Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1
Việc chuẩn bị tâm thế, kiến thức, kỹ năng giúp trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 càng trở nên quan trọng và khó khăn hơn trong thời điểm trẻ 5-6 tuổi đang tạm thời nghỉ học, ở nhà phòng tránh dịch Covid- 19. Sáng kiến này nhằm mục đích tìm cách cho trẻ làm quen, thích ứng với điều kiện thực tế một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 là một quá trình tác động nhằm hình thành ở trẻ sự sẵn sàng đi học, giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1. Vì vậy để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là cần phải chuẩn bị tốt về mặt thể chất trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Đây là việc rất quan nhỏ trọng đối với chúng ta và rất cần thiết bởi vì lớp 1 được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của các bé. Bởi lẽ, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ. Khi đó, các bé lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học. Với mỗi giai đoạn chuyển giao thì khiến các trở nên tự ti, nhút nhát, không theo kịp các bạn cùng lớp, từ đó sợ trường lớp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu bước vào các hoạt động học tập chính thức của đời mình. Đây là thử thách rất lớn cho trẻ và cả bố mẹ, cho nên cha mẹ phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để bé có được hành trang tốt nhất cho mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1

UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1" Lĩnh vực: Giáo dục Cấp học: Mầm non Họ và tên tác giả: Đào Thị Hải Anh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: 0378618716 Email:daohaianhkute@gmail.com Hoàn Kiếm, tháng 4/2022 UBND QUẬN HOÀN KIẾM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoàn Kiếm, ngày 12 tháng 4 năm 2022 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo Chuyên môn: Hành trang vào lớp 1 cấp học: Mầm non 3. Phạm vi, đơn vị áp dụng sáng kiến: Lớp Mẫu giáo lớn A3,, trường Mầm non Hoa Sen 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2021 đến ngày 05 tháng 4 .năm 2022 5. Tác giả: Họ và tên: Đào Thị Hải Anh Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 27/06/1972 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen Điện thoại liên hệ: 0378618716 Email: daohaianhkute@gmail.com II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nội dung đề tài đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của đề tài: * Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ rèn tâm thế, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh trẻ đang nghỉ học ở nhà trong thời gian dài để phòng chống dịch. * Việc chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho bé đầy đủ còn nhằm mục đích góp phần đem lại kết quả học tập tốt nhất cho con. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 1 II. Giải quyết vấn đề 2 1. Mục đích của sáng kiến, giải pháp 2 2. Các biện pháp, giải pháp mới đã tiến hành 4 2.1. Biện pháp 1:Thường xuyên giao tiếp với trẻ 4 2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị về mặt thể chất 6 2.3. Biện pháp 3: Phát triển về mặt trí tuệ và ngôn ngữ 7 2.4.Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ chuẩn bị kĩ năng cho trẻ 9 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 12 4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến 12 5. Hiệu quả của sáng kiến 12 III: Kết luận, kiến nghị 13 PHỤ LỤC 15 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Tuổi mầm non là những bậc thang, làm nền móng cho những bước đi kế tiếp cho cuộc đời của trẻ, vì thế việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt. Vì thế trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Có thể nói đi học lớp Một là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập. Ở trường tiểu học, học là hoạt động chính và bắt buộc, học phải tạo ra sản phẩm (hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết Chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi giúp các con có khả năng tư duy, sáng tạo, tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm. Bên cạnh đó mẹ, cho nên cha mẹ phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để bé có được hành trang tốt nhất cho mình. Sau đây là những nội dung cần chuẩn bị cho trẻ +Tâm lý: Trường mới, bạn mới, cô giáo mới với những hoạt động, yêu cầu khác xa thời còn mẫu giáo sẽ gây ra không ít khó khăn cho trẻ. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đỡ bỡ ngỡ, cha mẹ nên kể về ngày đầu tiên đi học của mình với con để bé hình dung những gì sẽ đối mặt. Phụ huynh không nên đánh lừa hay giấu giếm trẻ mà nên trung thực, khách quan rồi giúp trẻ tìm ra giải pháp. Lúc này, vai trò của phụ huynh như một người bạn với bé để bé tin tưởng tâm sự những rắc rối của những ngày đầu tựu trường. Trường mới, bạn mới, cô giáo mới với những hoạt động, yêu cầu khác xa thời còn mẫu giáo sẽ gây ra không ít khó khăn cho trẻ. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đỡ bỡ ngỡ, cha mẹ nên kể về ngày đầu tiên đi học của mình với con để bé hình dung những gì sẽ đối mặt. Phụ huynh không nên đánh lừa hay giấu giếm trẻ mà nên trung thực, khách quan rồi giúp trẻ tìm ra giải pháp. Lúc này, vai trò của phụ huynh như một người bạn với bé để bé tin tưởng tâm sự những rắc rối của những ngày đầu tựu trường. Đối với các bậc cha mẹ: Trước khi tìm hiểu những điều cần làm để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, cha mẹ cần nắm được tại sao việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ lại trở nên đặc biệt quan trọng như vậy. Lớp 1 được xem là nền tảng giáo dục đầu tiên cho chặng đường cắp sách đến trường của các bé. Vì vậy, cha mẹ nào cũng muốn con mình có một khởi đầu thật suôn sẻ. Trong khi đó, các bé lại phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên tiểu học khiến trẻ hoang mang, bối rối thậm chí sợ đi học. Cụ thể, những khác biệt khi thay đổi môi trường học tập giữa mẫu giáo và tiểu học có thể kể đến: Thời gian học thay đổi Các bé bắt buộc phải học tập nghiêm túc, yêu cầu khả năng tập trung của các bé tăng lên (30-45 phút) Áp lực khi học tập và việc phải tuân thủ quy định, kỷ luật trường lớp Các bé cũng không được chăm sóc, quan tâm như khi còn đi học mẫu giáo Trong giai đoạn từ 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu có những hình thành về cái tôi cá nhân, nên có xu hướng gặp khó khăn khi hòa đồng với bạn bè, dễ cáu gắt vô cớ giao tiếp chan hòa với bạn bè ở gần nhà và biết lên tiếng ủng hộ hành vi đúng, phản đối hành vi sai... Các con cũng cần biết nói câu đầy đủ và hiểu câu mệnh lệnh. • Bố mẹ khơi dậy cho con sự yêu thích với học bằng cách cho con tự chọn góc học tập, đồ dùng học tập, bàn ghế, tủ sách mà con yêu thích. • Ngoài ra bố mẹ nói về hoạt động của trường mà con theo học. • Luôn động viên khích lệ các bé ngay cả khi chưa làm việc gì đó để các bé có thêm động lực vượt qua. Cha mẹ không lên phản ứng thái quá trước những kết quả học tập dù tốt hay không tốt của con. Bởi việc đặt áp lực học tập, áp lực điểm số cho con trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả không hay xảy ra. Cha mẹ nên động viên, khơi dậy sự tự tin ở con bằng cách cho con học và chơi một môn nào đó ngoài học như đàn, rubik, gấp giấy, vẽ hay đá bóng. Những hoạt động này có thể mở ra sự sáng tạo tư duy, tâm lý tự tin cho con. Từ đó, con thấy đến trường không chỉ để học mà còn có rất nhiều bạn với những quan tâm, đam mê khác nhau. Hoặc con thấy mình tự tin vì đá bóng giỏi, vẽ đẹp và có cái để "khoe", tự hào với các bạn. Cha mẹ hãy trở thành người bạn thực sự của con khi sẵn sàng lắng nghe, quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của bé sau mỗi ngày học. Nhằm giúp trẻ hòa nhập được với môi trường mới một cách thuận lợi, cha mẹ hãy tập cho trẻ cách giao tiếp tự tin với mọi người. Vì khi ở mầm non, trẻ có thể nhờ cô giáo giúp đỡ, nhưng khi vào tiểu học thì điều đó không được đáp ứng kịp thời, bởi vì thầy cô ở tiểu học sẽ không chăm sóc trẻ như ở mẫu giáo. Do đó, khi trẻ có nhu cầu gì thì phải biết cách giao tiếp với thầy cô và biết cách đề nghị giúp đỡ Ngoài ra, cha mẹ cần nói với trẻ những điều cần thiết như đi học đúng giờ, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ. Mặc dù từ đầu năm học đến nay, cô và trò chưa được đến trường, song tôi đã tạo mối quan hệ thân thiết với trẻ thông qua tương tác trực tuyến, trò chuyện: tôi giới thiệu tên, từng trẻ giới thiệu tên mình Để thục hiện biện pháp này, tôi đã tận dụng triệt để thời gian giao lưu trong buổi khai giảng trực tuyến và các hoạt động kết nối trong dịp Tết Trung thu, tìm hiểu, trò chuyện về Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ...Mục đích của tôi là cho trẻ hiểu sau một năm học, con đã thêm một tuổi, được làm anh chị vì trẻ rất thích làm người lớn và khi đó trẻ có ý thức được vai trò của mình và hiểu được “mình phải lên lớp mới”. - Hướng dẫn trẻ biết làm một số đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thiên nhiên (quấn kèn từ lá cây, làm con chuồn chuồn, gấp tàu, máy bay, bè.). Như vậy, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ, cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho mình. Vì thông thường cha mẹ sẽ rất lo lắng khi trẻ vào lớp 1, như lo trẻ có học được không, có ăn uống tốt không, có bị bạn bè bắt nạt không?... Điều quan trọng nữa là cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ về mặt sức khỏe. Nhiều phụ huynh muốn cho trẻ tập viết sớm nhưng chưa để ý xem cái cổ tay của trẻ đã đủ khỏe để viết hay chưa vì sắp tới trẻ sẽ phải viết bài mỗi ngày ở trường. Khi đó, phụ huynh cần chỉ cho trẻ những động tác cầm bút để trẻ làm quen. Vì khi trẻ bắt đầu cầm viết phải vận động kết hợp các ngón tay, bàn tay, cổ tay và trí não... Tôi đã thiết kế video "Không ăn kẹo vào buổi tối" để giáo dục trẻ tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, tôi gửi các đường link "Bài tập khởi động dành cho trẻ 5-6 tuổi" cho cha mẹ trẻ, giúp các con luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển cơ tay, rèn sự khéo léo để sau này tẻ cầm bút viết, tôi đã làm những video hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình như: Cắt, dán quả khế, sáng tạo làm đèn lồng trung thu ... Không những thế, tôi còn phối hợp với Chương trình kỹ năng sống Novastars giúp trẻ phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. (Ảnh 6, 7, 8) 2.3. Biện pháp 3: Phát triển về mặt trí tuệ và ngôn ngữ. Điều quan trọng nữa là phải chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng tiền tập đọc và tiền tập viết. Cụ thể như hướng dẫn trẻ dùng đất nặn và lăn dài để uốn cong thành chữ o, chữ a, và đọc cho trẻ nghe. Tương tự, phụ huynh hãy giúp trẻ làm quen với toán học như cùng chơi những trò chơi chiếc túi kỳ diệu, bằng cách cho những hình chữ nhật, tam giác, hình vuông vào một cái túi để trẻ đoán hình. Sau đó dạy trẻ thao tác đếm xem có mấy hình nhằm giúp trẻ làm quen với biểu tượng số. Phụ huynh làm những điều này sẽ rất tốt cho trẻ, thay vì chúng ta bắt trẻ phải ngồi, phải viết cho đúng hoặc tô, vẽ như là một học sinh lớp 1 thật sự, điều đó không phải là sự chuẩn bị đúng nghĩa về tâm lý cho trẻ vào lớp 1. Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_hanh_trang_c.docx