Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu, khám phá sự kỳ diệu của sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao? làm thế nào? và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, thế giới vật chất. Khám phá đối với trẻ nhỏ là quá trình tham gia hoạt động thăm dò, giải thích các kiến thức khoa học cho trẻ mà giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và thảo luận chia sẽ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ, hoặc điều trẻ còn băn khoăn. Quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt động vui chơi ngoài trời. Đặc biệt việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ, từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh.
doc 15 trang skmamnonhay 01/04/2025 401
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
 2
 Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng 
thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung 
quanh chúng, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.
 Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với 
môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
 Với phương pháp trực quan hành động trẻ được sờ, ngắm nhìn và hành động 
trên đồ vật tạo cho trẻ một niềm vui thỏa mãn, phấn khích mang lại buổi học đấy 
thích thú, ý nghĩa làm cho trẻ có cảm giác thoải mái như đang chơi tự do chứ 
không phải là không khí của một giờ học, một giờ chơi theo luật. 
 Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá, 
thử nghiệm, trải nghiệm và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh 
mình.
 Hoạt động khám phá giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được 
mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát 
triển tri thức cho trẻ. Hoạt động khám phá giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời 
nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã nắm bắt theo sự phát triển, đặc diểm tâm sinh lý 
của trẻ trong lớp, tôi đã nhận ra rằng hầu hết trẻ thích sự năng động thích được 
khám phá tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh. Tuy nhiên trẻ chủ yếu sống với 
ông bà bố mẹ đi làm ăn xa nên trẻ trẻ tự khám phá là rất khó. Xuất phát từ những 
lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đưa thí nghiệm đơn giản vào hoạt 
động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi”
 * Điểm mới của đề tài:
 Đưa thí nghiệm vào hoạt động ngoài trời không phải là những thứ cao siêu 
và vĩ mô, mà chính là những sự vật và hiện tượng xung quanh cuộc sống của trẻ. 
Cho trẻ mầm non tiếp xúc với các thí nghiệm đơn giản sớm sẽ tạo điều kiện rất tốt 
để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình và 
thiên nhiên. Thí nghiệm khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Ở lứa tuổi các 
bé mầm non, các bé chắc chắn sẽ không chịu đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”. 
Chúng ta hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ 
làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích. Hoạt 
động thí nghiệm là một trong những nội dung mà thu hút được sự chú ý, hứng thú 
của trẻ nhất, bởi vì được trực tiếp làm và quan sát các thí nghiệm trẻ khám phá ra 
nhiều điều mới lạ. Vì vậy tôi đã xây dựng một số biện pháp: Xây dựng kế hoạch tổ 
chức hoạt động ngoài trời; Cách tổ chức các thí nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trải 
nghiệm qua hoạt động ngoài trời; Làm đồ đùng đồ chơi cho trẻ trải nghiệm; Lồng 
ghép một số nội dung khác tránh sự nhàm chán; Vai trò của giáo viên trong định 
 4
 Qua những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã xây dựng một số biện pháp để 
hướng dẫn trẻ thí nghiệm đơn giản vào trong hoạt động ngoài trời.
 2.2. Các biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời .
 Đa dạng các trò chơi ngoài trời: Thực trạng trường tôi là một trường có diện 
tích sân tương đối rộng có mái che, nên rất thuận tiện cho việc tổ chức các cháu vui 
chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhóm. Riêng với lớp tôi ngoài 
việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt 
động ngoài trời phong phú, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ 
điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp.
 Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ: Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn 
vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng. Trẻ rất say mê, hứng thú khám phá 
tìm hiểu việc diễn ra của sự vật. Tôi xây dựng kế họach cho trẻ về các hoạt động 
thực hành thí nghiệm ngay từ đầu năm cụ thể, rõ ràng. 
* Biện pháp 2: Cách tổ chức các thí nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trải nghiệm 
qua hoạt động ngoài trời.
 Thời gian tổ chức hoạt động từ 8h40 đến 9h20 giờ và phải được tổ chức 
thường xuyên hằng ngày.
 Khi tổ chức cho cháu quan sát cần lưu ý:
"Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục 
trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực. Tạo điều kiện cho 
trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận, cô đặt những câu hỏi mở. 
Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ.
 Khi tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ nếu ta chỉ chọn phần hoạt 
động có chủ đích là ôn kiến thức, hay làm quen kiến thức trong chương trình thì trẻ 
sẽ không mấy hứng thú (như hát, đọc thơ, đếm số ), vì trước đó trẻ đã học rồi, 
khiến cho trẻ ít tập trung hơn, cảm giác mệt mỏi, nhưng thay vào đó cho trẻ hoạt 
động với thiên nhiên như quan sát, thử nghiệm khám phá khoa học sẽ kích thích trẻ 
hơn trẻ sẽ hứng thú và thoải mái hơn, năng động hơn.
 Vì đây là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã 
hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thử 
nghiệm phải đảm bảo các nguyên tắc (Đảm bảo tính phù hợp, hấp dẫn, phổ biến, 
đa dạng, an toàn, luôn thay đổi) ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển 
tư duy của trẻ. Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không 
những thế cũng đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh 
(Phụ huynh ủng hộ những vật liệu để cô và trẻ thí nghiệm như trứng cút, trứng gà, 
vịt, bột nghệ )
 6
+ Cô giới thiệu 1 chậu nước đặt 1 đồ chơi vào nước cho trẻ nhận xét.
+ Con thấy con chút chít như thế nào? (nổi trên mặt nước). Vì sao nó nổi? (nhẹ)
+ Sau đó cô úp ly thủy tinh vào đồ chơi đang nổi trong nước và đẩy cho cốc thủy 
tinh chạm vào đáy chậu.
+ Cho trẻ đoán, lý luận, quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra.
+Các con nhìn xem bây giờ đồ chơi như thế nào? (chìm xuống đáy nước)
+ Vì sao nó chìm?
+ Cho cháu về 4 nhóm thực hiện 
 *Cô kết luận: Không khí trong cốc không thể cho nước tràn vào cốc. Khi đẩy cốc 
xuống và vì thế đồ chơi nổi trên nước cũng đi xuống theo và chạm vào đáy chậu.
* Thí nghiệm: Làm nổi một vật đang chìm 
- Chuẩn bị: Chậu nước và một số đồ vật như thìa inox, thìa nhôm, chìa khóa, túi 
nilông, dây thun. Đồ dùng đủ để cháu chơi 
- Tiến hành:
 Cho lớp ngồi thành vòng tròn. Hôm nay chúng ta cùng khám phá một điều kì lạ 
của tự nhiên nhé, chúng ta cùng chú ý quan sát xem diều gì xảy ra.
+ Cô lần lượt thả từng đồ vật vào nước như thìa Inox, thìa nhôm, chìa khóa.
+ Các con thấy các đồ vật này khi thả vào nước thì như thế nào? (Chìm nhanh 
xuống nước).
+ Cô lấy các đồ vật đang chìm đó lên cho vào từng túi ni lông, vuốt cho túi xẹp 
xuống và buộc miệng túi lại. 
+ Sau đó thả vào nước cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Các vật này sau khi cho vào túi ni lông thả vào nước thì như thế nào? (nổi trên 
mặt nước). Vì sao nó lại nổi? (cho trẻ lí giải theo cách của trẻ).
+ Cho trẻ về 4 hóm thực hiện 
*Cô kết luận: Các vật nặng như sắt, inox, nhôm, khi thả vào nước thì chìm nhưng 
khi cho chúng vào túi ni lông thả vào nước thì nó nổi vì túi ni lông nhẹ, không khí 
trong túi không có nên nó nổi trên mặt nước. 
+ Cô nhắc trẻ về nhà thí nghiệm với các đồ vật khác ngày mai đến lớp kể cho cô và 
các bạn cùng nghe.
* Thí nghiệm: các lớp chất lỏng 
- Chuẩn bị:
+ Nước ca, dầu, xi rô Đồ chơi cho các nhóm 
- Tiến hành:
+ Nhìn xem cô có những gì? (Nước, dầu ăn, xirô)
+ Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về các chất lỏng.
+ Cô có gì, nước thì tương ứng với thẻ màu trắng 
 8
*Cô kết luận: muối là chất tan trong nước, rất tốt. Nhờ muối tan trong nước nên 
người ta dùng muối làm gì? (nêm thức ăn)
+ Đây là cái gì?
+ Cô bỏ 1 muỗng cát vào ly nước, cô khuấy, con quan sát thấy hiện tượng gì? 
(nước đục) Vì sao nước đục? (có nhiều chất bẩn)
+ Các con xem cát có tan trong nước không? (cô dùng muỗng múc cát dưới đáy ly 
lên cho trẻ xem)
+ Cho cháu về 4 nhóm thực hiện 
*Cô kết luận: Cát không tan trong nước, nhưng ly nước đục vì trong cát có nhiều 
chất bẩn. Cô giáo dục cháu không bỏ cát vào trong nước sạch.
*So sánh: ly nước cát với ly nước muối 
+ Cô gọi trẻ lên chỉ đâu là ly muối, đâu là ly cát.
* Thí nghiệm: Vật chìm vật nổi 
- Chuẩn bị: 
+ 1 chậu nước, sỏi, đá, lá cây, thìa, quả bóng 
+ Đồ chơi cho các nhóm 
- Tiến hành 
+ Nhìn xem cô có gì 
+ Mời cháu lên phân ra 2 loại: 1 bên vật nặng và 1 bên vật nhẹ 
+ Gọi vài cháu lên kiểm tra 
Các con ạ, các đồ vật này cô không biết được rằng khi thả chúng vào trong nước sẽ 
nổi hay chìm nhỉ, các con cùng cô đoán thử xem nhé!
+ Ngoài ra để phân bịêt chính xác nhất các con xem cô thả vào nước nhé. 
+ Cô gọi cháu lần lượt thả các vật vào chậu nước và quan sát xem vật nào nổi vật 
nào chìm.
+ Như vậy đố các con vì sao viên đá, viên sỏi chìm xuống nước, còn phao, bông 
hấp, xốp nổi lên trên?
+ Cho cháu về 4 nhóm thực hiện 
*Cô kết luận: Viên sỏi, đá, nặng nên chìm xuống nước, còn phao, xốp, nhẹ nên nổi 
lên trên mặt nước.
* Thí nghiệm: Lực hút của nam châm
 - Chuẩn bị :
+ Khay nước, cát, nam châm
+ Các góc chơi
- Tiến hành: 
+ Cô hỏi trẻ cô nhặt được vật gì đây? con biết gì về nam châm? (hút được sắt)
+ Cô dùng nam châm hút các vật bằng sắt cho trẻ xem.
 10
+ Vì sao con biết nước sạch? (nước trong)
+ Nước sạch dùng để làm gì?
*Cô kết luận: nước sạch rất có ích cho con người,dùng để nấu ăn, uống,dùng trong 
sinh hoạt hằng ngày
+ Nhìn xem điều gì xảy ra. Cô bỏ ít cát vào trong ly.
+ Nhìn xem ly nước lúc này thế nào?
+ Cô mời trẻ dùng vợt để vớt vật trong ly nước(lá cây, giấy)
+ Con nhìn xem bên dưới ly nước có gì? (có cát)
+ Cô hỏi trẻ nước bẩn có dùng được không? Dùng nước bẩn sẽ bị gì? (đau 
bụng,đau răng)
+ Cho cháu về 4 nhóm thực hiện 
* Nước bẩn không dùng được, cô giáo dục trẻ không vứt rác xuống giếng, vào 
chậu nước, như vậy sẽ làm nước bẩn.
* Thí nghiệm: Chai có đựng gì không 
- Chuẩn bị: một chai thủy tinh, một chậu nước đầy 
- Tiến hành 
+ Các con à, xung quanh ta có bao diều kì lạ mà ta chưa biết hết. Hôm nay các con 
cùng cô khám phá điều kì lạ này qua chai thủy tinh và chậu nước nhé! 
+ Nhìn xem cô có gì đây (Chai thủy tinh) 
+ Chai thủy tinh này có đựng gì không? (không)
+ Bây giờ cô đặt chai nằm ở đáy chậu. Sau đó cho trẻ quan sát, nhận xét có hiện 
tượng gì xảy ra không? (Những bong bóng đi lên từ miệng chai)
+ Cô tiếp tục gợi ý để trẻ suy đoán và lí giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của 
trẻ.
+ Đố các con những bong bóng đó là gì? (không khí) 
+ Vì sao lại có hiện tượng này? 
+ Cái chai thực sự là không đựng gì? 
+ Cho cháu về 4 nhóm thực hiện.
*Cô kết luận: Có hiện tượng này là vì trong chai chứa đầy không khí. Khi nước 
tràn vào chai sẽ chiếm lấy chổ và đẩy không khí ra thành những bọt khí (bong 
bóng không khí) đi lên.
* Thí nghiệm: Tạo cầu vồng 
- Chuẩn bị chai nước, tờ giấy trắng.
- Tiến hành 
+ Lớp hát: Cầu vồng bảy sắc.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các con đã thấy cầu vồng chưa?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dua_thi_nghiem_don_gi.doc