ghép, tích hợp vào tất cả các nội dung giáo 
dục để trẻ có được những kĩ năng khi tham gia giao thông.
 Trẻ mầm non rất dể tiếp thu hình thành những thói quen tốt giúp trẻ sau này 
thành công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Việc giáo dục an toàn giao thông 
cho trẻ có những kiến thức một cách sơ đẳng về luật lệ giao thông. Có những thói 
quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông, biết được những hậu quả tai hại của các 
vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đã làm cho nhiều người chết, bị thương, nhiều 
trẻ em phải mồ côi cha mẹ khi còn quá nhỏ cũng do tai nạn giao thông gây ra. Vì 
vậy tôi đã xây dựng một số biện pháp: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn giao 
thông trong trường mầm non; Tổ chức tốt các hoạt động dạy trẻ kỹ năng tham gia 
giao thông an toàn; Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua 
các trò chơi; Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giao thông để từ đó hình 
thành tính tự giác thực hiện hành vi văn hoá trong giao thông; Tăng cường phối 
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. 
 Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông ngay từ 
nhỏ, biết cách giữ an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông. Hiểu biết về 
vấn đề giao thông trẻ sẽ tự tin khi đi ra ngoài đường và cẩn thận hơn. 
2. Nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu :
 *Thuận lợi:
 Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nên cơ sở vật chất đầy đủ: 
Phòng nhóm, trang thiết bị giảng dạy, môi trường giáo dục, đồ dùng, đồ chơi đảm 
bảo cho việc chăm sóc, giáo dục tốt.
 Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, đã tạo sân trường 
đẹp, rộng rãi có mô hình giao thông phù hợp, nhằm kích thích được sự tò mò khám 
 4
 2.2. Các biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1: Xây dựng, trang trí môi trường giáo dục an toàn giao 
thông trong trường mầm non.
 Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức được rằng đối với trẻ, môi trường 
hoạt động chủ yếu của chúng là trường ở mầm non. Việc tạo môi trường an toàn 
giao thông trong trường mầm non là một trong những biện pháp không thể thiếu để 
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ bởi lẽ môi trường giáo dục chính là điều kiện, 
là phương tiện để trẻ được tiếp xúc, giao lưu, trải nghiệm, học hỏi và tích luỹ kinh 
nghiệm Với đặc thù tâm lý của trẻ mầm non, tôi xác định phương châm giáo dục 
“vui chơi là chính” vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn giao thông 
trong và ngoài lớp là rất quan trọng. Đầu tiên xây dựng môi trường ngoài lớp như 
sau:
 Để làm tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông nhà trường đã phối hợp 
với chính quyền địa phương thiết lập lại trật tự an toàn giao thông tại các khu vực: 
trước cổng trường, xung quanh sân trường bằng các việc làm cụ thể như: Cấm bán 
hàng trước cổng trường, để xe đúng nơi quy định, không đỗ xe dưới lòng đường tại 
thời điểm đón trả trẻ.
 Bên ngoài cổng trường có treo biển khẩu hiệu “Cổng trường an toàn giao 
thông” và các biển bảng, băng rôn tuyên truyền về an toàn giao thông với tiêu 
đề “an toàn giao thông là bảo vệ cho chính bản thân mình”, “An toàn giao thông 
là hạnh phúc của mọi nhà”. Bên cạch đó nhà trường còn tiến hành kẻ vẽ các ô, 
vạch quy định nơi để xe của phụ huynh khi đưa trẻ đến trường và khi đón trẻ, mô 
hình giao thông trong sân trường.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã được nhà trường cử đi tham gia lớp tập huấn an 
toàn giao thông, dự chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của các trường bạn sau đó 
về trường triển khai nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tới toàn thể giáo 
viên trong nhà trường. Sau khi nắm chắc các nội dung giáo dục an toàn giao thông 
cho trẻ tôi tiến hành xây dựng môi trường tổ chức các hoạt động: Sưu tầm tranh 
ảnh về các nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Chuẩn bị đầy đủ các đồ 
dùng đồ chơi, học liệu, sắp xếp các đồ dùng đồ chơi gọn gàng thuận tiện cho trẻ sử 
dụng khi tham gia các hoạt động. Làm biển báo thể hiện nội quy lớp, trường, đặt 
biển báo vào vị trí phù hợp để trẻ thực hiện theo nội quy, ý nghĩa của các biển báo 
đó. Tận dụng khuôn viên sân trường để tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm các 
tình huống giao thông thực tế như: đi qua ngã tư đường phố, đi bộ trên vỉa hè, đi 
sang đường, đi xe đạp, xe máy, ô tô, khi ngồi trên tàu xe, .Tôi luôn tạo cho trẻ có 
môi trường hoạt động tốt để trẻ được khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm theo kiểu 
“chơi mà học, học mà chơi”. Tôi nhận thức được rằng, đối với trẻ mầm non, những 
 6
đường, sang đường khi đèn giao thông màu gì Trẻ được dạy cách quan sát xe cộ 
xung quanh để xác định mức độ nguy hiểm. Khi đi bộ trên đường, trẻ phải đi sát 
vào lề đường bên phải để tránh va quẹt xe. Hãy sang đường khi vắng xe, giơ một 
tay lên cao để báo hiệu xin đường. Tốt nhất, nếu có thể hãy sang đường theo nhóm 
đi cùng người lớn.
 Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông 
qua các hoạt động hằng ngày của trẻ.
 Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người, các cháu cần 
phải có một số hiểu biết về luật giao thông tức là làm sao cho các cháu biết đi 
đường đúng quy định sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, vì thế tôi đã lồng ghép vào 
các hoạt động hằng ngày của các cháu để các cháu nắm được cách khi tham gia 
giao thông đúng quy định.
 * Thông qua giờ đón trẻ:
 Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tham gia giao thông của trẻ từ nhà đến 
trường, cô có thể hỏi trẻ: 
 Đối với trẻ được bố(mẹ) chở đi xe máy: 
 Sáng nay ai chở con đi học ? Bố mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì? Con có 
được đội mũ bảo hiểm không? Ngồi trên xe con ngôi như thế nào? Trên đường đi 
bố ( mẹ) lái xe thế nào ?
 Đối với tẻ được bố (mẹ) dắt đi bộ:
 Khi đi bộ trên đường thì phải đi như thế nào? Đi vào phía tay nào của con? 
Khi con sang đường thì cần chú ý điều gì? Con có gặp chuyện gì ở trên đường 
không?
 Qua những buổi trò chuyện cùng trẻ, trẻ lớp tôi biết được khi đi học, hay đi 
chơi cùng người thân, chấp hành luật lệ an toàn giao thông, và biết ngồi trên xe an 
toàn không cầm theo đồ chơi, phải đội mũ bảo hiểm. Từ đó trẻ có hiểu biết những 
hành vi đúng sai khi tham gia giao thông. Cho trẻ xem một số video “ Tôi yêu Việt 
Nam” để trẻ biết cách xử lý tình huống.
 * Thông qua hoạt động học
 Đối với chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” giáo viên dạy trẻ về tên 
gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông. Dạy cho trẻ biết 
cách đi đúng quy định như: đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường, khi ngồi trên xe 
mô tô phải đội mũ bảo hiểm, khi qua đường phải đợi đèn đỏ và cần có người lớn 
dẫn qua, các phương tiện giao thông phải dừng đổ đúng nơi quy định không chơi 
đùa hoặc đọc sách khi tham gia giao thông và giới thiệu cho trẻ một số biển báo 
đơn giản dể nhớ
 8
 Góc xây dựng: Trẻ xây dựng ngã tư đường phố, có vỉa hè, có các phương 
tiện tham gia giao thông, có tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. 
 Góc học tập: Trẻ chơi lô tô về giao thông, chơi thực hành với sa bàn giao 
thông. 
 Góc thư viện: Trẻ được xem hình ảnh về an toàn giao thông, trẻ được trao 
đổi với bạn bè về nội dung những bức tranh đó
 Góc ghệ thuật: Bày biện nhiều loại sách có nội dung, hình ảnh về giáo dục 
an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái tạo lại bằng cách vẽ, nặn, xé dán
 Qua các góc chơi này trẻ được trải nghiệm tốt và khắc sâu kiến thức về an 
toàn giao thông.
 * Thông qua hoạt động chiều:
 Cô tổ chức cho trẻ trò chơi học tập, cho trẻ quan sát tranh, xem các biển cấm 
và biển nguy hiểm, cho trẻ gạch những hành vi đúng sai khi tham gia giao thông, 
hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm, cho trẻ xem các video về tham gia giao thông của 
mọi người qua đó giáo dục trẻ cách tham gia giao thông cho đúng
 Ví dụ: Hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách, cài đúng dây an toàn.
 Cô cũng có thể đọc cho trẻ nghe những bài thơ, câu chuyện về giao thông như 
câu chuyện “Ba ngọn đề giao thông, thơ “chú cảnh sát giao thông” Qua những 
nội dung, những tình huống từ bài thơ, câu chuyện này, tôi lồng ghép nội dung 
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Từ đó trẻ sẻ khắc sâu hơn những hiểu biết của 
mình về an toàn giao thông
 * Thông qua giờ trả trẻ: 
 Cô trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục an toàn giao thông cho các cháu 
như: Không nên để xe lộn xộn trước cổng trường, không chạy xe vào sân trường để 
làm gương cho các cháu, cho các cháu đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, 
không nên cho các cháu qua đường một mình
 Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động dạy trẻ kỹ năng tham gia giao 
thông an toàn.
 Hướng dẫn trẻ tham gia giao thông an toàn thông qua việc dạy trẻ các kỹ 
năng: Kỹ năng đi bộ, kỹ năng qua đường an toàn, kỹ năng ngồi sau xe đạp, xe máy 
an toàn, kỹ năng khi ngồi trên xe ô tô, tàu thuyền, kỹ năng nhận biết tín hiệu đèn 
giao thông, dạy trẻ nhận biết và chấp hành đúng các biển báo, luật lệ khi tham gia 
giao thông.
 Bước 1: Dạy trẻ kỹ năng đi bộ an toàn:
 Dạy các trẻ kỹ năng giao thông đường bộ là nhiệm vụ không thể lơ là, công 
việc này sẽ trang bị cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích. Đây tuy là điều cơ bản khi con 
vào mẫu giáo cô giao nên hướng dẫn trẻ cách để đi bộ an toàn như sau: 
 10
 Khi ngồi trên xe máy không được ngồi phía trước mà phải ngồi phía sau 
người lái, ngồi ngay ngắn không được ngoài người sang hai bên, không được giơ 
hai tay hoặc chân sẽ rất nguy hiểm.
 Khi ngồi trên tàu, xe ô tô không được thò đầu, tay, chân ra bên ngoài cửa sổ 
 xe. Nên ngồi ngay ngắn trên xe, không nên đứng nhảy nhót nô đùa trên xe để 
 tránh trường hợp xe phanh gấp trẻ sẽ mất thăng bằng. Cần cài dây an toàn nếu 
 ngồi ghế trước, chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
 Bước 4: Dạy trẻ nhận biết các tín hiệu đèn và biển báo giao thông.
 Tham gia giao thông là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi 
người. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho mọi người xung quanh, trẻ 
cần phải được trang bị những kiến thức về một số biển báo giao thông cho trẻ mầm 
non để tránh được những tai nạn đáng tiếc.
 Dạy trẻ nhận biết tín hiệu đèn giao thông và giáo dục trẻ chấp hành tín hiệu 
đèn màu: đèn đỏ phải dừng lại, đèn vàng đi chậm và quan sát, đèn xanh mới được 
đi nhanh.
 Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về ý nghĩa của một số loại biển báo 
giao thông thường gặp trên đường như: 
 Biển báo cấm: Báo đường cấm tất cả các phương tiện giao thông đi lại cả 2 
hướng. 
 Biển báo cấm đi xe ô tô : Đường cấm xe ô tô đi qua. Biển báo dừng lại: Biển 
báo có hiệu lực buộc các phương tiện giao thông dừng lại trước biển hoặc dừng 
trước vạch kẻ đường.
 Biển báo dành cho người đi bộ: người đi bộ qua đường đúng làn đường của mình. 
 Biển báo tín hiệu đèn giao thông: ý nghĩa của 3 màu đèn tín hiệu: đỏ, vàng, xanh. 
 Qua đó giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông.
 Biện pháp 4: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông 
qua các trò chơi.
 Đây là biện pháp rất gần gũi trẻ trong các hoạt động.Tâm lí của lứa tuổi mẫu 
giáo là học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt với giáo dục luật lệ an toàn giao thông 
là một vấn đề khó. Vì vậy việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc quy định của luật lệ an 
toàn giao thông vào trò chơi là một việc không thể thiếu được. Trẻ tham gia các trò 
chơi giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ. Trò 
chơi là cơ sở làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ và tạo điều kiện để trẻ 
vận dụng vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hằng ngày vào trò 
chơi. Thay vì tổ chức cho trẻ học Luật Giao thông qua tranh, ảnh, video trong lớp 
giáo viên cho trẻ đóng vai, thực hành một số quy định của Luật Giao thông ở khu 
chơi giao thông của trường hoặc giáo viên tự sắp xếp, bố trí trong lớp hoặc ngoài 
sân trường. Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_an_toan_giao.doc