Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1
"Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1" nhằm giúp cho trẻ 5 tuổi được học một cách bài bản, đúng chương trình, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để giúp các em tự tin, vui vẻ, có hứng thú, ham thích đi học. Nâng cao nhận thức cho bản thân, đồng nghiệp, phụ huynh và toàn xã hội biết được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1
“Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” lớn trong xã hội phát triển. Vì thế mà giáo dục có nhiệm vụ cốt lõi trong việc bảo đảm chất lượng và đòi hỏi việc giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nhà giáo dục của nước ta đã đặt ra mục tiêu rằng: phải đào tạo nhân lực và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đó là con người phát triển toàn diện, có năng lực và trí tuệ. Cấp học đầu tiên trong hệ thống quốc dân là cấp học mầm non phải chuẩn bị đầy đủ cho trẻ trước khi bước vào trường tiểu học. Từ lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L.N. Tôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của thời kỳ đó, rằng “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi”. Vào lớp 1 là một bước đi quan trọng trong đời sống của đứa trẻ. Từ chơi tự do, thoải mái ở tuổi mầm non, nay bước vào lớp 1, trẻ như bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Nó được xem như là một cột mốc quan trọng cuộc đời của trẻ mà cụ thể hơn là một cột mốc ý nghĩa trong những năm tháng trẻ ở trường tiểu học. Trẻ sẽ bước sang một chế độ học tập hoàn toàn bắt buộc, chặt chẽ và nghiêm khắc. Đây chính là một bước ngoặc đầy thử thách với trẻ. Nhận thức được vấn đề trên, các trường mầm non cần phải chuẩn bị cho các cháu tâm thế, trí tuệ, khả năng giao tiếp, kỹ năng học tập... tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu khi bước chân vào lớp 1. Sự thành công hay không từ những bước đầu tiên ở lớp một thực sự có ảnh hưởng lớn đến việc học tập sau này của trẻ. Nếu không chuẩn bị cho trẻ thích ứng với những thay đổi mới ở lớp 1 thì việc học tập của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, sẽ trở nên nặng nề hơn và không đạt được kết quả như mong muốn. Từ những lí do trên, tôi thiết nghĩ cần phải tìm hiểu thực trạng về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường để tìm hiểu sâu hơn về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Chính vì lý do ấy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1". Trong những năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu từ đó tôi rút ra một số biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế lớp mình nhằm giúp trẻ có một tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín mùi” một cách hoàn thiện nhất 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích tôi nghiên cứu: "Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1" nhằm giúp cho trẻ 5 tuổi được học một cách bài bản, đúng chương trình, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để giúp các em tự tin, vui vẻ, có hứng thú, ham thích đi học. Nâng cao nhận thức cho bản thân, đồng 2/21 “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi cả về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được vào bước ngoặc này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cần phải quan tâm. Một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Để vào lớp 1, trẻ cần phải được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Bởi vì đối với trẻ mầm non đang từ cuộc sống thoải mái về thời gian cũng như tinh thần, chuyển sang giai đoạn mới- nơi học tập được xem là hoạt động chủ đạo là một việc không hề đơn giản với trẻ. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ, gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Vì vậy nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là trang bị cho con thật nhiều tri thức cho việc đọc, viết, làm toán để khi nhập học hạn chế việc con mình không theo kịp các bạn. Mà họ đâu biết rằng trang bị cho con như thế tưởng chừng là có lợi nhưng thực ra là ngược lại. Vì vậy giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị toàn diện cho trẻ về các mặt: phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn: Bộ giáo dục đã ban hành chương trình giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đó chính là sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Dù trường mầm non và tiểu học có nhiều khác biệt nhưng trẻ đến trường mầm non đã quen với giờ giấc, thực hiện các hoạt động theo quy định, hướng dẫn của giáo viên. Qua quá trình thực hiện, với vai trò là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy mình phải tìm biện pháp cụ thể để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nhằm thực hiện mục đích đầu tiên là chương trình giáo dục mầm non và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, tôi nhận thấy một số giáo viên chưa thật sự đầu tư vào bài dạy, chưa bám sát chương trình giáo dục mầm non. Các hoạt động trong ngày chưa được tổ chức đều đặn, làm ảnh 4/21 “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” Nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch, họ cho rằng chuẩn bị cho con vào lớp 1 là chuẩn bị cho con biết đọc, biết viết, biết làm toán,Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã cho con đi học thêm chương trình lớp 1. Họ chưa thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp trẻ vào lớp một một cách vững vàng, tự tin, chưa phối hợp cùng với cô giáo trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Qua điều tra thực tế của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: Bảng 1: Số liệu khảo sát lần 1 Đạt Chưa đạt TT Số trẻ Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Trẻ % Trẻ % 1 Trẻ hứng thú đi học 23 76,7 7 23,3 2 Khả năng về ngôn ngữ 14 46,7 16 53,3 3 Khả năng về nhận thức 12 40 18 60 4 Khả năng về thể lực 14 46,7 16 53,3 5 Khả năng về thẩm mỹ 10 33,3 20 66,7 N = 30 Có một số kỹ năng cần thiết 6 15 50 15 50 trong sinh hoạt, học tập Khả năng định hướng trong 7 11 36,7 19 63,3 không gian, thời gian Hiểu biết về thế giới xung 8 15 50 15 50 quanh Từ kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng như trên, là một giáo viên mầm non biết được nội dung và yêu cầu học tập của học sinh ngày càng cao và căng thẳng hơn .Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là vô cùng quan trọng, tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một một cách tự tin và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do trên, với nhiều năm liên tục dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, tôi đã rút ra một số biện pháp để áp dụng vào thực tế lớp đang giảng dạy nhằm giúp trẻ có một tâm thế để bước vào lớp một một cách hoàn thiện nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” 6/21 “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” từ trước xuống dưới ra sau đồng thời chân hơi khuỵu gối dùng sức của cơ thể ném túi cát về đích. Hoặc các vận động trong các giờ học khác tôi còn rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay của các giác quan như trẻ tự xỏ quai dày, tự cài nút áo hay thông qua các trò chơi vận động như: mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, kéo co .... Hình ảnh trẻ đang tập thể dục buổi sáng và chơi trò chơi vận động Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần cho trẻ làm quen đến những ảnh hưởng của cá nhân với tập thể, tính tập thể rất cần thiết khi trẻ lên lớp 1. Ví dụ: Ở lớp tôi dạy trẻ thói quen khả năng tự phục vụ bản thân như: trẻ tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, tự rửa mặt, tự mặc quần áo, tự gấp chăn khi ngủ dậy, tự kê bàn ghế ... các thói quen này rất có ích cho trẻ, từ đó hình thành ở trẻ tính độc lập, không phụ thuộc ỷ lại người khác. Tôi thấy rằng: Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực. Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, vận động tốt, ít ốm đau sẽ hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ có một tinh thần tốt, rất tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Có như vậy thì mới trang bị cho các cháu có một thể lực tốt để bước vào lớp 1. 4.2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ. Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập.Vì vậy trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng định hướng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp. Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình, được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập (qua các hoạt động: văn học, 8/21 “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1” * Định hướng trong không gian: Cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã định hướng được trên- dưới, trước- sau, trái - phải nhưng lớp tôi vẫn còn nhiều trẻ nhầm lẫn, chưa phân biệt bên trái, phải. Vì vậy trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, học tập tôi thường xuyên rèn luyện cho trẻ tập sử dụng tay trái, tay phải để giải quyết nhiệm vụ chơi, học tập. Vì nếu trẻ không phân biệt được vị trí trong không gian thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp thu kiến thức ở các hoạt động học khác. Ví dụ: Chữ cái p, q, d, b chỉ khác nhau về vị trí các nét, các chữ cái trong không gian. Nếu trẻ nào xác định vị trí trong không gian tốt sẽ đọc, viết dễ dàng mà không bị nhầm lẫn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tổ chức trò chơi, tiết học tôi luôn đặt ra nhiệm vụ mà trẻ phải dựa vào một vật chuẩn nào đó để giải quyết nhiệm vụ, đồng thời tăng dần độ khó, phức tạp để phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Ví dụ: Cho trẻ so sánh chiều cao của 2 hay 3 đối tượng trẻ đã diễn tả được mối quan hệ cao hơn, thấp hơn, dài nhất, ngắn nhất hay phía trên bên phải cái tủ có gì? Phía dưới bên trái cái bảng có gì, * Định hướng về thời gian: + Dạy trẻ biết các thời điểm trong ngày: sáng - trưa - chiều- tối -đêm. Ví dụ: buổi sáng mặt trời mọc, mọi người chuẩn bị đi làm. + Dạy trẻ biết các ngày trong tuần: trẻ biết được một tuần có 7 ngày, bắt đầu là thứ 2 và cuối cùng là chủ nhật. Ví dụ: Tuần này trẻ hoạt động học làm quen với toán đề tài: “Một tuần của bé”, sau giờ học tôi cùng trẻ thực hiện góc này: cùng trẻ gắn thứ tự các ngày trong tuần: Thứ hai- thứ bachủ nhật. + Dạy trẻ biết đặc điểm nổi bật của các màu trong năm dựa vào đặc điểm thời tiết. Ở miền Bắc có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Ở miền Nam có mùa khô và mùa mưa. + Cung cấp cho trẻ một số ngày đặc biệt trong năm: Tết nguyên đán, Tết trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi, ngày khai giảng, ngày sinh nhật Bác, + Biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai” “năm ngoái”, “năm nay” “sang năm"... + Dạy trẻ một số hiểu biết về môi trường gần gũi xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình,.... Ví dụ: Qua chủ đề sự kiện "gia đình của bé" trẻ nhận biết mình là con thứ mấy trong gia đình và biết được gia mình có bao nhiêu người. Trẻ hiểu được gia đình có mấy người trở lên là gia đình đông con.... 10/21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho.doc